Tỏi cô đơn có tác dụng chữa một số bệnh như cảm cúm, kháng khuẩn, đau nhức khớp xương, giảm mỡ máu, bệnh dạ dày, giúp hạ đường huyết ở những bệnh nhân bị tiểu đường, phòng chống bệnh tim mạch, ung thư… Vì vậy, ăn tỏi cô đơn hay tỏi tươi đều là tốt nhưng không nên ăn quá nhiều và lạm dụng nó.
Tỏi cô đơn được coi là “siêu tỏi” có nhiều tác dụng “thần kỳ” đối với sức khỏe, đặc biệt là tỏi cô đơn Lý Sơn, Phù Yên hay Hải Dương.
Bên cạnh đó, tỏi cô đơn còn được chế biến thành nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe, trong đó có Tỏi đen cô đơn được hàng triệu người yêu thích sử dụng.
Tỏi lào là gì?
Tỏi cô đơn còn có tên gọi khác là tỏi một nhánh, tỏi một tép. Sở dĩ như vậy là vì trong khi các cây tỏi bình thường khác đều ra nhiều tép tỏi thì riêng tỏi cô đơn lại chỉ ra duy nhất một tép tỏi được hình thành từ sự khuyết tật trong quá trình sinh trưởng.
Chính vì vậy, tất cả toàn bộ chất dinh dưỡng của cây tỏi chỉ tập trung vào một tép theo một cách tự nhiên mà không cần bất cứ sự tác động nào từ con người.
Loại tỏi này sinh trưởng trong điều kiện đất cằn cỗi. Nhờ đó, chất dinh dưỡng trong tỏi tập trung trong một tép mang đến hương vị thơm ngon và có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Cách sử dụng tỏi lào
- Tỏi lào để ăn tươi: Bạn có thể dùng ăn sống hoặc dầm vào nước chấm như nước mắm, mắm nêm. Không nên dùng nhiều vì nó có hại cho dạ dày, sẽ dễ bị kích thích trực tiếp và chất axilin trong tỏi có thể gây chứng tan máu.
- Tỏi lào có thể sử dụng bằng cách ngâm với dấm cùng cơm nóng, hoặc ngâm với đường, mật ong .
- Rượu tỏi lào: Dùng tỏi cô đơn ngâm với rượu trắng 45 độ C, sử dụng uống hàng ngày, một ngày dùng 1 – 2 ly, mỗi lần dùng khoảng 25ml có tác dụng trị cảm cúm, viêm xoang…Tránh lạm dụng rượu quá nhiều không tốt. Ngoài ra, tỏi cô đơn Điện Biên còn có thể kết hợp chế biến thành các món ăn: Sử dụng tỏi cô đơn để kết hợp chế biến cùng với các nguyên liệu khác như: dạ dày lợn, chim bồ câu, thịt bò… bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
- Sử dụng tỏi cô đơn lên men thành tỏi đen đem đến thêm rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người trung niên và người cao tuổi.
Cách bảo quản
- Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Điều này giúp tỏi giữ được mùi vị đặc trưng. Sự lưu thông không khí là một yếu tố rất quan trọng để vi khuẩn không có cơ hội tấn công và làm hỏng tỏi.
Công dụng của tỏi lào
Chữa mụn nhọt sưng tấy: Tỏi lào 4g, Bông trang, Đơn tướng quân, Bồ công anh, Sài đất mỗi vị 16g sắc uống hàng ngày đến khi khỏi bệnh.
Rượu bổ huyết trị tê thấp: Sâm đại hành, Bồ cốt toái, Đương quy, Bạch chỉ, Cẩu tích, Độc hoạt mỗi vị 50g, ngâm với 2 lít rượu, uống dần.
Chữa viêm họng, viêm phổi, sưng amiđan: dùng Tỏi lào 3 g, vỏ rễ dâu, cỏ nhọ nồi, sài đất, Bách bộ, Mạch môn mỗi vị 12g sắc uống.
Lưu ý: Tỏi lào có tính hành khí, phát tán, tiêu sưng, dễ gây dị ứng, đối với người có máu nóng lở ngứa cấm dùng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MẠCH NHA CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH?
– TA BIẾT GÌ VỀ LONG NÃO
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10