Cây quán chúng hay còn gọi với cái tên như hoạt hủy quán chúng, lưỡi hái. Cây có vị đắng, tính hàn, đi vào kinh Can, Vị dùng làm thuốc chữa bệnh. Cây lưỡi hái có thể dùng chữa giun sán, tiêu chảy, cảm cúm.
Tên gọi khác: Hoạt thuỷ quán chúng, Lưỡi hái
Tên khoa học: Cyrtomium fotunei J.Smi
Họ: Họ Dương Xỉ (Polypodiaceae).
Thông tin, mô tả cây quán chúng
Mô tả cây lưỡi hái
Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-70cm. Thân rễ có nhiều vẩy màu nâu phủ kín, mang lá lược tập trung thành tán; mỗi lá lược có phiến kép hình lông chim, lá dài 15-30cm, gồm 21-30 lá lông chim mọc so le, hình lưỡi hái, mép khía răng cưa, mặt dưới lá rải rác 3-4 hàng ổ túi bào tử; áo của ổ túi hình khiên; bào tử hình trái xoan, màu vàng nâu.
Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Loài phân bố ở Trung Quốc và Nam Trung Quốc, Nhật Bản. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng núi Lạng Sơn, Yên Bái… Ðào thân rễ về, rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, thái miếng phơi khô.
Bộ phận dùng: Thân rễ – Rhizoma Cyrtomii Fortunei, thường gọi là Quán chúng. Thân rễ (vẫn gọi là củ). củ to khô ngoài nâu đen, trong nâu vàng, sạch bẹ, không mốc là tốt. Một số nơidùng củ Ráng (Nghệ An) (Acrostichum aureum L, họ Polypediaceae) thay Quán chúng.
Thu hái, chế biến: Theo Trung Y, Lấy rễ cắt bỏ rễ con, ngâm nước rửa sạch, thái lát, phơi râm cho khô dùng. Cũng có khi dùng tươi gọi là ‘Hoạt thuỷ quán chúng’ trồng ở đất bùn lẫn sỏi đá khi nào dùng thì đào lên rửa sạch thái lát. Theo kinh nghiệm Việt Nam, Rửa sạch, thái mỏng phơi khô dùng sống (cách này thường dùng). Sau đó, có thể ngâm rượu uống trị huyết ứ.
Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh Can và Vị
Bảo quản: Dễ mốc. Để nơi khô, ráo, thoáng gió, tránh ẩm, thỉnh thoảng nên phơi.
Thành phần hóa học
Có flavaspidic acid.
Tác dụng dược lý của cây quán chúng
Thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, sát trùng.
Chữa bệnh ký sinh trùng đường ruột
Hoạt thuỷ quán chúng và bài thuốc chữa giun móc
Quán chúng dùng với Phỉ tử và Tân lang
Cây quán chúng chữa sán dây
DùngQuán chúng với Lôi hoàn và Tân lang
Bài thuốc chữa giun kim từ cây quán chúng
Dùng Quán chúng với Khổ luyện bì và Hạc sắt
Cây quán chúng và các bài thuốc chữa bệnh khác
Bài thuốc chữa cảm phong nhiệt, nổi dát do nhiệt, nóng và quai bị
Dùng Quán chúng với Kim ngân hoa, Liên kiều và Đại thanh diệp.
Chữa xuất huyết do nhiệt từ cây quán chúng
Biểu hiện như nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu và chảy máu tử cung. Dùng Quán chúng với Trắc bách diệp, Hạc thảo nha và Tông lư thán.
Cây lưỡi hái trị phòng bệnh cảm cúm (khi có dịch hoặc mùa bệnh cảm cúm)
Quán chúng 14g, Cam thảo 8g, Kinh giới 12g, Tử tô 12g. Sắc uống nóng ngày 1 thang, 3 ngày liền. Nếu nữa tháng sau dịch bệnh vẫn còn, uống tiếp 3 ngày. (Quán Chúng Thang – Nghiệp Phương).
Trị thận bị lao nhiệt, chân tay sưng cấp từ cây quán chúng
Quán chúng, Can tất, Ngô thù du, Hòe bạch bì, Duyên phấn, Vô di, Hạnh nhân, tán nhỏ, Ngày uống 10-12g/ 3 lần với nước sôi vào lúc đói. (Quán Chúng Tán ).
Trị thấp nhiệt uẩn kết, lỵ, amip mạn
Ngân hoa 15g, Quán chúng 15g, Nha đởm tử 45g, sao vàng 60g. Tán bột. Nấu sáp cho chảy ra, hòa bột vào trộn đều, làm thành hoàn. Ngày uống 8-12g, lúc bụng đói. Tác dụng: Sát trùng, chỉ lỵ, chỉ huyết. (Nha Đởm Tử Hoàn Phục Phương).
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây quán chúng. Có thể nói, cây mang đến nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, những bài thuốc này chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– NGỌC TRÚC VÀ CÁC TÁC DỤNG CHỮA BỆNH
– NHỤC ĐẬU KHẤU VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10