Có một loại hợp chất giúp làm đẹp nhưng lại là chất cặn rỉ ở dưới lò đúc bạc, bạn có biết đó là gì không? Vâng, đó là mật đà tăng (Lithargyrum) – cái tên thật lạ phải không nhỉ!. Ngoài tên này, nó còn được gọi là kim đà tăng hay lô đề… và được tạo thành từ quá trình đúc bạc.
Không chỉ có tác dụng điều trị tàn nhang, mật đà tăng còn giúp giảm hôi miệng, hôi nách và điều trị nhiều chứng bệnh khác.
Vậy, cách dùng mật đà tăng như thế nào và cần lưu ý gì khi dùng để tránh bị ngộ độc?
Tên khác
Tên thường gọi: Còn gọi là đà tăng, kim đà tăng, lô đê.
Tên tiếng Trung: 宓 陀 曾
Tên khoa học: Lithargyrum.
Mật đà tăng
(Mô tả, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả
Mật đà tăng là tiếng Ấn Độ phiên âm. Nguyên là dư phẩm của việc chế biến bạc, thường thấy ở đáy lò nấu bạc. Có thứ tự nhiên, từng cục vuông bằng đầu ngón tay, ánh vàng sẫm. – Đây là một vị thuốc quý.
Bộ phận dùng:
Dùng đáy lò nấu vàng bạc lâu năm. Đáy lò vỡ người ta nấu lại thành miếng đen óng ánh xám.
Xuất xứ:
Vị này thường có ở làng nghề gia công chế tác vàng bạc, ở trong nước, và nước khác..
Cách bào chế:
Dùng sống tán bột mịn hoặc nung đỏ, để nguội rồi lấy tán lấy bột (rây số 22). Trộn với dầu mè, dầu thầu dầu, giấm v.v… đến độ sền sệt.
Thành phần hoá học:
Thành phần chủ yếu của mật đà tăng là chì oxit (PbO), tuy nhiên cũng còn lại một phần chì chưa bị oxy hóa. Ngoài ra, trong mật đà tăng còn lẫn nhiều tạp chất như Al3, Sb3+ hoặc Sb4+, sắt Fe3, Ca2+ và Mg2+.
Vị thuốc mật đà tăng
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…)
Tính vị:
Vị mặn, cay, tính bình, hơi độc. Tỷ trọng cao không có mùi vị
Quy kinh:
Vào kinh Can.
Tác dụng:
Thuốc sát trùng. Tác dụng trừ đờm, sát trùng, thu liễm trấn kinh
Chủ trị:
Thường dùng làm thuốc bị bệnh ngoài da, trị sang lở, chốc đầu, nước ăn chân (trộn với dầu), trị hôi nách (trộn với giấm).
Dùng chữa ngũ Trĩ, tẩy vết xạm ngoài da, chủ yếu là chế cao dán nhọt.
Liều dùng:
Liều uống hàng ngày là 0.5-1g
Tác dụng chữa bệnh của mật đà tăng
Trị chàm (Eczema):
Mật đà tăng 500g, Hoàng đơn 20g, Vỏ chàm 300g, Thầu dầu 1.000g.
Điều chế: Mật đà tăng tán nhỏ rây mịn. Hoàng đơn tán nhỏ rây mịn. Vỏ chàm đốt tồn tính, tán mịn. Dầu thầu dầu, Mật đà tăng, vỏ Chàm đun sôi 10 phút rồi cho Hoàng đơn vào quấy đều, bắc ra lại quấy đều cho đến khi nguội (nếu không Mật đà sẽ tăng sẽ lắng xuống).
Rót vào lọ rộng miệng, quấy đều khi dùng.
Trị hôi nách:
Mật đà tăng 30g (tán min), Giấm thanh 100ml hòa chung bôi vào nách, ngày vài lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị sang lở, chốc đầu, nước ăn chân:
Mật đà tăng 30g (tán min), Trộn với dầu mè cho sệt bôi ngày vài lần. (Kinh Nghiệm dân gian).
Chữa xạm, khô sần da:
Mật đà tăng (tán mịn), Hoạt thạch (tán mịn), lượng bằng nhau. Pha nước chín bôi ngày vài lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Chữa hôi nách:
Mật Đà Tăng 8g, Lưu Hoàng 8g, Đinh Hương 4g, Khô Phàm 8g, tất cả nghiền nhỏ trộn đều, sáng tối mỗi ngày bôi vào các vị trí “bốc mùi”..(Kinh Nghiệm dân gian).
Chữa miệng hôi thối:
Mật đà tăng 4g, hòa ấm súc miệng, nhổ đi.
Tham khảo
Kiêng kỵ
Tuy nhiên những người trúng hàn không phải thực tà cấm dùng.
Thuốc nếu dùng lâu có thể gây nhiễm độc chì, do đó cần thận trọng, chỉ dùng khi có sự chỉ định của thầy thuốc.
Trong một số đơn thuốc cổ phương có sử dụng duyên đơn, duyên phấn hay mật đà tăng để chữa bệnh lở loét miệng dưới dạng bôi, làm cao dán mụn nhọt hoặc uống (nhưng rất hạn chế với liều lượng nhỏ).
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MẠCH NHA CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH?
– TA BIẾT GÌ VỀ LONG NÃO
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10