Nhội là loài cây khá phổ biến tại Việt Nam. Với phần tán to và rộng, loài cây này thường được trồng để lấy bóng mát. Tuy nhiên, nếu đi sâu nghiên cứu, bạn sẽ khá ngạc nhiên với những tác dụng chữa bệnh mà loài cây này đem lại.
Cây nhội là gì ?
Tên khoa học/ tên khác
Cây nhội có tên khoa học là Bischofia trifoliata, thuộc họ thầu dầu. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: thy phong, ô dương, trọng dương mộc. Tùy theo từng địa phương mà tên loài cây lại được thay đổi linh hoạt theo thói quen.
Mô tả cây
Nhội được xếp vào hàng cây thuốc có kích thước lớn với chiều cao có thể đạt ngưỡng 20m. Lá của cây gồm 3 lá chét hình trứng, viền có răng cưa, đầu ngon, chiều dài của cuống ước chừng từ 7 đến 10cm. Nhội thường nở hoa theo cụm vào thời gian cuối xuân đầu hạ. Đây là giống hoa đơn tính, màu lục nhạt. Cả hoa đực lẫn hoa cái của cây đều có 5 lá đài. Quả của cây có màu nâu hoặc hồng nhạt, tính chát, hạt màu nâu, mỗi quả thường chứa 2 đến 3 hạt.
Mọc chủ yếu ở đâu?
Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp loài cây này tại thành phố Hà Nội. Cây được trồng chủ yếu để lấy bóng mát vì ít người biết đến tác dụng về mặt y học. Ở nước ngoài, cây nhội phát triển nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Châu Đại Dương.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của loài cây này hiện nay chưa có tài liệu công bố chi tiết.
Thu hái chế biến
Cây nhội có thân cứng và chắc nên hay được khai thác lấy gỗ làm đồ nội thất, ván sàn, cột nhà, chày cối. Tuy nhiên độ bền của loại gỗ này thường không cao, tối đa là 20 năm. Ngoài phần thân, người ta còn hái lá để ăn gỏi cá. Giờ đây, lá nhội bắt đầu được chú ý hơn và dùng trong y học. Theo các thầy thuốc, tuy lá loài cây này có thể hái quanh năm nhưng để lá mang lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất thì nên thu hoạch vào thời kì cây đang trổ hoa.
Công dụng của cây nhội
Theo nghiên cứu từ Trường đại học y dược Hà nội, lá nhội có tác dụng mạnh mẽ trong việc diệt trừ trùng roi. Vì vậy, đây là vị thuốc tốt để chữa bệnh ỉa chảy, khí hư do trùng roi âm đạo. Bên cạnh đó, cây nhội cũng được biết đến với các tác dụng: chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, gan siêu vi, phong thấp, đau nhức, ung thư dạ dày,…
Ngoài ra, từ trước tới nay, người dân vẫn dùng lá cây để làm gỏi cá.
Cách dùng cây nhội
Hiện nay, lá cây được sử dụng dưới 2 hình thức chính: sắc uống trực tiếp hoặc nấu thành cao. Tùy từng loại bệnh mà liều lượng sử dụng lá nhội và sự kết hợp với các loại lá cây khác có nhiều điểm khác biệt.
+ Bài thuốc chữa tiêu chảy
Bạn chỉ cần dùng từ 20 đến 40g lá tươi, nấu với 200ml, uống hàng ngày.
+ Bài thuốc chữa khí hư âm đạo
Nấu thành cao: Bạn sử dụng 1 kg lá cây nấu với nước qua nhiều lần, sau đó cô đặc thành cao. Với những người bị khí hư do trùng roi âm đạo thì chỉ cần dùng cao này bôi vào phần âm đạo sau khi vệ sinh sạch sẽ, bệnh tình sẽ dần dần thuyên giảm.
Sắc uống: Bạn có thể lấy 50 đến 80g lá tươi đem sắc uống mỗi ngày.
Sắc rửa: Bạn lấy lá nhội tươi sắc thành nước đặc, pha thêm phèn chua hoặc hòa thêm 1 – 2 viên klion để ngâm rửa vùng âm đạo mỗi buổi tối.
+ Bài thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa do tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất
Bạn hãy lấy quả cây nhội nấu chung với nghể răm theo tỷ lệ 2:1, tắm ngay khi còn nóng, khi tắm chà xát thuốc vào những phần thấy ngứa, cơn ngứa sẽ dịu đi tức thì.
+ Bài thuốc chữa mụn nhọn
Bạn lấy 50g lá nhội và 50g lá cây dâu da đi giã nhỏ, trộn với 1 chút dấm, bôi lên phần da bị ngứa.
+ Bài thuốc chữa gan siêu vi
Bạn có thể dùng hỗn hợp lá sau 60g lá nhội tươi, 15g hoan bì, 30g rau má, 15g đường phèn để sắc lấy nước uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương khớp
Bạn cần chuẩn bị 12g thổ phục linh, 12g vỏ thân cây nhội sao vàng, 12g dây đau xương sao vàng. Tất cả trộn chung, sắc với nước uống ngày một thang, có thể chia thành 2 – 3 lần uống/ngày. Chỉ sau 10 đến 15 ngày các cơn đau nhức sẽ suy giảm đáng kể.
+ Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư thực quản
Mỗi ngày, bạn dùng 60g lá cây tươi sắc với nước, uống đều đặn.
Trên đây, chỉ là những bài thuốc mang tính chất tham khảo. Để có thể điều trị bệnh dứt điểm, tốt nhất, bạn nên đi khám để thầy thuốc kê đơn chuẩn xác nhất.
Một điều nhỏ cần lưu ý nữa là tại Việt Nam hiện nay còn có một cây nhội nữa không dùng làm thuốc mà để làm cảnh và lấy bóng mát, tên khoa học là Citharexylon quadrangulare Jacq, thuộc họ cỏ roi ngựa. Điểm khác biệt của giống cây này là hoa màu trắng, mọc thõng xuống, quả đỏ, lá đơn. Bạn cần lưu ý những điểm này để không lấy sai cây khi làm thuốc.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
BÀI THUỐC VỚI BẠCH LINH
CÔNG DỤNG CỦA NHÂN TRẦN TRONG Y HỌC
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10