Dạ minh sa hay Thiên thử phẩn là dược liệu được bào chế từ phân dơi. Theo Đông y dược liệu tính hàn, không độc thường được sử dụng để hoạt huyết, điều trị động kinh, đau đầu, choáng váng.
- Tên gọi khác: Thiên thử thỉ, Thạch can, Hắc sa tinh, Thiên lý quang, Thử pháp, Phi thử thỉ, Lạn sa tinh
- Tên khoa học: Faeces Vespertiliorum, Excrementum Vespertilii
Mô tả Dạ minh sa
Đặc điểm
Dạ minh da là phân của các loại dơi cỡ nhỏ hoặc trung bình như Vespertilia superans Thomas (họ Dơi muỗi – Vespertilionidae). Phân của dơi lâu năm khi khô lại là những hạt bột nhỏ có 2 đầu nhọn, màu nâu đen, sáng bóng, xốp, có mùi hôi đặc trưng.
Phân bố
Tại Việt Nam, dơi muỗi phân bố ở khắp nơi tại các tỉnh thành. Dơi thường sống ở các kẽ mái nhà, đền chùa và các hốc cây to.
Thu hoạch – Sơ chế
Thu hoạch phân dơi vào mùa Đông để có chất lượng dược liệu tốt nhất. Tuy nhiên, Dạ minh sa có thể thu hoạch quanh năm.
Có 2 cách bào chế dược liệu Dạ minh sa như sau:
- Theo Bản Thảo Cương Mục: Khi cần dùng mang phân lọc sạch với nước để loại bỏ đất và các tạp chất. Chỉ sử dụng những chất lấp lánh, mang đi phơi khô, lại sao khô cách giấy, bảo quản dùng dần. Những chất lấp lánh này là mắt của con muỗi mà dơi ăn vào.
- Theo Trung Dược Học: Ngâm phân dơi vào nước đánh tan, gạn bỏ phần cặn đầu, để lắng xuống. Dùng phần bã còn lại phơi khô, tán bột (dùng sống) hoặc nhạt bỏ các tạp chất, đãi rửa nhanh qua nước, lại phơi khô, tẩm ít rượu để một lúc, lại phơi khô. Lúc mới sao, phân thường mềm, sau đó cứng lại. Có thể sao đen tồn tính, quản quản dùng dần.
Bảo quản dược liệu
Lưu trữ Dạ minh sa trong lọ có màu vàng hổ phách, đóng kín bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và những chất có tính kiềm, chẳng hạn như vôi.
Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu có trong Dạ minh sa là Vitamin A, Ure, Axit Uric.
Vị thuốc Dạ minh sa
Tính vị
Dạ minh sa có tính hàn vị cay, không độc.
Quy kinh
Quy vào kinh can.
Tác dụng dược lý
Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về tác dụng dược lý và công dụng của Dạ minh sa.
Theo y học cổ truyền, dược liệu có một số công dụng như:
- Hoạt huyết, tiêu tích
- Thanh can tả nhiệt, hỗ trợ làm sáng mắt
Chủ trị:
Điều trị các bệnh mắt do gan, cải thiện tình trạng khô mắt, mờ mắt, quáng gà
- Điều trị động kinh
- Lấy thai chết lưu ra khỏi cơ thể
- Hỗ trợ cải thiện bệnh viêm tai giữa
- Hỗ trợ điều trị người mệt mỏi, lừ đừ, thường hay muốn ngủ
- Đau đầu, choáng váng
Cách dùng – Liều lượng
Dạ minh sa có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.
Liều lượng khuyến cáo: 3 – 6 g mỗi ngày.
Bài thuốc sử dụng Dạ minh sa
Điều trị mắt có màng
Sử dụng Dạ minh sa tán thành bột mịn nấu cùng vài cái gan lợn, dùng ăn.
Chữa mủ hôi thối chảy ra từ tai
Dùng Dạ minh sa 2 chỉ, Xạ hương 1/4 muỗng cà phê, đổ vào trong tai chảy mủ.
Trị các các chứng sưng tấy, chảy mủ
Sử dụng phân dơi 1 lượng, Quế nửa lượng, Nhũ hương tán bột 1 phân, 1/2 lượng đường cát khô trộn với nước giếng thoa vào vết thương hoặc nơi sưng tấy, chảy mủ.
Chữa chứng thông manh, mắt mờ, nhìn không rõ
Dùng Dạ minh sa sao vàng với gạo nếp 1 phân, Bách diệp (sao) 1 lượng, tán các vị thuốc thành bột mịn. Gia thêm mật ong làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt ngô đồng.
Mỗi lần dùng 20 viên uống với nước sắc Trúc diệp trước khi ngủ. Đến khi gà gáy canh năm, uống thêm 20 viên. Dùng liên tục cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Điều trị quáng gà ở trẻ con
– Bài thuốc thứ nhất:
Dùng Thiên thử phẩn tán thành bột mịn, dùng trộn với mật heo làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng uống 5 viên với nước cơm.
– Bài thuốc thứ hai:
Dùng Dạ minh sa, gia thêm Hoàng cầm, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột. Lại dùng nước cơm sắc với gan heo. Dùng nước này để uống thuốc, mỗi lần uống nửa chỉ.
Chữa sốt rét lên cơn không dứt
– Bài thuốc thứ nhất:
Sử dụng Thiên thử phẩn tán thành bột mịn, mỗi lần dùng uống 1 chỉ với trà nguội.
– Bài thuốc thứ hai:
Sử dụng Thiên thử phẩn 50 viên, Xạ hương 1 chỉ, Châu sa nửa lượng, tán thành bột mịn. Lại gia thêm cơm làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt đậu xanh lớn. Mỗi lần trước khi lên cơn sốt rét dùng uống 10 viên với nước sôi.
Chữa chứng sốt rét trước khi có thai
Dùng Thiên thử phẩn 3 chỉ, tán thành bột, dùng uống với rượu nóng khi đói.
Điều trị các loại cam độc
Sử dụng Dạ minh sa 5 chỉ cho vào nồi, thêm thịt nạc heo 3 lượng, cắt lát, hầm cùng một lượng nước vừa đủ, dùng ăn.
Nếu muốn lấy hết thai độc trong bụng mẹ có thể dùng Sinh khương 4 lượng, để cả phần vỏ, cắt lát, sao qua, thêm bột Hoàng liên 1 lượng, trộn với hồ làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày dùng uống 3 lần với nước cơm.
Điều trị đau nhức răng
Sử dụng Dạ minh sa (sao qua), Ngô thù du nấu lấy nước rồi tẩm sai, 2 vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, gia thêm nhựa cốc làm thành viên kích thước to bằng hạt mè, gói trong vải mỏng. Khi đau răng dùng 2 viên để ngậm, sau đó sức ra nước nhớt thì bớt đau răng.
Lưu ý: Không nên nuốt thuốc vì thuốc này có chứa độc.
Chữa chứng thông manh, bất ngờ không nhìn thấy
Sử dụng Dạ minh sa, Trắc bá diệp, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn với mật trâu. Trước khi ngủ dùng uống 5 chỉ với nước sắc Trúc diệp.
Trị chứng dạ manh, không nhìn thấy vào ban đêm
Dùng Thiên thử phẩn, Thạch quyết minh, mỗi vị đều 5 chỉ, gan heo 2 lượng, sắc với nước vo gạo, dùng ăn.
Điều trị động kinh, co giật ở trẻ nhỏ
Dùng Dạ minh sa (bọc vải) 5 g, Câu đằng 6 g, đun thành nước dùng uống trong ngày.
Lấy thai chết lưu trong bụng mẹ
Dùng phân dơi đốt cháy, lấy than này cho người mẹ uống sẽ giúp xổ thai chết lưu trong bên ngoài.
Chữa chứng hôi nách
Sử dụng bột Dạ minh sa trộn với nước đậu xị thoa vào nách.
Chữa ngũ cam sình bụng, mắt khô sáp do ngủ nhiều
Dùng phân dơi 4 chỉ, Long đởm thảo, Hồ hoàng liên, Khổ luyện căn bạch bì, mỗi vị đều 2 chỉ, Can thiềm (đốt tồn tính) 2 cái, Lô hội, Xạ hương, Thanh đại, mỗi vị đều 5 ly. Mang tất cả dược liệu tán thành bột mịn, gia thêm hồ làm thành viên hoàn.
Mỗi lần dùng 10 – 15 viên, 2 lần mỗi ngày.
Kiêng kỵ khi sử dụng
Phụ nữ có thai không được dùng.
Người không có ứ nhiệt hoặc người hư hàn cấm dùng.
Dạ minh sa là được liệu được sử dụng để điều trị các bệnh lý về mắt và cải thiện tình trạng cam tích, co giật, kinh phong ở trẻ con. Tuy nhiên, cách dùng và tác dụng của vị thuốc thường là kinh nghiệm dân gian, chưa được chứng minh. Do đó, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE: 0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10