BÀI 362 – Cây thường sơn: Chữa trị các chứng sốt rét

Tác dụng chặn cơn ôn ngược, mửa ra đờm dãi, trục được thủy trướng mà tiêu được chứng cổ truyền thi, lại chữa cả sốt rét thành báng, tích tụ trong bụng, tả khí kết, anh lựu tràng nhạc.

TÊN KHOA HỌC:

Dichroa febrifuga Lour. Họ khoa học: Thuộc họ thường sơn Saxifeafaceae.

Tên thường gọi: Thường sơn, hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo (Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam), Hỗ thảo (bản kinh) Hằng sơn, thất diệp (Ngô phổ bản thảo) kê cốt thường sơn (Đào Hoằng Cảnh) Phiên vỵ mộc (hầu ninh cấp dược phổ).

Tên tiếng Trung: 常山

MÔ TẢ CÂY:

Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1 – 2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím.Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, dài 13 – 20cm, rộng 35 – 90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, gân tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông.Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành.Quả mọng, khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.’

PHÂN BỐ THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN:

 –   Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Sapa-Lào Cai có mọc.

–   Tại Trung Quốc cũng có mọc hoang và được trồng để lấy rễ và lá dùng làm thuốc và xuất khẩu.

–   Mùa thu vào các tháng 8 -10, người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

–   Nếu dùng lá hái quanh năm nhưng tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch, phơi khô. Có thể dùng tươi.

LIỀU DÙNG:

Trung bình 6 -12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

KHÍ VỊ:

Vị đắng cay, tính hàn, không độc.

CHỦ DỤNG:

Chặn cơn ôn ngược, mửa ra đờm dãi, trục được thủy trướng mà tiêu được chứng cổ truyền thi, lại chữa cả sốt rét thành báng, tích tụ trong bụng, tả khí kết, anh lựu tràng nhạc.

CẤM KỴ:

Sốt rét không phải vì khí lam chướng, có lão đờm tích ẩm thì chớ dùng bừa, cũng như người già hư yếu thì cấm dùng.

CÁCH CHẾ:

Thứ nhỏ, chắc vàng như xương gà là tốt, dùng sống để làm cho mửa. Nếu tẩm Rượu, hoặc Dấm đồ chín, hoặc sao, thì có thể hòa tan được đầy tức mà không nôn.

NHẬN XÉT:

Thường sơn dùng để chặn cơn ngược rất hay, vì chứng sốt rét thể nào cũng có đờm vàng tụ trong lồng ngực cho nên nói không có đờm thì không sốt rét; vã lại mạch huyền chủ về đờm ẩm mà mạch của chứng sốt rét tất phải huyền.

Thường sơn chữa lão đờm tích ẩm rất tốt, cho nên là thuốc rất tốt để chữa sốt rét, cùng dùng với Sâm, Truật thi hạn chế được tính mãnh liệt của nó.

THỤC TẤT Là mầm của Thường sơn, có tác dụng tán hỏa tà ngang trái, phá trưng hà ung nhọt cứng rắn, bĩ kết tụ, cổ độc truyền thi, chữa cả chứng sốt rét lâu năm. Ho khí đưa lên không nên uống nhiều, đề phòng gây mửa.

Các bài thuốc kết hợp từ cây thường sơn

Như vừa nói ở trên, thường sơn là vị thuốc gây nôn. Vì vậy, muốn giảm cảm giác buồn nôn thì khi dùng thuốc này, ta nên kết hợp cùng các vị thuốc khác để trung hòa.

Thuốc triệt ngược điều trị các chứng sốt rét

  • Chuẩn bị: 6 g thường sơn, 4 g củ sắn dây, 1 g thảo quả và 2 g hạt cau.
  • Thực hiện: rửa sơ các vị thuốc trên rồi cho vào ấm, sau đó đổ hai chén nước vào, sắc đến khi nước rút còn hơn nửa chén thì ngưng, chắt ra và chia thành 3 lần uống trong ngày (2).
  • Gia giảm: nếu người bệnh sốt nhiều hơn rét thì ta tăng liều lượng cát căn lên (có thể lên đến 10 g tùy trường hợp). Ngược lại, nếu sốt ít hơn rét thì ta tăng liều thảo quả lên thành 3 g (2).

Điều trị sốt rét nhiều năm (hơn 3 năm vẫn không khỏi)

  • Chuẩn bị: rễ cây thường sơn và hoàng liên (mỗi loại 40 g).
  • Thực hiện: lấy hai vị trên ngâm với 100 g rượu trắng (ngâm qua đêm), sau đó vớt ra và nấu lấy nước uống trước khi lên cơn sốt rét 1 giờ. Lưu ý: liều lượng của bài thuốc này khá cao, vì vậy, bạn cần tham khảo thầy thuốc trước khi dùng (3).

Điều trị đau tức ngực và vướng đờm khò kè, không nhổ ra được

Vì thường sơn có tính gây nôn nên với các chứng đờm vướng, vị thuốc này mang lại hiệu quả khá cao.

  • Chuẩn bị: 6 g rễ cây thường sơn và 4 g cam thảo Bắc.
  • Thực hiện: cho hai vị thuốc trên vào ấm, nấu lấy nước uống (khi uống thì cho thêm một chút mật ong và uống lúc thuốc còn ấm để mau khỏi hơn).
  • Ghi chú: Thông thường thì người bệnh sẽ nôn ra đờm sau lần uống đầu tiên, tuy nhiên, nếu uống rồi mà vẫn không nôn đờm ra được thì có thể uống thêm 1 lần nữa.

Lưu ý

  • Đối tượng cẩn trọng: phụ nữ mang thai và những người lớn tuổi, yếu sức không nên dùng hoặc phải hỏi ý kiến thầy thuốc trước dùng (3).
  • Biện pháp thay thế: Hiện nay, cây thanh cao hoa vàng (với chiết xuất thanh hao tố) được dùng phổ biến hơn vị thuốc này vì nó an toàn hơn.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE: 0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN LÀ GÌ?
TỲ BÀ DIỆP LÀ GÌ?