BÀI 300 – Hải đồng bì trị bệnh phụ nữ, trẻ em.

Tên khác

Tên thường gọi: Hải đồng bì còn gọi là Cây lá vông, Thích đồng bì, Mộc miên đồng bì.

Tên tiếng Trung: 海 桐 皮

Tên khoa học: Erythrina variegata L.

Họ khoa học: Thuộc họ Ðậu – Fabaceae.

Cây Vông nem

(Mô tả, hình ảnh cây Vông nem, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Hải đồng bì là vỏ của cây vông nem. Cây to cao tới 10m, vỏ xanh rồi nâu, có nhiều gai ngắn. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác. Vào tháng 3-5, sau khi lá rụng, cây ra hoa. Chùm hoa dày gồm nhiều hoa màu đỏ chói. Quả đậu không lông, có eo giữa các hạt. Hạt hình thận, màu nâu.

Bộ phận dùng:

Vỏ và lá – Cortex et Folium Erythrinae Variegatae. Vỏ Hải đồng bì thường được gọi là Hải đồng bì.

Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố rộng từ Ðông Á châu tới Phi châu nhiệt đới. Ở Á châu, loài này phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Thường gặp trong các bụi dọc bờ biển, lân cận với các rừng ngập mặn và trong rừng thưa, nhiều nơi ở nước ta. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát dọc đường ở các khu dân cư. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm.

Thành phần hóa học:

Trong lá và thân có một alcaloid là erythrin, có độc. Chất này có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự kích thích vận động và sự co bóp của cơ. Còn có chất saponin gọi là migarin làm dãn đồng tử. Trong hạt có alcaloid gọi là hypophorin có tác dụng tăng phản xạ kích thích đưa đến sự co giật, uốn ván.

Vị thuốc Hải đồng bì

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Hải đồng bì vị đắng, cay, tính ôn.

Quy kinh:

Vào kinh can.

Tác dụng:

Có tác dụng khư phong, thông lạc, hóa thấp, sát trùng. Dùng trị chứng thắt lưng đùi do phong thấp, nhức mỏi chân tay… Sau đây là một số phương thuốc có hải đồng bì: Đau lưng đùi do phong thấp: hải đồng bì 16g. Sắc hoặc ngâm rượu uống (Trung Quốc Dược học đại từ điển).

Kiêng kỵ:

Người không có phong hàn, thấp tà thì cấm dùng.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hải đồng bì:

Phong thấp:

Vỏ Hải đồng bì, cỏ Chân chim, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị 15g, sắc uống.

Chữa phong ngứa:

Hải đồng bì, xà sàng tử, các vị bằng nhau tán bột trộn mỡ heo xức vào (Như Tuyên Phương).

Trị tay chân co rút:

Hải đồng bì, đương quy, mẫu đơn bì, thục địa, ngưu tất, mỗi thứ 30g, sơn thù du, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 15g. Tán bột, mỗi lần dùng 3g, thêm củ hành trắng và 2 chén nước. Sắc còn 1 bát, bỏ bã, uống nóng trước khi ăn (Hải Đồng Bì Tán).

Sau khi sinh, máu xấu đưa lên gây choáng đầu, mờ mắt:

Vỏ cây hải đồng bì già, lá mần tưới, vỏ màn chầu, ngưu tất, mỗi vị 10-15g, sắc uống.

Trị trẻ nhỏ 4 – 5 tuổi mà chưa nói được:

Bổ cốt chỉ 0,4g, Đương quy 0,8g, Hải đồng bì 0,8g, Mẫu đơn bì 0,8g, Ngưu tất 0,8g, Sơn thù 0,4g, Thục địa 0,8g. Sắc uống. (Hải Đồng Tán – Lê Hữu Trác).

Chữa phong ngứa:

Hải đồng bì, Xà sàng tử, các vị bằng nhau tán bột trộn mỡ heo xức vào. (Như Tuyên Phương).

 Trị tay chân co rút:

Hải đồng bì, Đương quy, Mẫu đơn bì, Thục địa, Ngưu tất, mỗi thứ 30g, Sơn thù du, Bổ cốt chỉ, mỗi thứ 15g. Tán bột, mỗi lần dùng 3g, thêm củ hành trắng và  2 chén nước. Sắc còn 5 phân, bỏ bã, uống nóng trước khi ăn. (Hải Đồng Bì Tán).

Chữa đau nhức răng:

Hải đồng bì sắc lấy nước ngậm (Thánh Huệ Phương).

Chữa rong kinh, kinh nguyệt không đều:

Dùng hoa Hải đồng bì 30g sắc uống. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chữa rết hoặc rắn cắn:

Hải đồng bì tươi giả, đắp lên vết cắn. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Đau lưng đùi do phong thấp:

Hải đồng bì 16g. Sắc  hoặc ngâm rượu uống. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị thắt lưng, đầu gối đau nhức:

Hải đồng bì, Ngưu tất, Xuyên khung, Khương hoạt, Địa cốt bì, Ngũ gia bì, Cam thảo, Ý dĩ nhân, Sinh địa. Liều vừa đủ ngâm rượu uống. (Truyền Tín Phương – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng chữa tim hay hồi hộp, ít ngủ hoặc mất ngủ, trẻ em cam tích, viêm ruột ỉa chảy, Kiết lỵ, viêm da, lở chảy nước, phong thấp, chân tê phù, ung độc. Ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc.

Ðể làm thuốc an thần, có thể phối hợp với Lạc tiên, lá Dâu, tâm Sen. Ðể chữa bệnh Trĩ , dùng lá tươi xào với trứng gà ăn, rồi dùng lá già giã ra, nướng nóng đắp vào hậu môn. Ðể chữa vết thương, dùng lá tươi nấu nước rửa và lá khô tán bột rắc.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Câu đằng: Móc câu cho sức khỏe
 Cẩu tích: vị thuốc bổ can thận