BÀI 348 – Tang diệp: Thảo dược quý từ lá dâu tằm

Ngày nay, nhiều người chỉ biết rằng lá dâu tằm được sử dụng để nuôi tằm dệt lụa mà ít ai ngờ nó còn là vị thuốc quý trong Đông y với tên gọi tang diệp. Vị thuốc này có tác dụng giải biểu tán nhiệt, giải độc, hóa đờm, làm sáng mắt. Được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp, mắt sưng đỏ, đau đầu, chóng mặt…

tang diệp
Tang diệp chính là lá của cây dâu tằm được sử dụng làm vị thuốc
  • Tên gọi khác: Nham tang, Lá dâu tằm.
  • Tên dược: Cartex Mori.
  • Tên khoa học: Morus alba L.

Mô tả dược liệu

Đặc điểm thực vật

Dâu tằm là một loại cây gỗ có chiều cao rơi vào khoảng 2 – 3m. Tang diệp chính là lá của loại cây này, có hình bầu dục, có lá kèm, nguyên hoặc chia 3 thùy. Phần đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa, các lá mọc so le với nhau. 

Từ cuống lá sẽ tỏa ra 3 gân rất rõ rệt. Mặt trên của lá màu vàng lực hay nâu vàng nhạt, đôi khi có chứa các nốt nhỏ nhô lên. Còn mặt dưới lá có màu nhạt hơn, có lông tơ mịn rải rác ở trên gân lá. Lá dâu tằm thường nhăn nheo, chất giòn và dễ gãy vụn.

Bộ phận dùng

Lá của cây dâu tằm chính là bộ phận được dùng làm vị thuốc với tên gọi tang diệp.

Phân bố

Cây dâu tằm thường mọc ở những vùng thổ nhưỡng ẩm và có nhiều ánh sáng. Trên thế giới, loại cây này được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc. Riêng ở Việt Nam, cây có ở nhiều nơi, mục đích trồng phổ biến nhất là để nuôi tằm, có nơi dùng làm thuốc.

Thu hái và sơ chế

Lá của cây dâu tằm thường được thu hái vào mùa thu, thời điểm trời có sương. Cần thu hái những lá bánh tẻ (không quá non hay quá già), còn nguyên màu xanh lục, không bị vàng úa, không vụn nát và không sâu.

Sau khi hái về đem rửa sạch lá rồi để ráo nước và phơi trong bóng râm cho đến khi khô giòn. Hoặc cũng có thể sấy khô lá ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Dược liệu tang diệp khi đã được sơ chế khô cần cho vào túi kín, bảo quản nơi khô mát, phòng mối mọt cũng như ẩm mốc.

dược liệu tang diệp
Không nên thu hái những lá dâu tằm quá non với mục đích làm thuốc chữa bệnh

Vị thuốc tang diệp

Tính vị

Dược liệu được ghi nhận là có vị ngọt, đắng và tính hàn.

Quy kinh

Được quy vào 2 kinh Can và Phế.

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Mát huyết, tán phong nhiệt, sơ biểu giải nhiệt, sáng mắt, giải cảm hạ sốt, hóa đờm chỉ khái, bổ can thận.
  • Chủ trị: Nhức đầu, ho do lao nhiệt, cảm phong phát nóng, rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp, ra mồ hôi nửa người, hoa mắt, chóng mặt…

Theo y học hiện đại:

  • Thuốc sắc dược liệu ở dạng tươi được ghi nhận là có tác dụng ức chế đối với khá nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Điển hình như khuẩn liên cầu tan máu A hay khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đại tràng…
  • Ngoài ra, thuốc sắc tang diệp còn được ghi nhận là có tác dụng ức chế leptospira.

Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu tang diệp theo nhiều cách khác nhau. Dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. Trong đó, dược liệu được dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc với liều khuyến cáo là từ 8 – 12g/ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu tang diệp

Vị thuốc tang diệp được dùng phổ biến trong một số bài thuốc chữa bệnh được đề cập dưới đây:

Bài thuốc chữa ho sốt do viêm đường hô hấp

  • Chuẩn bị: 12g tang diệp, 16g liên kiều, 12g cúc hoa, 6g lô căn, 12g khổ hạnh nhân, 8g cát cánh, 4g cam thảo sống, 4g bạc hà (cho vào sau).
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem cho hết vào ấm, thêm 1 thăng nước rồi sắc lấy 300ml. Lọc bỏ bã, chia 3 lần uống, ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm màng tiếp hợp, mắt sưng đỏ do phong nhiệt

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 40g tang diệp cùng 12g mang tiêu. Tang diệp sắc lấy nước, lọc bỏ bã rồi cho mang tiêu vào hòa tan trong nước sắc. Dùng nước thuốc để rửa mắt khi còn ấm.
  • Bài thuốc 2: Cần 12g tang diệp, 12g sài hồ, 8g quyết minh tử, 2 – 4g đăng sâm, 12g xích thược. Các vị thuốc đem cho hết vào ấm và sắc lấy nước đặc, dùng mỗi ngày 1 – 2 thang.

Bài thuốc chữa ho khan đờm ít vàng do phế nhiệt

  • Chuẩn bị: 8 – 12g tang diệp, 12 – 16g sa sâm, 8 – 12g thổ bối mẫu, 8 – 12g hạnh nhân, 8 – 12g sơn chi bì, 8 – 12g vỏ lê, 8 – 12g đạm đậu xị.
  • Thực hiện: Các vị thuốc này cho hết vào ấm, sắc lấy nước đặc, bỏ bã, uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa cao huyết áp

  • Chuẩn bị: 20g tang diệp, 20g sung úy tử, 20g tang chi.
  • Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm, gia thêm 1 thăng nước. Đun đến khi còn 600ml thì lấy nước thuốc ngâm rửa chân khi còn ấm trong vòng 30 – 40 phút trước lúc ngủ.

Bài thuốc chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt

  • Chuẩn bị: 12g tang diệp, 12g cúc hoa, 12g đơn sâm, 12g đơn bì, 12 – 20g hắc chi ma, 12g sài hồ, 10 – 12g xích thược, 10 – 12g bạch thược.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên trộn đều lại rồi tán bột và làm hoàn. Mỗi lần lấy uống khoảng từ 8 – 12g cùng với nước sôi ấm, dùng 1 lần/ngày.

Bài thuốc uống thay trà có tang diệp

  • Bài thuốc 1: Cần có 9g tang diệp, 9g kỷ tử, 9g cúc hoa cùng 6g quyết minh tử. Các vị thuốc hãm với nước sôi uống thay trà mỗi ngày 1 thang. Dùng trong trường hợp hay bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
  • Bài thuốc 2: Cần 6g tang diệp, 6g cúc hoa, 30g bạch mao căn, 30g đạm trúc diệp cùng 4g bạc hà. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi, bỏ bã rồi thêm vào chút đường uống thay trà 1 thang/ngày. Dùng trong các trường hợp vã mồ hôi, sốt nóng, ho khan ít đờm do cảm bạo phong nhiệt hay viêm kết mạc mắt cấp tính.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 10g thang diệp, 10g cúc hoa, 10g bạc hà, 10g cam thảo. Cho các vị thuốc vào ấm tích nhiệt rồi thêm nước sôi nóng hãm uống thay trà, mỗi ngày dùng 1 thang. Sử dụng khi bị cảm mạo phong nhiệt.
trà tang diệp
Có thể dùng tang diệp hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày

Món ăn bài thuốc có dược liệu tang diệp

  • Món 1 (Cháo tang diệp – cúc hoa): Cần chuẩn bị 10g tang diệp, 10g đậu xị, 12g cúc hoa cùng 60g gạo tẻ. Các vị thuốc đem sắc kỹ để lấy nước đặc. Còn gạo tẻ thì đem nấu nhừ thành dạng cháo. Trộn nước sắc vị thuốc vào cháo rồi đun sôi và ăn khi còn nóng. Dùng trong trường hợp đau dây thần kinh do chấn thương vùng mặt hay đau vùng mắt do viêm kết mạc.
  • Món 2 (Phổi lợn hầm tang diệp): Cần chuẩn bị 250g phổi lợn, 15g tang diệp cùng 20g huyền sâm. Hai vị thuốc đem gói kỹ ở trong vải xô còn phổi lợn thì rửa sạch rồi thái lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm kỹ rồi vớt bỏ túi dược liệu đi và nêm gia vị bừa ăn. Dùng khi còn nóng, liên tục trong khoảng 5 – 10 ngày. Dùng trong các trường hợp viêm khô kết mạc mắt do viêm tắc tuyến lệ.

Bài thuốc chữa chứng mất ngủ

  • Bài thuốc 1 (Do tâm hỏa thịnh): Cần có 20g tang diệp, 20g lá vông, 20g cỏ mực, 10g hoàng bá, 10g hoàng liên, 10g bạch linh, 16g xấu hổ, 20g cỏ mực, 20g rau má cùng 20g đinh lăng. Các vị thuốc đem sắc làm 3 lần, chia đều 3 lần uống, ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2 (Do can khí uất kết): Chuẩn bị 20g tang diệp, 10g chỉ xác, 12g chi tử, 12g hương phụ, 16g hắc táo nhân, 12g liên nhục, 12g hoài sơn, 10g hạ liên châu cùng 12g khởi tử. Các vị thuốc này đem sắc lấy nước uống khi còn ấm, liều dùng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc 3 (Do suy nhược thần kinh): Cần 20g tang diệp, 20g trinh nữ hoàng cung, 12g phòng sâm, 16g đương quy, 12g ngưu tất, 16g mạch môn, 12g thạch hộc, 12g viễn chí, 16g táo nhân, 12g cam thảo, 6g hạt sen, 10g bạch thược cùng 6 quả đại táo. Đem sắc lấy nước, chia uống 3 lần, ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 4 (Do âm hư hỏa vượng): Chuẩn bị 24g tang diệp, 24g lá vông, 40g thân cây mía, 20g hắc táo nhân, 16h thiên môn, 16g mạch môn, 16g ngưu tất, 16g chi tử, 20g đương quy, 10g nhân sâm, 10g huyền sâm, 4g sừng tê giác, 12g phục thần, 10g bá tử nhân cùng 16g thục địa. Đem các vị thuốc sắc lấy nước đặc, chia uống 3 lần, dùng 1 thang/ngày. Mỗi liệu trình kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Bài thuốc chữa chứng khô miệng

  • Bài thuốc 1 (Do phế nhiệt): Cần có 20g tang diệp, 20g cát căn, 16g mạch môn, 12g cam thảo, 6g sâm đại hành sao thơm, 12g sinh địa, 16g mã đề thảo, 16g cát cánh. Các vị thuốc sắc lấy nước, bỏ bãm, chia uống 3 lần, dùng 1 thang/ngày trong 10 ngày liên tục.
  • Bài thuốc 2 (Do phế nhiệt): Cần 20g tang diệp, 12g bạch thược, 20g rau má, 16g sa sâm, 12g thiên môn, 16g mạch môn, 12g thục địa, 12g đương quy, 10g ngũ vị, 12g cát cánh, 12g chi tử. Các vị thuốc sắc lấy nước, chia uống 3 lần, ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3 (Do tâm hỏa cang thịnh): Chuẩn bị 20g tang diệp, 20g rau má, 20g cỏ mực, 16g thạch hộc, 12g thiên môn, 10g hoàng liên, 16g sa sâm, 12g thục địa, 16g đương quy, 12g chi tử, 16g hắc táo nhân, 12g bạch thược, 12g thảo quyết minh sao vàng, 12g cam thảo cùng 5 quả đại táo. Sắc lấy nước uống với liều 2 ngày 1 thang. Mỗi ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn.
  • Bài thuốc 4 (Do thận âm hư suy): Chuẩn bị 20g tang diệp, 20g cỏ mực, 12g khiếm thực, 12g thạch hộc, 12g tang thầm, 12g sơn thù, 16g hoài sơn, 16g mạch môn, 10g mơ muối, 12g trạch tả, 10g đan bì, 16g củ đinh lăng, 16g đậu xanh sao thơm, 16g thục địa, 10g bạch linh, 12g kỷ tử cùng 12g cam thảo. Các vị thuốc này đem sắc 3 lần, chia làm 3 lần uống, dùng ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa xơ vữa động mạch

  • Bài thuốc 1: Cần 20g tang diệp, 10g xuyên khung, 12g ích mẫu, 10g phục thần, 12g long nhãn, 16g lạc tiên, 16g đinh lăng, 10g đại táo, 12g đương quy, 12g hoàng kỳ, 14g bạch thược, 12g thục địa, 12g cam thảo cùng 16g hà thủ ô. Sắc lấy nước đặc, chia làm 3 lần uống, dùng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20g tang diệp, 15g cát căn, 16g hắc táo nhân, 10g tâm sen, 16g hà thủ ô, 20g bồ công anh, 12g thục địa, 15g đương quy, 4g đại hoàng, 15g ngũ gia bì, 10g cam thảo, 12g ích mẫu, 20g tô mộc cùng 10g hồng hoa. Đem sắc lấy nước bỏ bã, chia uống 3 lần, dùng ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa lở ngứa ngoài da

  • Chuẩn bị: 20g tang diệp, 20g kim ngân hoa, 12g thương nhĩ (sao), 12g liên kiều, 16g sài đất, 16g kinh giới cùng 16g lá đơn đỏ.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm, thêm 1,6 lít nước. Sắc lấy 500ml, bỏ bã rồi chia uống 2 lần, ngày dùng 1 thang.
lá dâu tằm
Những lá dâu tằm bánh tẻ được thu hái, phơi khô để bảo quản dùng dần

Bài thuốc chữa đau liên sườn

  • Chuẩn bị: 20g tang diệp, 16g diệp hạ châu, 10g long đởm thảo, 16g bạch thược, 16g bạch truật, 12g bạch linh, 10g ngân hoa, 16g sài hồ, 16g cỏ mần trầu, 12g hương phụ, 10g chi tử, 10g mơ muối cùng 20g thổ phục linh.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc lấy nước, bỏ bã, chia uống 3 lần, liều 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc chữa ho kéo dài

  • Bài thuốc 1 (Do phế nhiệt): Cần 20g tang diệp, 10g trần bì, 12g mạch môn, 16g tía tô, 12g xương bồ, 20g rau má, 10g ngân hoa, 20g cỏ mực cùng 16g thiên môn. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2 (Do viêm họng): Cần 20g tang diệp, 16g đinh lăng, 4g sinh khương, 10g bạch linh, 16g cát cánh, 10g bối mẫu, 16g mạch môn, 10g trần bì, 12g cam thảo, 12g huyền sâm, 8g xạ can, 12g sa sâm. Các vị thuốc đem sắc uống 1 thang/ngày.

15. Bài thuốc chữa mề đay cấp tính thể phong nhiệt

  • Chuẩn bị: 20g tang diệp, 20g kim ngân, 20g cỏ mần trầu, 16g quả ké, 16g tang ký sinh, 20g rau má, 16g xương bồ, 12g bạch thược, 16g xương bồ, 12g sài hồ, 12g cam thảo.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc trị bí tiểu tiện do thấp nhiệt

  • Chuẩn bị: 20g tang diệp, 16g vỏ bí ngô, 16g hạ liên châu, 20g thổ phục linh, 16g bạch mao căn, 16g rau diếp cá, 12g mộc thông, 12g má đề thảo, 16g cam thảo đất cùng 16 mướp đắng.
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm, sắc kỹ lấy nước đặc, uống liều 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh ung thư phổi thể âm hư nhiệt độc

  • Chuẩn bị: 20g tang diệp, 6g cam thảo, 15g cúc hoa dại, 10g bồ công anh, 20g bạch biển đậu, 20g thiên hoa phấn, 20g mạch môn, 15g sa sâm, 15g ngọc trúc, 15g kim ngân hoa, 10g tử hoa địa đinh, 15g thổ bối mẫu.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem đi sắc lấy nước đặc. Loại bỏ bã, chia uống nhiều lần với liều 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc chữa rối loạn cương dương

  • Bài thuốc 1 (Do thấp nhiệt uất kết): Cần 16g tang diệp, 20g thục địa, 16g sơn thù, 16g trạch tả, 16g cỏ mực, 16g hoài sơn, 16g thạch hộc, 16g mạch môn, 10g đỗ trọng, 10g hoạt thạch chế, 12g cam thảo, 12g xa tiền, 12g đương quy, 12g bạch truật, 12g bạch linh cùng 12g đan bì. Các vị thuốc sắc uống ngày 3 lần, dùng 1 thang mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2 (Do tâm tỳ lưỡng hư): Cần 20g tang diệp, 10g thần khúc, 16g ngũ gia bì, 16g hoài sơn, 16g liên nhục, 16g lá đắng, 16g lạc tiên, 16g bạch truật, 16g đinh lăng, 16g hắc táo nhân, 12g phục thần, 12g cam thảo, 12g trần bì cùng 6 quả táo nhân. Các vị thuốc sắc kỹ lấy nước, chia 3 lần uống, liều 1 thang/ngày.

Bài thuốc chống khô da vào mùa đông

  • Chuẩn bị: 20g tang diệp, 12g thục địa, 16g cát căn, 16g vừng đen, 16g hà thủ ô, 20g cỏ mực, 12g bạch thược, 16g mạch môn, 12g đại táo, 10g cúc hoa cùng 10g cam thảo bắc.
  • Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm, thêm 1 thăng nước, sắc lấy 300ml, bỏ bã. Chia đều làm 3 lần uống, liều 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc chữa cảm mạo

  • Chuẩn bị: 30g tang diệp, 9g chi tử sao đen, 15g cúc hoa, 6g thiên ma, 6g độc hoạt, 4,5g tần giao.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột rồi trộn cùng nước sắc bạc hà để làm viên hoàn. Mỗi lần dùng lấy 2 viên hoàn hòa trong 1 lít nước sôi, chờ cho ấm rồi dùng nước thuốc này gội đầu.

Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm

  • Bài thuốc 1: Cần 30g tang diệp, 60g ngũ bội tử, 18g ma hoàng. Trường hợp có khí hư thì gia thêm 30g sinh hoàng kỳ. Các vị thuốc đem tán thành bột mịn. Mỗi làm dùng lấy 20g bột thuốc trộn với lượng giấm vừa đủ để thành hồ nhão. Sau đó dùng thuốc đắp trực tiếp lên rốn và cố định lại bằng băng gạc vào trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc 2: Cần có 12g tang diệp, 6g thông thảo, 9g liên kiều, 9g mẫu đơn bì, 18g phù triển mạch, 18g mẫu lệ cùng 9g hoạt thạch. Các vị thuốc sắc lấy nước, bỏ bã, uống với liều 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc 3: Cần 15g mật trích tang diệp, 20g lữ đậu y, 30g phù tiểu mạch, 10g sinh kê nội kim, 12g sao mạch môn, 12g bích đào can, 10g sinh hoài sơn, 12g sao sinh địa cùng 12g sao bạch thược. Các vị thuốc trên đem ngâm nước 30 phút. Sau đó sắc làm 2 làn lấy 200ml nước đặc, chia 2 lần uống khi còn ấm, dùng ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa bệnh đông ôn

  • Bài thuốc 1: Cần có 10g tang diệp, 20g hạnh nhân, 3g bạc hà, 5g liên kiều, 8g rễ lau, 3g cam thảo, 8g cát cánh, 4g cúc hoa. Các vị thuốc đem sắc lấy nước bỏ bã, thêm 6g bột thạch cao vào quấy đều và uống mỗi ngày 1 thang thuốc.
  • Bài thuốc 3: Cần 15g tang diệp, 40g thạch cao giã nát, 6 vốc gạo tẻ, 20g sơn chi, 15g hoàng cầm, 20g liên kiều, 20g hạnh nhân, 8g cam thảo sống, 24g tri mẫu. Các vị thuốc sắc lấy nước bỏ bã, uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa da khô, tóc bạc sớm

  • Chuẩn bị: 16g tang diệp, 30g đậu đen sao thơm, 16g hà thủ ô, 20g thiên môn, 20g cỏ mực, 10g đỗ trọng, 16g đương quy, 20g thục địa, 16g táo nhân sao đen, 10g cam thảo.
  • Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên đem cho vào ấm, sắc lấy nước uống, dùng 1 thang/ngày.

Bài thuốc chữa thiên hành xích nhãn

  • Bài thuốc 1 (Thể phong nhiệt): Chuẩn bị 16g tang diệp, 12g liên kiều, 6g cát cánh, 16g ngân hoa, 12g chi tử, 8g hoàng đằng, 12g hoàng cầm, 8g kỷ tử, 6g bạc hà, 12g kinh giới, 12g ngưu bang. Các vị thuốc đem sắc uống, 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc 2 (Thể thấp nhiệt): Cần 16g tang diệp, 12g mạn kinh tử, 8g hoàng cầm, 8g bạc hà, 12g phòng phong, 12g kinh giới, 12g hoàng đằng, 16g nhân trần, 12g sa tiền. Các vị thuốc sắc uống, liều 1 thang/ngày.

Bài thuốc trị bệnh loãng xương thể thận âm suy tổn

  • Chuẩn bị: 16g tang diệp, 12g cam thảo, 12g sơn thù, 12g hoài sơn, 12g khởi tử, 12g đương quy, 12g thục địa, 12g khiếm thực, 10g đại táo, 10h bạch linh, 10g tang thầm, 10g hoàng bá, 10g đại táo, 16g chế mẫu lệ, 16g cỏ mực, 10g kim ngân hoa, 12g quy bản sao.
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem sắc kỹ lấy nước đặc, chia đều làm 3 lần uống, dùng 1 thang mỗi ngày. Khi uống có thể pha thêm 20ml mật ong cho mỗi lần.

Bài thuốc trị bệnh Rubella

  • Chuẩn bị: 16g tang diệp, 14g lá tre, 16g má đề thảo, 16g nam hoàng bá, 16g cành châu, 12g khổ qua, 14g kinh giới, 10g sinh địa, 12g sài hồ, 8g chỉ xác, 10g đan bì, 12g bạch thược cùng 12g chi tử.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm, thêm 1,4 lít nước. Sắc lấy 400ml thuốc, bỏ bã, chia làm 2 – 3 lần uống, liều dùng 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc chữa nhiệt miệng

  • Bài thuốc 1: Cần 16g tang diệp, 16g cam thảo đất, 20g bồ công anh, 20g sài đất, 20g đinh lăng, 20g cỏ mực, 16g mướp đắng, 20g rau má, 12g hoàng cầm, 12g chi tử, 12g đương quy, 12g liên kiều cùng 12g thục địa. Các vị thuốc đem sắc lấy nước, chia uống 3 lần, 1 thang cho 1 ngày. Dùng khi niêm mạc miệng xuất hiện nốt loét gây đau đớn, lợi sưng nề đỏ.
  • Bài thuốc 2: Cần 20g tang diệp, 12g liên kiều, 12g ngân hoa, 16g mẫu lệ, 16g lá tre, 16g đương quy, 20g cam thảo đất, 12g mơ muối, 20g cỏ mực, 20g rau má, 20g lá vông, 16g sa sâm, 12g tri mẫu, 20g mạch môn cùng 12g sinh địa. Sắc lấy nước, chia uống 3 lần, mỗi ngày 1 thang, liên tục 5 – 7 ngày cho 1 đợt điều trị. Dùng trường hợp nặng khiến cơ thể yếu mệt, khó ăn uống, mồ hôi nhiều.
tác dụng của tang diệp
Có thể kết hợp tang diệp cùng các vị thuốc khác để nâng cao dược tính

Bài thuốc chữa táo bón do huyết hư

  • Chuẩn bị: 16g tang diệp, 16g cỏ mực, 16g hà thủ ô, 12g mộc thông, 16g sa sâm, 16g đương quy, 16g thảo thuyết minh sao vàng, 12g đại táo, 10g sơn tra, 15g kê huyết đằng, 12g đài nhân, 12g sinh địa, 20g rau má cùng với 10g chỉ xác.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm. Sắc lấy nước đặc, chia 3 lần uống với liều dùng 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc chưa chảy máu chân răng

  • Chuẩn bị: 16g tang diệp, 16g lá xương sông, 16g biển súc, 20g thổ phục linh, 12g nam hoàng bá, 6g hoàng liên, 16g cam thảo đất, 10g ngũ vị tử, 10g chỉ xác sao cám, 16g đương quy, 10g trần bì, 12g tông lư sao đen, 16g lá mã đề cùng 12g chi tử.
  • Thực hiện: Tất cả vị thuốc đem cho hết vào ấm, thêm 1 thăng nước. Sắc lấy nước đặc, bỏ lã, uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa tiêu chảy thể thử thấp

  • Chuẩn bị: 16g tang diệp, 10g hoàng bá, 10g hoàng liên, 10g liên kiều, 12g ngân hoa, 20g rau má, 10g chi tử, 16g đinh lăng, 10g bán hạ, 10g bạch linh, 12g phòng sâm, 10g trần bì cùng 10g cam thảo.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm, sắc lấy nước, bỏ bã, chia uống làm 3 lần, dùng liều 1 thang/ngày.

Bài thuốc trị đờm hỏa uất ở phế

  • Chuẩn bị: 40g tang diệp, 40g bằng sa, 40g tô tử, 40g cam thảo phấn cùng 40g nhi trà.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem trộn đều lại với nhau, tán thành bột. Sau đó tiếp tục trộn mật để làm viên hoàn, mỗi hoàn 10g. Dùng với liều 2 hoàn mỗi ngày cùng nước sôi ấm.

Bài thuốc chữa chứng co giật ở trẻ em do ngoại cảm

  • Chuẩn bị: 16g tang diệp, 12g liên kiều, 16g ngân hoa, 12g đậu xị, 8g ngưu bàng, 8g bạc hà, 12g kinh giới, 8g cát cánh, 4g cam thảo, 8g cương tằm, 12g câu đằng.
  • Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm, sắc lấy nước, lọc bỏ bã, chia uống nhiều lần, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa chứng chảy nước mắt khi ra gió

  • Chuẩn bị: 40g tang diệp, 20g bạch cương tằm sao, 10g kinh giới, 20g cam thảo, 20g mộc tặc, 20g toàn phúc hoa cùng 20g tế tân.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem trộn đều rồi nghiền thành dạng bột. Mỗi ngày dùng 8g cùng với nước sắc kinh giới.

Bài thuốc chữa đau đầu do phong nhiệt

  • Bài thuốc 1: Cần có 10g tang diệp, 6g cương tằm, 10g hoàng cầm, 10g cúc hoa, 10g câu đằng. Các vị thuốc đem sắc lấy nước đặc, hòa thêm 1g chu sa vào uống khi còn ấm, liều 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12g tang diệp, 6g cương tằm, 12g kinh giới, 4g cam thảo, 8g tuyền phúc hoa, 6g mộc tặc, 3g tế tân. Các vị thuốc đem sắc lấy nước uống ngày 1 thang. Hoặc cũng có thể trộn đều rồi tán bột mịn. Mỗi lần uống 6 – 10g, tần suất khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc chữa tân dịch hư tổn ở người cao tuổi

  • Bài thuốc 1 (Do mắc chứng táo tà nặng): Cần có 12g tang diệp, 12g thanh cao, 6g hạnh nhân, 6g nhân sâm, 4g cam thảo, 12g hỏa ma nhân, 8g mạch môn, 8g a giao, 1 lá tỳ bà diệp. Các vị thuốc sắc lấy nước, chia uống 3 lần vào trước bữa ăn, dùng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc 2 (Do táo nhiệt ở phế): Cần chuẩn bị 6g tang diệp, 12g sa sâm, 8g thiên hoa phấn, 8g ngọc trúc, 4g cam thảo, 12g mạch môn cùng 8g bạch biển đậu. Các vị thuốc sắc lấy nước, chia đều làm 3 lần uống trước khi ăn, dùng với liều 1 thang mỗi ngày.

Cần lưu ý rằng, tuyệt đối không dùng dược liệu tang diệp cho những người mắc bệnh hư hàn. Thông tin được đề cập trên bài viết về vị thuốc tang diệp chỉ có giá trị tham khảo. Hãy trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu để đảm bảo kết quả điều trị bệnh.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Phục Long Can: Vị Thuốc Từ Căn Bếp Củi
Vị thuốc Phù bình là gì?