Cây me đất là một loại cây dại mọc hoang được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, đa phần chúng ta chỉ biết đây là một loại rau dại ăn ngon mà ít người biết rằng nó còn là một loại thảo dược chữa trị nhiều bệnh hữu hiệu.
Giới thiệu về cây me đất
Chua me đất ( họ Oxalidaceae) là một loài thảo dược mọc hoang khá quen thuộc với nhiều người. Loài cây này được phân thành 2 loại: chua me đất hoa vàng và chua me đất hoa hồng.
Trong đó, cây chua me đất hoa vàng có tên khoa học là Oxalis corniculata L., còn được gọi là toan tương thảo, tam diệp toan, là một vị thảo dược có nhiều dược tính, được dùng để làm rau ăn hoặc làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Chua me đất là cây thảo, sống nhiều năm, mọc bò sát đất. Thân mảnh, thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Lá có cuống dài mang 3 lá chét mỏng hình tim. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng. Quả nang thuôn dài, khi chín mở bằng 5 van, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu.
Cây mọc hoang khắp nơi, thường ở chỗ đất ẩm mát trong vườn, ở bờ ruộng và các bãi đất hoang. Nhân dân thường dùng cây tươi làm rau ăn và làm thuốc, ít khi phơi khô.
Thành phần hoá học: Trong lá và thân Chua me đất có acid oxalic, oxalat, kali. Người ta đã tính được theo mg%: P 125; caroten 8,41; B1 0,25; B2 0,31; vitamin C 48.
Công dụng của cây me đất
Công dụng của cây me đất trong việc chữa bệnh
Chữa sốt cao, trằn trọc khát nước:
Chua me đất hoa vàng một nắm, rửa sạch, giã nát, chế nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt chia ra uống dần.
Ho do thử nhiệt (nắng nóng):
Chua me đất hoa vàng 40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g. Các vị thuốc đều dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước; thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.
Cây me đất trị ho cho trẻ
Dùng một nhúm là me đất khoảng 100g, sau đó rửa sạch rồi cắt nho cho vào bát. Thêm vài viên đường phèn vào và hấp cách thủy (thường thì mình cứ đợi nồi cơm cạn rồi cho vào hấp là đơn giản nhất). Hấp xong các mẹ lấy ra để nguội, ngày cho bé uống 2 – 3 lần, mỗi lần chừng 2 thìa nhỏ là đủ.
Viêm đường tiết niệu
Dùng Chua me đất 30g, Bòng bong 15g, Kim tiền thảo 15g, Dây vác Nhật 15g, sắc uống.
An thần, chữa mất ngủ
Dùng 20g chua me đất hoa vàng, lá thông đuôi ngựa 6g (cho vào nồi sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày).
Chữa ho gà:
Lá chua me đất hoa vàng 10g, rễ chanh 12g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g, sắc lấy nước đặc, thêm đường uống.
Chữa ngã bong gân (sưng đau):
Dùng chua me đất hoa vàng 1 nắm to, chưng nóng dùng xoa bóp vào nơi sưng đau.
Chữa kiết lỵ:
Chua me đất hoa vàng phơi khô, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9 – 12g, chiêu với nước sôi nguội.
Đại, tiểu tiện không thông:
Chua me đất hoa vàng, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), rửa sạch, thêm chút đường, giã nát, vắt lấy một chén nước cốt uống.
Chữa huyết lâm, nhiệt lâm (tiểu tiện nhỏ giọt, nóng rát niệu đạo, nước tiểu có máu):
Chua me đất hoa vàng tươi, rửa sạch giã vắt lấy nước cốt hòa với mật ong, chia 3 lần uống, mỗi lần uống khoảng 50ml hỗn hợp này.
Rôm sẩy, ngứa ngáy:
Lá me đất có những chất kháng viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả, bạn có thể lấy lá me đất tươi rửa sạch vò nát và đắp trực tiếp vào chỗ ngứa. Đắp đến khi lá khô, sau đó rửa lại bằng nước muối nhạt ấm.
Suy nhược thần kinh:
Chua me đất 30g, lá Thông đuôi ngựa 30g sắc uống.Chữa huyết áp cao:Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g, sắc uống trong ngày.Ngoài ra để ổn định huyết áp, bạn có thể sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước cũng rất hiệu quả đấy.
Chữa viêm gan vàng da (do thấp nhiệt):
Chua me đất hoa vàng 30g, sắc lấy nước chia vài lần uống trong ngày. Hoặc dùng chua me đất 30g, thịt lợn nạc 30g, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái.Ngoài cây chua me đất, nấm lim xanh cũng có công dụng chữa bệnh gan, bảo vệ gan rất tốt. Để hiểu kỹ hơn bạn có thể xem thêm bài viết TẠI ĐÂY về công dụng điều trị bệnh gan của nấm lim xanh.
Công dụng của cây me đất trong món ăn, bài thuốc
Chua me nấu canh cá lóc: Chua me, cá lóc, giá đậu, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. Món này rất tốt cho người bị chảy máu răng miệng, tiểu ra máu…
Chua me nấu canh cá chép: Chua me, cá chép, giá đậu, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. Món này tốt cho người hoàng đản, tiểu vàng, mệt mỏi, chậm tiêu, tăng men gan; người ho đàm, viêm tiết niệu cũng dùng tốt.
Chua me nấu canh thịt ếch: Chua me, giá đậu, rau ngổ, thịt ếch, cà chua, dứa, hành lá, hoa chuối, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Món này tốt cho trẻ em nổi rôm sẩy, da khô sần ngứa gãi, đơn đỏ mề đay, các chứng liên quan thấp nhiệt.
Canh chua me nấu cá trạch: Chua me, cá trạch, giá đậu, rau ngổ, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. Dùng tốt cho người già, người mới ốm dậy ăn kém, người gầy táo bón kèm hoa mắt chóng mặt…
Lẩu chua me nấu thịt gà: Chua me, thịt gà, đậu phụ sả ớt, hành, mỡ, ngò nấu lẩu ăn tuần vài lần… Công dụng: bổ mát, dưỡng âm ích xương, lợi ngũ tạng. Rất tốt cho người ngoại cảm nội thương, người nóng nhiệt.
Lẩu chua me trai đồng: Chua me, thịt trai đồng, đậu phụ, cà chua, rau đắng, giá đậu, gia vị hành ngò nấu lẩu ăn tuần vài lần… Trị chứng tâm nóng bứt rứt gây mất ngủ, có khi hoảng sợ hồi hộp, mệt mỏi.
Chua me nấu cá trê: Chua me, cá trê, tàu mùng, giá đậu, hoa chuối, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. Trị váng đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hay cáu gắt, tăng huyết áp.
Chua me nấu canh cá linh: Chua me, cá linh, rau ngổ, dọc mùng, giá đậu, hoa chuối gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần. Trị chứng viêm tiết niệu: tiểu khó, phù thũng, tiểu buốt gắt, tiểu vàng đục cuối bãi.
Chua me nấu canh cá diếc: Chua me, giá đậu, cá diếc, nấu canh hoặc kho ăn… Món này dùng tốt cho người bị cảm sốt, viêm họng, nhức mỏi, ho khan.
Chú ý khi dùng chua me đất hoa vàng
Cây chua me đất hoa vàng có chứa axit oxalic, đặc biệt là hàm lượng oxalat kali cao có thể gây sỏi trong bàng quang hoặc thận. Do đó, không nên dùng chua me đất hoa vàng ăn hàng ngày để tránh tạo sỏi, nhất là người bị sỏi thận thì càng nên tránh sử dụng. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên thận trong khi dùng chua me đất hoa vàng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CỦ GAI TƯƠI CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Tác dụng chữa bệnh của Canh châu
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10