BÀI 299 – Những công dụng không ngờ của Giới bạch (củ kiệu)

Kiệu là cây họ hành, thân màu trắng, thường được người dân trồng để nấu canh hay làm dưa. Trong Đông y, kiệu còn là một vị thuốc có tác dụng bổ khí, ôn ấm tỳ vị, thường dùng để trị ho suyễn, nôn khan, viêm phế quản,…

Củ kiệu

Củ kiệu có tên thuốc là giới bạch, là loại cây thảo, thân hành màu trắng. Theo Đông y, củ kiệu, có vị cay, tính ấm; vào 3 kinh phế, vị và đại tràng, có tác dụng bổ khí, ôn ấm tỳ vị, thông dương tán kết chủ trị đau ngực, bứt rứt khó chịu, ho suyễn nhiều đờm, nôn khan, viêm phế quản mạn tính, viêm dạ dày mạn tính, kiết lỵ mót rặn, mụt nhọt sưng đau. Ăn kiệu chống rét, tốt cho đường tiêu hóa kiện vị, tiêu thực.

Theo các nghiên cứu hiện đại, củ kiệu có tác dụng lợi niệu, hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, chống ngưng tập tiểu cầu, phòng ngừa sự hình thành huyết khối gây nghẽn tắc mạch máu, thiếu máu cơ tim, có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn và tế bào ung thư.

Tên khác:

Tên thường gọi: Giới bạch còn gọi là Củ Kiệu, Hỏa thông, Hạt Giới tử, Tểu toán (tỏi nhỏ), Tiểu căn toán, Dã toán, Đại đầu thái tử, Hỏa thông…

Tên khoa học: Allum macrostemon Bge.

Họ khoa học: Họ hành.

Phân bố

Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm. Ngoài được dùng để làm thức ăn củ kiệu còn dùng làm thuốc phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp. 

Thu hái và chế biến

Giới bạch là củ Kiệu. Nên chọn loại củ già thu hoạch vào mùa thu đông, Phương pháp chế kiệu làm thuốc (Giới bạch) đến mùa thu hoạch lấy củ kiệu bổ đôi phơi, hoặc sấy khô để sử dụng cả năm.

Bộ phận dùng:

Thân to hoặc củ của cây củ Kiệu

Vị thuốc Giới bạch

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ….)

Tính vị:

Vị cay, đắng, tính ấm

Qui kinh:

Vào kinh Phế, Vị và Đại trường.

Tác dụng:

Thông dương khí, giáng trọc khí, lợi khiế, trừ đàm, hàn; điều khí và giảm ứ trệ.

Chủ trị:

Trị ngực đầy, đau (hung tý), đau lan ra sau lưng, khí trệ ở đại trường, tiêu chỷ, kiết lỵ.

– Ðờm lạnh ứ ở ngực biểu hiện như cảm giác tức và đau ngực và ngừng thở: Dùng Giới bạch với Qua lâu trong bài Qua Lâu Giới Bạch Bạch Tử Thang.

– Lỵ biểu hiện như đau mót: Dùng phối hợp với Chỉ thực, Mộc hương và Bạch thược.

Liều dùng: 5-10 g

Chế biến:

Đào vào tháng 5, rửa sạch và phơi khô để dùng.

Kiêng kỵ:

Không dùng trong trường hợp Khí hư yếu không bị trệ, ngực đau không phải do hàn.

Ứng dụng lâm sàng của Giới bạch

Chữa tức ngực, đau tức ở vùng tim (do tâm hàn thống):

Giới bạch 14g, Chỉ thực 4 trái, Hậu phác 12g, Quế chi 8g, Qua lâu 1 trái (giã nát). Sắc uống ngày một thang. (Chỉ Thực Giới bạch quế chi thang).

Chữa đau bụng đi ngoài (do lỵ):

Giới bạch, loại còn tươi 30 40g nấu cháo ăn vài ngày. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa tức ngực khó thở (do đàm tắc trở):

Nấu cháo Củ kiệu với hạt kê ăn lâu ngày. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa phụ nữ có thai lạnh bụng đau bụng (động thai):

Giới bạch 30g, Đương quy 10g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa sản phụ bị kiết lỵ kiệu non xào với cật heo ăn. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa viêm mũi mạn tính (tỵ uyên):

Giới bạch 9g, Tân di hoa 6g, Mộc qua 9g. Sắc nước uống ngày 2-3 lần, liệu trình 2-3 tuần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa kiết lỵ, ỉa chảy, mót rặn:

Giới bạch 12g, Sài hồ 9g, Bạch thược 12g, Chỉ thực 6g, Cam thảo 4g. Sắc nước uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa xích lỵ, đi lỵ phân lẫn máu:

Giới bạch 12g, Hoàng bá 6g. Sắc nước uống, hoặc dùng kiệu còn non 1 nắm thái nhỏ, nấu cháo ăn. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa lở ngứa:

Dùng lá kiệu nấu nước rửa, hoặc giã nát đắp lên chỗ da bị bệnh. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa bỏng:

Dùng kiệu giã nhỏ, hòa với mật ong, vắt lấy nước bôi vào chỗ bị bỏng, giúp da mau lành. (Kinh Nghiệm Dân Gian).\

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CÁT CÁNH LÀ GÌ?
VỊ THUỐC TIỀN HỒ