BÀI 366 – Cây trạch tả: Thuốc chữa bệnh sỏi thận và lợi sữa

Cây trạch tả là dược liệu quý trong đông y được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh như điều trị hoa mắt, chóng mặt, phù thũng do thận hư, lipid máu cao… Liều dùng 8 – 40g một ngày dạng sắc uống.

  • Tên khác: Mã đề nước, thủy tả, như ý thái, vũ tôn, mang vu, toan ác du, như ý thái, cập tả, ngưu nhĩ thái
  • Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L.
  • Họ: Trạch tả – Alismaceae

Mô tả về cây trạch tả

Trạch tả là cây gì?

Cây trạch tả tên khoa học là Alisma plantago aquatica L. – một loại thực vật có hoa được dân gian gọi với cái tên phổ biến là mã đề nước. Cây có chiều cao trung bình dao động từ 0,3 -1 m, không có lông. Thân rễ trắng, có thể mang hình cầu hoặc hình con quay.

Lá cây dài từ 15 – 30cm, mọc thành cụm từ dưới gốc lên. Lá thu hẹp dần về phía dưới cuống, hình lưỡi mác. Cán hoa dài, tròn, nhẵn phát triển từ dưới gốc lên, phân chia thành nhiều vòng hoa mang cuống dài. Hoa trạch tả lưỡng tính, có 3 cánh màu trắng hoặc phớt hồng.

Quả bế dạng đơn lá loãn, không nứt vỏ. Rễ trắng, mảnh, mọc thành cụm phân tán ăn sâu vào đất.

Phân bố

Trạch tả mọc hoang nhiều ở các vùng nước nông,khu vực ẩm ướt, nước ngọt, chẳng hạn như đầm lầy, bờ sông, bờ hồ. Đây là loại cây bản địa của các nước khu vực bán cầu Bắc, chẳng hạn như châu Âu, Bắc Mỹ hay Bắc Á. 

Ở Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên hay Sapa.

Bộ phận dùng làm thuốc

Rễ (củ) của cây trạch tả chính là bộ phận được dùng làm thuốc.

Đặc điểm dược liệu

Củ trạch tả hình cầu tròn, bầu dục hoặc hình trứng. Đường kính tối đa cỡ 5cm, chiều dài khoảng 6,6cm. Bao bọc bên ngoài củ là một lớp vỏ thô, màu trắng vàng, chứa nhiều vành rãnh nông nằm ngang. Xung quanh củ mọc ra nhiều rễ tơ, nhỏ.

Chất bên trong màu trắng vàng, cứng, chứa nhiều tinh bột. Mùi nhẹ, nếm thấy vị hơi đắng.

Thu hái – Sơ chế

Mỗi năm, trạch tả dược liệu được thu hoạch 2 lần. Lần đầu tiên vào tháng 6 và lần thứ hai là tháng 12. Trước khi thu hoạch dược liệu thì người dân sẽ cắt bỏ hoa để rễ củ phát triển to hơn.

Đến kỳ thu hoạch, toàn bộ cây sẽ được nhổ lên. Sau đó, cắt bỏ thân, lá, hoa và rễ con. Lấy củ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Những củ to, chắc tay, có nhiều bột, chất màu trắng vàng được đánh giá là có chất lượng tốt nhất.

Bào chế thuốc

  • Cách 1: Ngâm củ trạch tả với nước cho thấm 8 phân. Sau đó phơi khô số lượng lớn, tích trữ dùng dần.
  • Cách 2: Củ trạch tả xắt lát mỏng. Pha loãng nước muối rồi phun vào miếng trạch tả cho hơi ẩm ướt ( dùng muối theo tỷ lệ 720g muối/ 50kg trạch tả ). Đem nấu và sao trên lửa nhỏ. Khi thấy dược liệu chuyển sang sắc vàng đem ra phơi vài nắng to cho thật khô ( Diêm trạch tả ).

Bảo quản

Lưu trữ trạch tả dược liệu nơi khô thoáng. Tốt nhất là cho vào hũ hoạch bịch ni lông. Mỗi lần sử dụng cột chặt miệng lại để tránh bị dính nước và bụi bẩn gây ẩm mốc.

Thành phần hóa học của cây trạch tả

  • Tinh dầu
  • Chất nhựa
  • Chất bột
  • Protid
  •  Alisol A, B
  • Epialisol A
  • Alisol C Monoacetate
  • Alismol
  • Alismoxide
  • Choline

Trạch tả dược liệu

trạch tả có tác dụng gì
Trạch tả dược liệu

Tính vị

  • Theo sách Bản Kinh: Tính hàn, vị ngọt
  • Theo Biệt Lục: Trạch tả vị mặn
  • Theo Y Học Khải Nguyên: Tính bình, vị ngọt

Quy kinh

Ghi chép từ một số tài liệu y học cổ truyền cho thấy, vị thuốc trạch tả có khả năng quy vào các kinh:

  • Thủ Thái dương Tiểu trường
  • Thủ Thiếu âm Tâm
  • Túc Thái dương Bàng quang
  • Túc Thiếu âm Thận
  • Bàng quang,
  • Thận
  • Tam tiêu
  • Tiểu trường
  • Tỳ
  • Vị

Trạch tả có tác dụng gì? Chủ trị

– Theo Đông y:

Trạch tả dược liệu có tác dụng bổ ngũ tạng, thông tiểu, tiêu khát, lợi nhiệt ở bàng quang, lâm lịch, tam tiêu. Chủ trị:

  • Thận hư
  • Đau đầu, choáng vàng
  • Ù tai
  • Sinh đẻ khó
  • Gân xương co rút
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu
  • Nóng gan
  • Táo bón
  • Tiêu chảy do viêm ruột
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Mỡ máu ( lipid máu cao )
  • Huyễn vượng

– Theo nghiên cứu trong y học học hiện đại:

  • Trạch tả có công dụng lợi tiểu, làm tăng khả năng thanh thải các chất Ure, Natri, Kali và Chlor tại thận
  • Phấn hoa của cây trạch tả có thể hòa tan được trong mỡ
  • Cồn chiết xuất từ trạch tả có tác dụng rõ rệt trong việc hạ lipid máu, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ
  • Làm giãn mạch vành, hạ áp nhẹ
  • Chống đông máu 
  • Hạ đường huyết

Cách dùng và liều lượng

8 – 40g mỗi ngày dạng sắc hoặc tán bột uống. Thầy thuốc có thể phối hợp trạch tả với các dược liệu khác để đạt hiệu quả tốt hơn.

Độc tính

Trạch tả dược liệu không chứa độc. Tuy vậy bệnh nhân vẫn cần thận trọng dùng đúng liều lượng được khuyến cáo. Nếu không phù hợp cơ địa, trạch tả sẽ không mang lại hiệu quả chữa bệnh và có thể gây dị ứng cho một số trường hợp.

Các dấu hiệu nhận biết dị ứng trạch tả bao gồm:

  • Đau đầu
  • Da nổi mẩn, phát ban
  • Ngứa ngáy toàn thân
  • Sưng môi, miệng
  • Khó thở…

Không phải trường hợp nào bị dị ứng với trạch tả cũng gặp phải tất cả các biểu hiện trên. Điều quan trọng là người bệnh cần nhanh chóng ngưng dùng trạch tả ngay khi nhận thấy bất kì tác dụng phụ không tốt nào.

Bài thuốc chữa bệnh có trạch tả

+ Trị thủy ẩm dưới tâm khiến đầu óc không được tỉnh táo, hoa mắt

  • Chuẩn bị: 200g bạch truật và 80g trạch tả
  • Cách dùng: Nấu nước uống thay cho trà

+ Trị hoa mắt, chóng mặt cho người bị thiếu máu

– Bài 1: 

  • Chuẩn bị: 12g trạch tả, 15g địa hoàng, 10g long đởm thảo, 10g mộc ban, 10g hoàng cầm, 10g sài hồ, 10g hoa vương, 10g tri mẫu, 10g cúc hoa. 
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang dạng sắc uống.

– Bài 2: 

  • Chuẩn bị: 15g trạch tả, 6g sơn khương, 12g cúc hoa
  • Cách dùng: Sắc thuốc lấy 1 chén nước đậm đặc chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi liệu trình dùng trong 7 – 10 ngày liên tục.

+ Điều trị viêm họng, ho

  • Chuẩn bị: Lá trạch tả và lá húng chanh mỗi loại 30g, 5g gừng tươi
  • Cách dùng: Các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc cùng 300ml nước, đun cạn còn 50ml. Gạn uống mỗi ngày 1 lần trong 5 ngày liên tục. Dùng tốt nhất khi thuốc còn ấm.

+ Chữa thận hư, đi tiểu buốt, tiểu rắt:

  • Chuẩn bị: Bạch long cốt, tang phiêu phiêu, xa tiền tử mỗi vị 40g, cẩu tích 80g và 1,2g trạch tả. 
  • Cách dùng: Tán bột uống ngày 8g trước khi ăn. Dùng chung với một ít rượu ấm.

Trị nóng gan

  • Chuẩn bị: 10g trạch tả, 12g thục địa, 10g bạch phục linh, 12g củ mài, 10g mẫu đơn bì và 10g giác mộc.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc trên sao vàng, sau đó tán bột và chế viên hoàn nhỏ cỡ hạt đỗ xanh. Liều dùng hàng ngày là 8 -10 viên, uống trong 10 ngày liên tục.

+ Chữa bí tiểu, viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù

– Bài 1: 

  • Chuẩn bị: 10g trạch tả, 10g y mã thảo, 10g trư linh, 10g cây lưỡi mèo, 6g mộc thông, 15g rễ cỏ tranh
  • Cách dùng: Nấu nước đặc uống

– Bài 2: 

  • Chuẩn bị: 12g trạch tả, 12g cảm mạo thông, 12g trư linh, 12g xa tiền tử
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang để điều trị bệnh viêm cầu thận cấp.

– Bài 3: 

  • Chuẩn bị: 10g trạch tả, 12g tiết hoa, 10g bạch truật
  • Cách dùng: Dùng thuốc dưới dạng sắc uống để điều trị các chứng váng đầu, bệnh viêm thận mãn tính.

+ Trị chứng ra nhiều mồ hôi

  • Chuẩn bị: Trạch tả, sơn khương, phục linh, tả sác, sinh khương lượng bằng nhau
  • Cách dùng: Nấu nước uống hàng ngày để giảm tiết mồ hôi.

+ Điều trị đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong các trường hợp bị viêm ruột

– Bài 1: 

  • Chuẩn bị: Trạch tả, bạch truật, thần khúc, bạch linh, mạch nha mỗi vị 10g; Cam thảo và sa nhân mỗi vị 3g.
  • Cách dùng: Tất cả sắc với 3 bát nước uống trong ngày. Tùy theo thể trạng, triệu chứng mà gia giảm liều lượng, vị thuốc cho phù hợp.

– Bài 2:

  • Chuẩn bị: 10g trạch tả, 10g nấm lỗ, 10g xích phục linh, 15g phấn thảo, 6g xa tiền tử
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

+ Chữa phù thũng do bệnh thận

– Bài 1:

  • Chuẩn bị: Râu ngô và thân cây sậy mỗi loại 100g, trạch tả 30g ( dùng lá).
  • Cách dùng: Cho cả 3 nguyên liệu vào ấm sắc cùng 700ml sao cho cạn còn 1/3. Chia làm 2 phần đều nhau uống sau các bữa ăn trưa và tối. Dùng thuốc với liệu trình 10 ngày liên tục.

– Bài 2: 

  • Chuẩn bị: 10g trạch tả, 10g phục linh, 10g xa tiền thảo, 10g trư linh
  • Cách dùng: Gộp các vị trên thành 1 thang, sắc uống trong ngày. Qua hôm sau thay thang thuốc mới.

– Bài 3: 

  • Chuẩn bị: Trạch tả, phục linh mỗi vị 6g, quế chi và cam thảo mỗi vị 2g, bạch truật 4g.
  • Cách dùng: Cho thuốc vào ấm, thêm 600ml nước vào sắc. Đun sôi, vặn nhỏ lửa đến khi cạn còn 300ml. Chia 3 lần uống.

+ Chữa chứng huyễn vựng ( biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đầu choáng váng, vã mồ hôi …)

  • Chuẩn bị: Trạch tả 30g, bạch truật 10g
  • Cách dùng: Sắc kỹ lấy nước chia 2 lần uống. Kiên trì dùng mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

+ Chữa tiểu tiện không thông

  • Chuẩn bị: Trạch tả, tư linh, xa tiên thảo, thạch vi mỗi loại 12g, bạch mao căn 20g, xuyên mộc thông 8g
  • Cách dùng: Sắc uống 1 thang mỗi ngày.

+ Điều trị táo bón

  • Chuẩn bị: Trạch tả, đại phúc tử, khiên ngưu, chỉ xác, quan mộc thông lượng bằng nhau
  • Cách dùng: Tán thuốc thành bột mịn, trộn với nhau cho đều. Mỗi ngày lấy 12g uống chung với nước sắc gừng tươi và hành.

+ Trị sốt cho người bị cảm nóng

  • Chuẩn bị: 20g lá trạch tả, 25g thanh tâm thảo, 30g lá tre
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 3 chén nước lấy 1 chén. Gạn uống khi còn ấm trong 2 ngày liên tục để giải nhiệt, hạ sốt.

Giảm lipid máu:

  • Chuẩn bị: 8g trạch tả, mộc hương, tang ký sinh, thảo thuyết minh mỗi vị 6g, hà thủ ô, sơn tra, hoàng tinh, kim anh mỗi vị 3g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc trong vài tiếng cho cô đặc thành cao. Sau đó trộn chung với bột gạo vo thành các viên hoàn trọng lượng 1,1g. Mỗi ngày uống 2 lần x 5 – 8 viên/lần. Dùng thuốc trong 1 tháng liên tục

Kiêng kị khi dùng trạch tả

  • Tránh dùng trạch tả cho người bị tỳ hư, hỏa hư
  • Bệnh nhân bị dị ứng với trạch tả không dùng
  • Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi điều trị bệnh bằng cây trạch tả. Việc lạm dụng quá mức có thể gây đau mắt.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

ThuocbacsaithanhThuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN LÀ GÌ?
TỲ BÀ DIỆP LÀ GÌ?