BÀI 288 – Đạm đậu xị điều trị lỵ ra máu

Nghe cái tên đạm đậu xị thì người ta đã ít nhiều liên tưởng đến xuất xứ Trung Quốc của nó rồi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đạm đậu xị xa lạ với người Việt Nam.

Trong y học cổ truyền phương Đông, đạm đậu xị (hay còn gọi là đạm đậu thị, đậu xị, đạm đậu…) chính là một vị thuốc đặc biệt, được điều chế đặc biệt từ đậu đen lên men và được dùng trong nhiều trường hợp như: cảm mạo, buồn phiền trong người, hai chân lạnh nhức…

Tên khác

Tên khoa học: Còn có tên là Đạm đậu xị, Đỗ đậu xị, Hăm đậu xị, Đậu đen.

Tên tiếng Trung: 豆豉.

Tên khoa học: Semem Sọae Praepartum.

Họ khoa học: Thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae).

Cây Đậu đen

(Mô tả, hình ảnh cây Đậu đen, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).

Mô tả:

Hình ảnh đậu đen

Đậu đen không chỉ là cây lương thực mà còn là một cây thuốc quý. Dạng cây thảo mọc hàng năm, thường đứng, có khi leo, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét, mọc so le, có lá kèm nhỏ; lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên. Chùm hoa dài 20-30cm; hoa màu tím nhạt. Quả đậu mọc thẳng đứng hay nghiêng, dài 7- 13cm, chứa 8-10 hạt xếp dọc trong quả, to hơn hạt Ðậu xanh, thường dài 5-6mm.

Phân bố, thu hái:

Phân loài này được xem như một nhóm giống trồng (cv. group biflora) chỉ được trồng nhiều ở châu Phi và châu Á. Ðậu đen cùng với nhiều loại đậu khác được trồng, có màu sắc hoa, vỏ quả và hạt khác nhau nhưng đều cùng thuộc phân loài trên. Thuộc nhóm cây Ðậu đen, có các loại Ðậu khác có quả mọc đứng, chứ không thõng xuống như đậu dải.

Ðậu đen có hoa tím, quả hình dải, có hạt nhỏ hình trụ, màu đen, trồng ở Bắc Việt Nam, ở Campuchia, dùng nấu chè và nấu xôi Ðậu đen.

Ðậu đen được trồng phổ biến như Ðậu xanh. Trồng vào mùa hè, thời gian sinh trưởng 80-90 ngày.

Bộ phận dùng:

Hạt của loại có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (Ðậu đen xanh lòng) – Semen Vignae Unguiculatae. Trong đó loại xanh lòng thì dùng làm thuốc sẽ tốt hơn.

Bào chế đậu sị:

đậu xị là đậu đen đã chế biến và phơi hay sấy khô .

Trong Đông y, vị thuốc này được dùng chữa các bệnh như cảm mạo, thương hàn, sốt…

Có nhiều cách chế biến đậu xị, sau đây là một số phương pháp thường dùng:

– Đậu đen rửa sạch, ngâm nước một đêm, sau đó đồ chín. Rải đều trên nia, đợi cho ráo nước thì phủ lá chuối lên cho kín. Đợi 3 ngày mở ra xem nếu thấy mốc vàng đều là được.

– Vẩy nước cho ẩm đều, cho vào thúng phủ lá dâu tằm cho kín, khi lên mốc vàng đều, đưa ra phơi khô rồi tưới nước cho ẩm đều, phủ lá dâu tằm và ủ; cứ làm như vậy cho tới khi tất cả đậu có mốc vàng đều thì lấy ra phơi khô là được.

Thành phần hóa học:

Trong đạm đậu xị có các thành phần của đậu đen như lipit, protit, gluxit và các chất màu loại antoxianozit, ngoài ra còn có thêm một số men nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu sâu.

Vị thuốc đậu xị

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị:

đậu xị vị đắng, tính hàn.

Quy kinh:

Vào hai kinh phế và vị.

Tác dụng:

Có tác dụng giải cảm, trừ phiền.

Công dụng:

Được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chữa chứng khi sốt, khi rét, đầu nhức, ngực đầy trướng, phiền nhiệt. Những người không phải phong hàn ngoại cảm không dùng được.

Hiện nay đậu sị thường được dùng chữa cảm mạo, thương hàn, đầu nhức, sốt, sốt rét, trong người phiền muộn, hai chân lạnh nhức. Mỗi ngày dùng 12-24 g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Ứng dụng lâm sàng của đậu xị

Trẻ em bị dị ứng, mẩn ngứa:

đậu xị sao cho cháy có khói lên, hết khói thì lấy ra tán nhỏ, hòa dầu vừng, dầu lạc (hoặc dầu thầu dầu, mỡ lợn) bôi lên nơi lở loét.

Mụn nhọt, đinh độc:

Nấu đậu xị cho nhừ nát, đắp vào nơi sưng đau. Chừng 3-4 lần là đỡ và khỏi.

Chữa hen suyễn:

đậu xị 40 g, khô phàn 12 g, tất cả tán nhỏ, viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 7 đến 9 viên. Uống trước khi đi ngủ. Theo kinh nghiệm nhân dân, khi uống thuốc này không dược dùng thức ăn nóng hay nước nóng. Không nên dùng quá liều. Thường chỉ dùng trong vòng 7-8 ngày.

Chữa viêm đường hô hấp trên:

Sốt ho, họng đau, sốt không ra mồ hôi, bụng đầy, dùng bài: Thông xị cát cánh thang: Thông bạch 3 -5 múi, Đậu xị 12 – 20g, Bạc hà 4 – 6g, Chi tử 8 – 12g, Cát cánh 4 – 6g, Cam thảo 2 – 3g, sắc uống.

Chữa chứng sốt đã phục hồi:

Còn bứt rứt khó ngủ, dùng bài: Chi tử sinh khương xị thang: Chi tử 12g, Đậu xị 8g, Gừng tươi 3 lát, sắc thuốc uống.

Trị huyết niệu:

Thường dùng 40 – 50g phối hợp với Lộ lộ thông 40g, Địa cốt bì 20g, sắc nước uống.

Dùng cho phụ nữ muốn cai sữa:

Mỗi lần dùng 20 – 80g sắc uống 1 chén nhỏ còn lại rửa vú.

Chữa trẻ lên đơn chảy nước:

Đậu xị sao cho cháy có khói lên, hết khói lấy ra tán nhỏ trộn với dầu vừng hoặc mỡ lợn bôi lên nơi lở lóet. Nếu chữa mụn nhọt đinh độc, nấu đậu xị cho nhừ nát đắp vào nơi sưng đau chừng 3 – 4 lần sẽ đỡ (kinh nghiệm nhân dân do GS Đỗ tất Lợi sưu tầm).

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
BÀI THUỐC VỚI BẠCH LINH
CÔNG DỤNG CỦA NHÂN TRẦN TRONG Y HỌC