Nhàu thuộc họ cà phê, mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp như bờ sông, suối, mương rạch. Từ lâu, nhân dân ta và nhiều quốc gia khác trên thế giới như Campuchia, Philippines, Ấn Độ… đã biết dùng cây nhàu, đặc biệt là rễ nhàu để làm thuốc.
Thông tin y học
Lương y Nguyễn An Cư – một thầy thuốc nổi tiếng của Nam bộ trước Cách mạng Tháng Tám đã xếp nhàu vào nhóm 300 vị thuốc nam được khuyến khích dùng xen kẽ với thuốc bắc để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm cho người bệnh.
Cố giáo sư Đỗ Tất Lợi – một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam đã xếp nhàu vào danh mục những vị thuốc về huyết áp. Hiện nay, nhiều xí nghiệp dược trong nước cũng đã nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm từ nhàu.
Đặc biệt, trên cây nhàu thì rễ nhàu là bộ phận được dùng làm thuốc nhiều hơn cả (dù nhiều bộ phận của nhàu như lá, quả, vỏ cây đều được dùng làm thuốc). Rất nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã đánh giá cao dược tính của bộ phận này. Rễ nhàu có thể thu hái quanh năm nhưng nhiều người cho rằng rễ nhàu lấy vào mùa đông là tốt nhất, dược tính cao nhất.
Có nhiều cách lấy rễ nhàu nhưng thường người ta sẽ không đào cả cây lấy rễ. Thay vào đó, người ta thường chọn thu tại mỗi cây 1 – 2 nhánh rễ lớn sau đó tăng cường chăm bón để cây vẫn phát triển khỏe mạnh.
Cách dùng rễ nhàu làm thuốc
Rễ nhàu thu được sẽ được cắt thành các đoạn phù hợp. Loại bỏ các rễ quá nhỏ, rửa sạch đất cát. Sau đó, thái mỏng, phơi khô để bảo quản và dùng dần. Hiện một số cơ sở lớn cũng sản xuất rễ nhàu khô tập trung với máy móc để thái mỏng rễ và sấy khô. Rễ nhàu khô có màu vàng như màu nghệ, thơm dịu.
Dược liệu này khi nếm sẽ thấy có vị chát, tính bình. Quy vào kinh thận, đại tràng với khả năng năng trừ phong thấp, bình can, giáng nghịch, nhuận tràng. Thường được dùng để giảm nhanh các chứng đau nhức xương khớp, cao huyết áp. Đặc biệt, rễ nhàu cũng rất giàu dưỡng chất nên y học cổ truyền thường dùng để bồi bổ cho phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu, mệt mỏi. Tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Những nghiên cứu và công dụng của rễ cây nhàu
Như đã trình bày ở trên, không chỉ tại Việt Nam mà rễ nhàu còn được thế giới tin dùng. Vị thuốc nam này là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ.
Trong đó, nhóm nghiên cứu gồm giáo sư Caujolle – Giám đốc Trung Tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, giáo sư Ikeda thuộc Trung Tâm Nghiên cứu vệ sinh quốc gia của Nhật Bản, giáo sư Youngken thuộc Trường Đại học Dược khoa Massachusette đã phân tích dược tính của rễ nhàu và khẳng định chúng chứa nhiều hợp chất thiên nhiên như: lignin, pholysaccharide, flavonoid, betasitosterol, irridoid, chất béo, scoppletin, catechin, damnacanthal, alkaloid và nhiều khoáng tố vi lượng như trong dịch quả.
Sau nghiên cứu phân tích dược tính, nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm và nhận thấy tinh chất rễ nhàu có tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng nhẹ, hạ huyết áp kéo dài, làm êm dịu thần kinh, rất ít độc và hoàn toàn không gây nghiện.
Sách “Gia y trị nghiệm” của Lương y Việt Cúc cũng có ghi lại “rễ nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp”. Trên thực tế, theo kinh nghiệm sử dụng của nhiều người thì rễ nhàu có 2 tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết. Rễ nhàu cũng có khả năng điều hòa huyết áp. Đặc biệt là hạ huyết áp ở những người huyết áp cao. Giúp huyết áp ổn định.
Vào những năm 1980 – 1985, giáo sư Bùi Chí Hiếu và cộng sự tại Viện Y học dân tộc TP Hồ Chí Minh đã thử nghiệm lâm sàng bài thuốc hạ áp có thành phần rễ nhàu (16g) qua đó chứng minh vị thuốc này có tác dụng hạ áp tốt ở liều điều trị đồng thời ổn định huyết áp hiệu quả ở liều duy trì. Riêng với những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ thì rễ nhàu sẽ giúp người bệnh cảm thấy tinh thần thoải mái, dễ ngủ hơn.
Trong rễ nhàu có lượng lớn các chất dẫn anthraquinon như damnacathal, nordamnacathal…. Các chất này thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để giảm nhanh tình trạng cao huyết áp. Đồng thời, các hoạt chất trong rễ cũng có khả năng ngăn ngừa xơ cứng động mạch, chống oxy hóa tế bào, làm giãn mạch ngoại biên, giúp tăng cường lưu lượng máu để góp phần hạ huyết áp.
Nhìn chung, rễ cây nhàu làm thuốc trong những trường hợp chính sau:
- Ổn định huyết áp đặc biệt là hạ áp ở những bệnh nhân cao huyết áp
- Nhuận tràng, lợi tiểu, tăng cường hoạt động chuyển hóa trong cơ thể
- An thần, làm êm dịu thần kinh, hỗ trợ điều trị nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu, giúp tinh thần thoải mái, dễ ngủ
- Ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ hệ tim mạch
- Giảm nhức mỏi, tê bại do bệnh xương khớp.
Một số bài thuốc từ rễ cây nhàu
Dưới đây là một số bài thuốc hay, đơn giản từ rễ nhàu mà bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng khi cần thiết:
Hỗ trợ điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao
Nếu bị mất ngủ kéo dài, suy nhược thần kinh cộng với cao huyết áp (nóng mặt, váng đầu, cơ thể mệt mỏi) thì người bệnh có thể lấy rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, thổ phục linh 8g, rau má 8g, vỏ bưởi 6g, sinh khương (gừng sống) 3 lát. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi. Đổ thêm 500ml nước. Sắc cho đến khi còn 250ml. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
Hạ huyết áp
Người bị cao huyết áp hoặc tiền cao huyết áp có thể lấy rễ nhàu thái nhỏ, phơi khô. Mỗi lần lấy khoảng 20 – 40g. Cho vào nồi nấu đậm, uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống thì nên kiểm tra lại nếu thấy huyết áp giảm thì bớt dần lượng rễ nhàu. Nhiều người chỉ cần uống liên tục trên 2 tháng là huyết áp đã ổn định.
Hoặc người bệnh cũng có thể lấy rễ nhàu 20g, sinh địa hoặc thục địa 20g, mã đề 20g, ngưu tất 10g, hoa hòe 10g, táo nhân 10g, trạch tả 10g. Cho tất cả vào sắc trong 1 lít nước. Lúc đầu đun lửa to cho sôi rồi hạ nhỏ lửa đun cạn còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Giảm nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu
Người bệnh chỉ cần chuẩn bị rễ nhàu 24g; muồng trâu, rau má, cối xay mỗi vị 12g; củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 8g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi, đổ thêm 500ml nước. Sắc cho đến khi còn 250ml. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
Hỗ trợ điều trị đau lưng nhức mỏi, tê bại
Rễ nhàu chữa nhức mỏi rất hiệu quả. Do đó, chỉ cần chuẩn bị rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (sau sao được khoảng 1/2kg), 2 lít rượu 45 độ. Cho rễ nhàu vào bình thủy tinh sạch, đổ rượu vào, ngâm trong khoảng nửa tháng. Trước bữa ăn rót 1 ly rượu nhàu nhỏ để uống.
Hỗ trợ điều trị đau lưng do thận suy, phong hàn thấp xâm nhiễm
Chuẩn bị bài thuốc gồm rễ nhàu, ngũ trảo mỗi vị 12g; cối xay, dây gùi, rau ngót, ngó bần, đậu sắn, tầm gửi cây dâu, rễ ngà voi mỗi vị 8g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi. Đổ thêm 500ml nước, sắc cho đến khi còn 250ml. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng. Hoặc có thể dùng bài gia giảm gồm rễ nhàu 12g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g, tầm gửi cây dâu 6g. Cho tất cả vào nồi với 1/2 lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên uống ấm để gia tăng hiệu quả.
Giảm nhức mỏi, tê bại do phong thấp
Lấy rễ nhàu 40g, vòi voi 40g, đỗ trọng 30g, thiên niên kiện 20g, vỏ quýt 20g, quế chi 20g, nghệ xanh 20g, nghệ vàng 20g, trái ô môi 10g, chùm gửi cây dâu 20g, đường cát trắng 500g, rượu nếp 2 lít. Đem tất cả các vị thuốc (trừ đường cát) rửa sạch để cho ráo nước. Ngâm trong 2 lít rượu nếp trong khoảng 7 ngày.
Lọc kỹ bỏ phần xác rồi pha rượu đã lọc với 1 lít nước đường. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần uống một ly nhỏ cỡ 30 – 40 ml. Tuy nhiên, những người tạng nhiệt, hay táo bón, huyết áp cao hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.
Hỗ trợ điều trị phong thấp
Trường hợp không uống được rượu nhàu thì có thể lấy rễ nhàu, rễ cỏ xước, dây đau xương, thổ phục linh mỗi vị 20g; cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
Tan huyết ứ, bầm tím, giúp chấn thương mau lành
Chuẩn bị rễ nhàu 24g, củ tầm sét 10g, rễ mía dò 10g. Đem tất cả sắc uống trong ngày, chia thành 2 phần uống trước bữa ăn. Có thể uống 7 – 10 ngày liền đến hết các triệu chứng huyết ứ, bầm tím, đau nhức.
Hỗ trợ điều trị ho ra máu
Rễ nhàu (khô) 40g, bách bộ 20g, thiên môn 20g. Sắc uống.
Lưu ý:
– Vì cây nhàu chủ yếu mọc ở miền nam nên không phải ai cũng có điều kiện lấy rễ nhàu tươi để bào làm rễ nhàu khô. Do đó, thay vì tìm rễ nhàu tươi mọi người có thể chọn mua sản phẩm rễ nhàu Noni Green.
Hoặc các sản phẩm khác của cây nhàu như trái nhàu khô, nước cốt nhàu, …
– Vì rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp nên những bệnh nhân đang dùng thuốc hạ áp hoặc người bị viêm thận nên thận trọng trước khi dùng. Tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chuẩn xác nhất.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– NGỌC TRÚC VÀ CÁC TÁC DỤNG CHỮA BỆNH
– NHỤC ĐẬU KHẤU VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10