BÀI 336 – Nhân trung bạch trị mồ hôi chân

Nhân trung bạch là cặn của nước tiểu của người để lâu trong chậu, nước bốc hơi đi còn lại cặn đọng thành bánh, dòn và khai. Cặn này càng phơi nắng lâu càng tốt. khi dùng lại còn phải nung cho kĩ nữa.

Tên khác

Tên thường gọi: Nhân trung bạch còn gọi là Nhân niệu bạch, Thiên niên băng, Niệu bạch đảm, Đạm thu thạch.

Tên tiếng Trung: 人 中 白

Tên khoa học Calamitas Urinae hominis

Nhân Trung bạch

(Mô tả, hình ảnh cây Nhân Trung bạch, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).

Mô tả:

Nhân trung bạch là cặn của nước tiểu của người để lâu trong chậu, nước bốc hơi đi còn lại cặn đọng thành bánh, dòn và khai. Cặn này càng phơi nắng lâu càng tốt. khi dùng lại còn phải nung cho kĩ nữa.

Thành phần hoá học:

Thành phần chủ yếu của nhân trung bạch là canxi clorua và các thành phần khác trong nước tiểu.

Bào chế:

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Nhân trung bạch cho vào nồi đất, trét kín, đốt bên ngoài bằng trấu, lấy phấn trắng bám trong lòng vung, bỏ cái đen, tán bột.

Đốt đỏ, cạo bỏ cái đen, tán bột.

Nung đỏ trực tiếp trên lửa hoặc bọc kín nung đỏ, tán bột, làm thủy phi lấy bột nhỏ mịn dùng.

Vị thuốc Nhân trung bạch

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Vị mặn tính bình, mùi khai, không độc. Theo tài liệu cổ, nhân trung bạch có vị mặn, tính bình, không độc vào 3 kinh can, tam tiêu và bàng quang.

Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Quy kinh:

Vào 3 kinh: can, tam tiêu và bàng quang.

Tác dụng:

Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hoả, khử ứ, cầm máu. Thường dùng làm thuốc tả hoả, thanh nhiệt, dùng trong những bệnh cổ họng sưng đau, chảy máu cam, thiên đầu thống, cam tẩu mã, lở mồm, lưỡi, do sốt lâu mà gầy còm, còn dùng làm thuốc bổ, thuốc ho.

Liều dùng:

Ngày dùng 4 – 7g dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột. Dùng ngoài liều lượng có thể tăng lên. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng những vị khác.

Kiêng kỵ:

Tỳ vị hư hàn không dùng.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Nhân trung bách

Trị loét lưỡi:

Nhân trung bạch 0,5g, nung kỹ tán bột, để riêng. Lá đinh lăng (dùng lá non) 15g, bỏ vào cối giã nhỏ. Hai thứ trộn đều, đưa miếng thuốc vào miệng ngậm lại, sau ít phút thì nhổ đi.

Trị cam tẩu mã:

 Nhân trung bạch 1g nung đỏ, sau đó tán bột, lấy mật ong 10ml. Hai thứ trộn đều, dùng thuốc này bôi vào nơi cam tẩu mã. Trước khi bôi thuốc lấy lá tía tô nấu nước rửa sạch nơi bị tổn thương.

Trị dưới bàn chân bị rỗ (còn gọi hà), ra mồ hôi, đau buốt:

Nhân trung bạch sao kỹ tán bột, rắc vào.

Trị ho khan do phế nhiệt, hơi thở nóng: 

Nhân trung bạch 4g (sao kỹ), bạch mao căn 16g, cát cánh 12g, mạch môn 12g, rau dấp cá 16g, tang diệp 16g, lá xương sông 16g, rau má 16g, cam thảo bắc 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.  

Mua thuốc ở đâu đảm bảo chất lượng?

thuocbacsaithanh.com

thaoduoclyvan.com

  • Hotline:    0939 714 275

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

BẢY LÁ MỘT HOA (TÀO HƯU) – CÁI TÊN LẠ – BÀI THUỐC HAY

NƯỚC VỚI TIM VÀ NGUỒN SỐNG