BÀI 335 – Nha đảm tử vị thuốc cổ điều trị bệnh ung thư

Nha đảm tử còn có tên gọi khác là cây sầu đâu cứt chuột, chù mển, khổ luyện tử, san đực, hạt khổ sâm… Dược liệu mang trong mình tính hàn, vị đắng có tác dụng ức chế hoạt động và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, phòng ngừa ung thư di căn. Ngoài ra dược liệu còn có khả năng điều trị sốt rét, bệnh lỵ, tiêu chảy lâu ngày không khỏi.

Nha đảm tử
Thông tin cơ bản về tính vị, thành phần hóa học, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Nha đảm tử

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Cây sầu đâu cứt chuột, chù mển, khổ luyện tử, san đực (Sầm Sơn), hạt khổ sâm, nha đảm tử, bạt bỉnh (Nghệ An), cứt cò (Vĩnh Linh)

Tên khoa học: Brucea ịavanica (L.) Merr. (Brucea sumatrana Roxb.)

Thuộc họ: Thanh thất (danh pháp khoa học: Simaroubaceae)

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Nha đảm tử là một loại cây nhỏ, có chiều cao khoảng 2m. Trên thân dược liệu có lá mọc so le, lá kẹp lông chim lẻ. Lá có mép hình răng cưa, ở cả hai mặt của lá đều được bao phủ bởi lông mềm. Dược liệu có hoa mọc thành chùm xiêm, hoa đơn tính khác gốc. Quả dược liệu có hình trứng, quả hạch, khi chín quả sẽ có màu đen. Hạt cứng, có hình dẹt, màu nâu đen. Vỏ ngoài của hạt nhăn nheo và có vị rất đắng.

Phân bố

Ở Việt Nam, Nha đảm tử mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp các tỉnh miền núi, từ Bắc trí Trung. Đặc biệt dược liệu phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Quả dược liệu

Thu hái: Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm

Chế biến:

Sau khi thu hái, mang Nha đảm tử về phơi hoặc sấy khô. Sau đó bảo quản để dùng dần.

Theo kinh nghiệm Việt Nam

  • Rửa sạch dược liệu để loại bỏ bụi bẩn, phơi khô, cho vào chảo sao qua với lửa nhỏ, giã đập, dùng cùng với những loại thuốc khác.
  • Sau khi sao dược liệu với lửa nhỏ, tán thành bột mịn và tạo thành hoàn tán.

Theo Trung y

  • Sau khi thu hái dược liệu, mang quả đập bỏ vỏ và lấy nhân. Sau đó gói trong giấy bản và ép cho ra hết chất dầu. Ngoài ra người bệnh có thể lấy nhân dược liệu cho vào cùi quả nhãn và nuốt.

Theo Viện Đông y

  • Sau khi thu hái dược liệu, lấy nhân quả tán thành bột cùng với một tá dược cho dễ tán (có thể dùng bách thảo sương hoặc bột gạo rang…). Uống bột hoặc tạo thành viên. Một liệu trình là 5 ngày. Mỗi ngày người bệnh có thể uống theo thứ tự như sau (tính theo bột của nhân): 0,08; 0,16; 0,32; 0,16 và 0,08.
  • Thuốc thụt: Sau khi thu hái, đập bỏ vỏ, lấy nhân. Thực hiện tán nhân thật mịn với bột bách thảo sương (đồng lượng) để làm thuốc thụt vào hậu môn giúp chữa bệnh. Mỗi ngày thụt khoảng 0,25 gram dược liệu cùng 0,25 gram bách thảo sương.

Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát. Nha đảm tử sau khi phơi khô có thể bảo quản được nhiều năm mà không cần phải lo mối mọt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản Nha đảm tử
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản Nha đảm tử

Thành phần hóa học

Dược liệu Nha đảm tử chứa nhiều hoạt chất quý gồm:

  • Tanin
  • Amydalin
  • Quassin
  • 23% tinh dầu
  • Glucozit (kosamin)
  • Saponin.

Dược liệu chứa 23% tinh dầu hoặc 50% tinh dầu trong trường hợp chỉ tính phần nhân. Dầu của dược liệu là chất lỏng màu trắng. Trong đó có chứa một lượng chất glucozit được gọi là Kosamin, chất men (có thể là men thủy phân), chất tanin, một chất saponin, chất quassin và amydalin. (theo sách Đỗ Tất Lợi)

Dược liệu chứa Nha đảm tử tinh thể I (C12H1605), Nha đảm tử tinh thể II (C10H16O5) , Nha đảm tử tinh thể III (C17H34O2), tinh dầu và glucozit (theo tài liệu nghiên cứu công thức hóa học của glucozit trong Học báo hóa học). (theo sách Ứng dụng lâm sàng Trung dược)

Dược liệu có thành phần chủ yếu là Khổ vị tố. Trong đó, chúng được phân thành 9 loại đơn thể được gọi là Nha đam tử khổ tố A, khổ tố B, khổ tố C, khổ tố D, khổ tố E, khổ tố F, khổ tố G, tinh dầu với hàm lượng 36, 8 – 56,2 và glucozit (theo sách Trung dược học)

Dược liệu gồm 55% chất dầu và những hoạt chất thuộc nhóm simarubolit (theo sách Dược liệu – nhà xuất bản Y học 1985).

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Có tác dụng diệt in vitro, in vivo và ampi dạng hoạt động (nguyên trùng). Tuy nhiên dược liệu có tác dụng kém hơn đối với lỵ mạn tính và lỵ trực khuẩn
  • Diệt và tẩy các loại ký sinh trùng: Sán, giun móc, giun đũa, hấp huyết trùng, trùng roi trichomonas
  • Tác dụng chống sốt rét: Ức chế sự phát triển của nguyên trùng sốt rét
  • Phòng chống bệnh ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và phòng ngừa ung thư di căn
  • Tác dụng kháng virus: Dược liệu có khả năng ức chế virus cúm típ A PR8.

Theo y học cổ truyền

Dược liệu Nha đảm tử có tác dụng:

  • Điều trị bệnh lỵ
  • Điều trị bệnh sốt rét
  • Điều trị bệnh tiêu chảy lâu ngày không khỏi
  • Sát trùng
  • Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, phòng ngừa bệnh ung thư di căn (theo Trung dược học).

Tính vị

Dược liệu có tính hàn, vị đắng.

Qui kinh

Qui vào kinh đại tràng.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Dùng 4 – 16 gram/ngày.

Cách dùng

Sấy hoặc phơi khô sau đó tán thành bột mịn, sắc thành nước thuốc để uống hoặc nấu thành cao.

Liều lượng và cách dùng dược liệu Nha đảm tử
Liều lượng và cách dùng dược liệu Nha đảm tử

Bài thuốc

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Nha đảm tử gồm:

  1. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị ung thư và phòng ngừa ung thư di căn (Bài thuốc 1): Dùng 10 – 20 quả dược liệu đã phơi hoặc sấy khô tán thành bột. Sau đó làm thành viên 0,02 gram nhân đã khử dầu hoặc 0,1 gram toàn quả. Uống 3 viên/ngày. Sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày để bệnh tình được cải thiện.
  2. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị ung thư và phòng ngừa ung thư di căn (Bài thuốc 2): Dùng 20 quả dược liệu rửa sạch với nước muối. Mang dược liệu sấy hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt. Cho dược liệu vào chảo và sao sơ với lửa nhỏ, giã đập. Cho dược liệu đã giã vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện đun thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  3. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị sốt rét: Dùng 1 gram quả dược liệu rửa sạch với nước muối. Mang dược liệu sấy hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt. Cho dược liệu vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 300ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Sử dụng 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Uống liên tiếp 4 – 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm, những triệu chứng khó chịu cũng không còn.
  4. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị bệnh lỵ mạn tính do amip (bài thuốc 1): Dùng 20 gram dược liệu và 20 gram bách thảo sương. Mang cả hai vị thuốc rửa sạch với nước muối và mang đi phơi khô. Sau khi phơi khô, tán nhuyễn dược liệu. Cho bột dược liệu vào tô cùng với 20 gram sáp ong. Trộn đều hỗn hợp và tạo thành viên. Cho thuốc và lọ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy 10 gram thuốc uống trong ngày với nước lọc. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  5. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị bệnh lỵ mạn tính do amip (bài thuốc 2): Dùng 45 gram quả dược liệu đã bỏ vỏ, 15 gram quán chúng, 60 gram sáp vàng và 15 gram ngân hoa thán. Mang Nha đảm tử, quán chúng và ngân hoa thán rửa sạch với nước muối. Mang tất cả vị thuốc sấy hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt. Sau đó tán thành bột mịn. Cho sáp vàng vào nồi và nấu chảy. Hòa lượng sáp vàng đã nấu cùng với bột dược liệu, tạo thành viên với kích thước bằng hạt đỗ tương. Người lớn uống 10 – 15 viên/ngày lúc bụng đói. Sử dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
  6. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị bệnh lỵ cấp tính do amip, bụng đau quặn, mót rặn nhiều, đại tiện ra máu và chất nhầy (xích bạch lỵ), sợ lạnh, có sốt: Dùng 20 gram dược liệu, 20 gram hoàng liên gai, 20 gram bồ kết, 20 gram hạt cau, 20 gram đại hoàng, 20 gram hạt dư hấu. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Sau đó mang đi sấy hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt. Tán nguyên liệu thành bột mịn, trộn đều. Cho bột dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần, lấy 10 gram bột dươc liệu hòa tan cùng với 300ml nước ấm. Uống 2 lần/ngày trong 10 ngày.
  7. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị bệnh lỵ cấp tính do amip (thuốc thụt): Dùng 12 bọc nhựa của dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 200ml. Chắt lấy phần nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Sừ dụng 1 thang/ngày trước bữa ăn. Đồng thời dùng 20 hạt dược liệu đã rửa sạch ngâm cùng với 200ml nước trong 2 giờ. Ngâm dược liệu vào 200ml dung dịch 1% natri bicacbonat từ 1 – 2 giờ sau khi đã thụt rửa đại tràng. Thực hiện 1 lần/ngày trong 10 ngày (một liệu trình).
  8. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị viêm đường dẫn mật, viêm túi mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật: Dùng 10 gram dược liệu, 40 gram kim tiền thảo, 16 gram sài hồ, 40 gram nhân trần, 12 gram chi tử, 16 gram mã đề, 8 gram chỉ xác, 4 gram đại hoàng, 8 gram uất kim. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Sau đó mang phơi hơi héo dưới trời nắng gắt. Cho tất cả nguyên liệu vào chảo và thực hiện sao vàng. Cho những vị thuốc đã sao vào nồi, rót thêm 1,5 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 ngày để bệnh tình có thể thuyên giảm.
  9. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị mụn cóc: Dùng nhân dược liệu đã được tiệt trùng bằng cao áp, mang dược liệu nghiền nhỏ. Dùng cồn hoặc cồn iod rửa sạch vùng da bệnh. Dùng dao vô trùng rạch nhẹ da để chảy một ít máu. Dán dược liệu vào vùng da bệnh, dùng băng keo và gạc dán cố định dược liệu. Giữ băng trong 8 ngày, kiêng nước. Sau 8 ngày nếu mụn cóc chưa rụng, dùng cao mềm acid boric bôi lên mụn cóc.
  10. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị gai chân: Dùng 11 – 13 nhân dược liệu đã rửa sạch giã nát. Cho 1,5 gram bột Salicylatez vào bột dược liệu, trộn đều. Cho thuốc vào băng keo, cắt thủng một lỗ bằng với vùng bị chai. Đặt thêm một miếng băng keo khác lên chỗ chai, sau đó dán thuốc vào. Giữ nguyên trạng thái trong 10 ngày thì thay băng.
  11. Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị nốt ruồi: Dùng 3 – 4 gram dược liệu rửa sạch với nước muối. Giã nát dược liệu vào cho vào lọ, thêm cồn 75% bằng lượng thuốc ngâm. Ngâm thuốc một ngày một đêm. Dùng tâm bông thấm thuốc và bôi vào nuốt ruồi. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày.
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Nha đảm tử
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Nha đảm tử

Kiêng kỵ

  • Trẻ em, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai, người tỳ vị hư yếu tuyệt đối không dùng Nha đảm tử bởi trong dược liệu có độc
  • Người có tỳ vị hư nhược, nôn mửa không nên dùng dược liệu
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan, bệnh thận, chảy máu ruột dạ dày không nên dùng dược liệu.

Những thông tin về dược liệu Nha đảm tử trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh nên chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có trình độ chuyên môn cao để được tư vấn cụ thể.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– TÁC DỤNG DƯỢC HỌC CỦA ĐƯƠNG QUY
– CÔNG DỤNG CỦA HẠ KHÔ THẢO