Kẹo mạch nha là món ăn rất bổ nhờ có nhiều sinh tố, hợp tỳ vị, nhất là những người yếu dạ dày. Nó còn là vị thuốc bổ nhuận phế mạnh dạ dày.
Tên khác
Tên thường gọi: Mạch nha còn gọi là Lúa mạch, Mầm lúa, Mầm mạch.
Tên khoa học: Fructus Herdei germinatus. .
Họ khoa học: thuộc họ Lúa – Poaceae.
Cây Mạch nha
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Bộ phận dùng:
Hột lúa mạch mì đã có mầm. Hột khô chắc cứng, mọc mầm đều, còn đủ mầm, không ẩm mốc, không nát là tốt. Xưa nay ta vẫn dùng hột Đại mạch nghĩa là Mạch nha không mầm, phơi khô. Như thế là không đủ. Nên dùng Cốc nha tức là hạt thóc tẻ (Oriza sativa L), thóc chiêm ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô.
Phương pháp chế biến:
Lúa mạch ngâm trong nước 1 ngày sau đó đặt vào rổ. Vảy nước lên lúa mạch hàng ngày cho tới khi lên mầm.
Thành phần hoá học:
Mạch nha và cốc nha có thành phần hóa Học giống nhau, có tinh bột, chất béo, protid, men chuyển hoá đường, matose, saccharose glucose, sinh tố B, lexitin, các men amylase, mantase.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Mạch nha có Amylase và vitamin B nên có tác dụng trợ tiêu hóa. Do Amylase không chịu nóng nên cho vào sắc hoặc sao cháy thì hoạt lực giảm sút. Mạch nha có tác dụng hạ đường huyết. Độc tố của Mạch nha trong thuốc có hàm lượng với tỷ lệ 0,02 – 0,35%, dùng uống khó hấp thu, cho nên không có ý nghĩa lâm sàng, nhưng lúc làm thức ăn cho gia súc liều lượng lớn cần chú ý. Còn một số bị nhiễm độc là do mầm nha bị biến chất, một số nấm độc ký sinh ở mầm sinh ra nên trong lúc thu hoạch hay mua cần lưu ý.
Vị thuốc Mạch nha
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:
Vị ngọt và tính ôn.
Qui kinh:
Tỳ, vị và can.
Theo các sách cổ:
Sách Dược tính bản thảo: ngọt hơi ôn. Sách Thang dịch bản thảo: khí ôn, vị ngọt mặn, không độc. Sách Bản thảo tái tân: vị ngọt tính bình không độc. Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh tỳ vị. Sách bản thảo hội ngôn: nhập túc thái âm, dương minh, thủ dương minh kinh. Sách Bản thảo cầu chân: chuyên nhập vị.
Công dụng:
Chữa khó tiêu và điều hoà vị tăng khí tự do của gan và giải ứ trệ.
Liều dùng:
10-15g.
Thận trọng và chống chỉ định:
Không dùng mạch nha trong thời kỳ cho con bú
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mạch nha
Trị viêm gan cấp – mạn tính:
Dùng rễ non Mạch nha lên mầm ở nhiệt độ thấp sấy khô tán bột chế thành sirô, mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần, uống sau bữa ăn. Ngoài ra cho uống thêm men hoặc Vitamin B viên, 30 ngày là một liệu trình. Uống liên tục sau khi chức năng gan phục hồi, uống tiếp 1 liệu trình nữa. Đã trị 161 ca: 108 ca có kết quả, 53 ca không có kết quả, tỷ lệ có kết quả 67,1% trong đó viêm gan cấp 56 ca có kết quả 48 ca, viêm gan mạn tính 105 ca có kết quả 60 ca. Sau khi uống thuốc các triệu chứng đau gan, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ đều được cải thiện, đặc biệt triệu chứng chán ăn được cải thiện rõ. Trên những bệnh nhân có kết quả, phần lớn gan đều nhỏ lại, kết quả xét nghiệm SGOT, SGPT giảm thấp bình thường và gần bình thường (Bệnh viện Nhân dân khu Đông sơn- Thông tin Tân y dược Quảng châu 1972,1:221).
Trị nhiễm nấm:
Dùng cồn Mạch nha (Mạch nha sống 40g, cho vào cồn 75% – 100ml ngâm 1 tuần. Trị 80 ca, mỗi ngày bôi 2 lần sáng và tối, thường 4 tuần là được, có kết quả 86,2% (Mã thục Trân, Tạp chí Trung tây Y kết hợp 1987,4:210).
Trị chứng sữa quá nhiều:
Uống nước sắc Mạch nha hoặc thành phẩm (100-200g/ngày, dùng thuốc cho 8 người bình thường, 15 người mắc chứng sữa quá nhiều và 18 người có hội chứng sữa nhiều – tắt kinh. Có nhận xét: đối với người bình thường có tác dụng ức chế, 13/15 ca sữa nhiều hết hoặc giảm, 2 ca không kết quả, trong số hội chứng sữa nhiều- tắt kinh có 2 ca sữa nhiều bớt, 2 ca có kinh lại nhưng không rụng trứng (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,3:134). Lưu Quang Hán cho uống nước sắc Mạch nha (sao) 30 – 100g/mỗi ngày chia 2 lần sáng tối, uống trị 23 ca nhiều sữa quá, đều có kết quả tốt (Lưu quang Hán, Tạp chí Tân y dược Thiểm tây 1976, 1:69) Mạch nha sao 60 – 120g sắc nước uống, ngày 1 thang, uống liền 2 – 3 ngày có kết quả tốt cho người sữa nhiều căng tức vú đau hoặc muốn thôi cho con bú. Sao Mạch nha 120g tán bột, mỗi lần uống 15g, ngày 4 lần với nước sôi nóng. Trị sữa quá nhiều làm vú căng tức đau.
Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, chán ăn do tỳ vị hư hàn:
Sao Mạch nha, Sinh Sơn tra đều 10g sắc uống. Bổ tỳ thang: Mạch nha 10g, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật đều 10g, Thảo quả 6g, Cam thảo 3g, Can khương 3g, Hậu phác 6g, Trần bì 5g, sắc uống. Trị chứng rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư hàn.
Khó tiêu biểu hiện như chán ăn và chướng bụng và thượng vị:
Dùng mạch nha phối hợp với sơn tra, thần khúc và kê nội cân.
Tắc sữa hoặc tức vú kèm đau:
Dịch sắc của mạch nha nửa sống và nửa rán dùng 2 lần/ngày, 30-60g/lần.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– KHƯƠNG HOẠT VÀ CÁC BÀI THUỐC HAY
– LÔ HỘI – BẠN CÓ BIẾT?
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10