Tìm hiểu về Tử uyển
Tử uyển(Aster tataricus L.), thuộc họ cúc (Asteraceae), là loại cỏ cao, sống lâu năm, trưởng thành, cây cao khoảng 1 – 1,5 mét. Thân nhỏ, mọc dựng đứng, phân ra nhiều cành nhỏ, cả thân và cành có nhiều lông tơ ngắn, phía gốc có lá mọc vòng và lá sẽ héo đi khi cây ra hoa.Lá có hình mác, đầu tù, phía cuống hẹp, cuống lá có dìa. Mép lá có răng cưa. Hoa có màu tím nhạt ở các cánh nhỏ xung quanh vàng ở trung tâm, mọc đơn độc, hoặc tự lại 2 – 5 hoa. Quả bé, khô, hơi dẹp, có lông trắng. Rễ ngắn. Bộ phận rễ và thân rễ của cây tử uyển để làm dược liệu.
Tử uyển còn gọi là Thanh uyển, Dã ngưu bàng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây Tử uyển, tên thực vật là Aster tataricus L.f. thuộc họ Hoa Cúc Asteraceae (Compositae).
Cây Tử uyển mọc nhiều ở các tỉnh Hà bắc, An huy, Đông bắc, Hoa bắc, Tây bắc Trung quốc. Cây Tử uyển Việt nam là loại được xác dịnh tên thực vật học là Aster trinervus Roxb (theo Petelot) thấy mọc ở miền Bắc Việt nam như vùng Cao bằng, Lạng Sơn nhưng chưa hoặc ít được khai thác, ta còn phải nhập của Trung quốc.
Thu hái: Thu hái những cây đã trưởng thành, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là vào mùa thu hoặc mùa xuân hằng năm. Thời điểm ấy cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Chế biến: Đem tất cả những phần rễ và thân rễ của cây tử uyển rửa sạch bằng nước để lọc đất, cát, cặn bã, tạp chất, rồi đem phơi 3 – 4 ngày nắng hoặc là đem sấy khô. Sau đó, thái tử uyển thành từng lát mỏng để dùng.
Bảo quản: Bảo quản thuốc ở nơi nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, bảo quản dược liệu trong bao bì để giữ được lâu, tránh móc meo, đóng kín bao bì sau những lần sử dụng.
Tính vị qui kinh:
Trong Đông y, tử uyển có vị đắng ngọt, tính ôn, được quy vào kinh Phế, có công dụng chữa các vấn đề về ho như ho thông thường, ho gà, ho ra máu, viêm phế quản, lao phổi, có tác dụng tiêu đờm, tiêu viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu.
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Bản kinh: vị đắng ôn.
Sách Danh y biệt lục: cay không độc.
Sách Dược tính bản thảo: vị đắng bình.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh tâm phế.
Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ thái âm, kiêm thủ dương minh”.
Thành phần chủ yếu:
Astersaponin, quercetin, epifriedelinol, friedelin, shionone, anethole, lachnophyllol, lachnophyllol acetate, aleic acid, aromatic acid.
Tác dụng dược lý của tử uyển
Tác dụng dược lý của tử uyển
Theo nghiên cứu dược ký hiện đại
Tác dụng hóa đàm: Khi thí nghiệm trên loài thỏ, thành phần Sponin có trong tử uyển làm tăng chất tiết khí quản.
Tác dụng giảm ho: Cho mèo uống chiết xuất chất Ceton có trong tử uyển.
Tác dụng ức chế các loại trực khuẩn mủ xanh, thương hàn và đại tràng.
Kháng tế bào ung thư.
Tác dụng tán huyết mạnh.
Theo Y học cổ truyền. Trong Đông y, tử uyển có công dụng hóa đàm khí chỉ khái, ôn phế, thông điều thủy đạo.
Trị ho, ho ra máu, khí suyễn
Tiểu tiện ra máu
Phổi ráo
Viêm phế quản cấp và mãn tính
Phàm âm hư
Cách dùng – Liều lượng
Liều lượng: 5 – 10 gram tử uyển mỗi ngày.
Cách dùng: Sắc Tử uyển cùng với các dược liệu khác 5 phần nước, sắc cô đặc còn khoảng 2 phần nước để dùng. Dùng thuốc khi còn nóng, nếu nguội cần hâm nóng lại để dùng. Dùng thuốc lúc bụng no, có thể chia thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
Tử uyển được dùng làm thuốc trị các chứng:
Chữa ho do phong hàn: Dùng cho các chứng ho, hen suyễn do lạnh (phong hàn), đờm kéo khò khè trong họng, phế nhiệt, ho do phế hư lao. Liều dùng: 4 – 12g
Theo Y học cổ truyền, Tử uyển có tác dụng hóa đàm khí chỉ khái. Chủ trị các chứng ho do phong hàn, do phế nhiệt, ho do phế hư lao.
Theo các Trích đoạn Y văn cổ, Sách Bản kinh có viết : “Chủ khái nghịch thượng khí, hung trung hàn nhiệt kết khí, khử trùng độc, nuy quyết, an ngũ tạng”. Sách Danh y biệt lục: ” trị ho ra máu mủ, trị suyễn”. Sách bản thảo chính nghĩa: ” Tử uyển nhu nhuận có thừa, tuy đắng cay mà ấm, không táo liệt, chuyên khai tiết phế uất, định suyễn giáng nghịch, tuyên thông thất trệ”. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, Tử uyển có Sponin cho thỏ uống làm tăng chất tiết khí quản vì thế có tác dụng hóa đàm”.
Nước sắc Tử uyển cho mèo uống không làm giảm ho nhưng chiết xuất chất ceton Tử uyển trên thực nghiệm có tác dụng giảm ho. Có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn đại tràng, lî Shigella sonnei, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Pseudomonas aeruginosa, phẩy khuẩn thổ tả.
Trong thuốc có chiết xuất được thành phần có tác dụng kháng tế bào ung thư. Saponin Tử uyển có tác dụng tán huyết mạnh, không nên chích tĩnh mạch.
Các bài thuốc với Tử uyển.
Tử uyển là vị thuốc nam quý, được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc Đông y, dược liệu này được dùng để điều trị các chứng ho như: ho thông thường, ho gà, ho lâu ngày không khỏi, ho do phong hàn, ho khí cấp ho do phế nhiệt.Ngoài ra, tử uyển còn có công dụng chữa lao phổi, hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, suy nhược cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc từ tử uyển, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng:
Bài thuốc chữa ho có đờm, ho khò khè, hen, suyễn, ho do phế nhiệt:
Dùng Tử uyển, Bách bộ mỗi vị 12 gram; Cát cánh, Kinh giới, Mạch môn mỗi vị 8 gram cùng với Trần bì và Cam thảo dây mỗi vị 6 gram. Đem tất cả các nguyên liệu trên thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi khô. Sắc một thang thuốc trên cùng với 4 chén nước, sắc cô đặc còn 1 chén nước để dùng. Chia chén thuốc trên thành hai phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
Dùng Tử uyển, Ô mai, Bách bộ, Tiền hồ, Bạch tiền mỗi vị 12 gram; Khổ hạnh nhân và Tỳ bà diệp mỗi vị 8 gram cùng với 4 gram Thanh đại. Đem thang thuốc trên sắc lấy nước dùng.
Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính, ho lâu ngày không khỏi:
Dùng Tử uyển, Thổ bối mẫu, Hạnh nhân, Cát cánh, Khoản đông hoa mỗi vị 10 gram cùng với 3 gram Cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang, hen phế quản dạng hàn:
Dùng Tử uyển, Thần khúc, Bạch truật, Hắc phụ chế, Khoản đông hoa mỗi vị 12 gram; Ma hoàng, Hạnh nhân mỗi vị 10 gram; 8 gram xuyên tiêu; Tế tân, Bán hạ chế, Gừng tươi mỗi vị 6 gram; 4 gram Cam thảo; 2 gram Tạo giác cùng với 0,2 gram Bạch phàn. Sử dụng một thang thuốc mỗi ngày, sắc với nước để dùng.
Bài thuốc chữa hen phế quản, ho do phong hàn:
Dùng Tử uyển, Đại táo, Tế tân, Khoản đông hoa mỗi vị 12 gram; Ngũ vị tử và Ma hoàng mỗi vị 10 gram; 8 gram Bán hạ chế, 6 gram Xạ can cùng với 4 gram gừng tươi. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc lấy nước để uống.
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể, mệt mỏi do phế hư:
Dùng 12 gram Tử uyển cùng với tang bạch bì, Đảng sâm, Thục địa, Ngũ vị tử và Hoàng kỳ mỗi vị 10 gram. Đem các vị thuốc trên làm thành một thang rồi sắc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa ho gà (giai đoạn hồi phục):
Dùng Tử uyển, Bách bộ mỗi vị 8 gram; Sa sâm, Mạch môn mỗi vị 12 gram cùng với 16 gram Rễ qua lâu, sắc lấy nước để uống mỗi ngày đến khi dứt hẳn cơn ho gà.
Bài thuốc chữa lao phổi:
Dùng Tử uyển, Đảng sâm, Cỏ nhọ nồi, Bạch truật mỗi vị 12 gram; Bách hợp, Thổ phục linh mỗi vị 8 gram cùng với Thổ bối mẫu, Ngũ vị tử và Cam thảo mỗi vị 6 gram. Đem một thang thuốc trên sắc cùng 5 chén nước còn 2 chén để dùng chữa lao phổi. Dùng cho đến khi cải thiện bệnh.
Kiêng kỵ khi dùng tử uyển
Các đối tượng thuộc một trong những trường hợp dưới đây không được sử các bài thuốc từ cây tử uyển để điều trị bệnh: Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong tử uyển hoặc các vị thuốc khác.
Ho khan do âm hư hỏa vượng: không dùng.
Ho ra máu: không dùng.
Ho do thực nhiệt: không dùng.
Bài viết đã cung cấp những thông tin về thành phần, công dụng, tính vị, quy linh về tử uyển cũng như các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ dược liệu này cho bạn đọc. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Vì vậy, người bệnh không được sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ , lương y.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10