BÀI 281 – Cửu thái (Hạt hẹ): vị thuốc quý cho nam giới

Loại thảo cao 20-45cm, toàn cây có mùi đặc biệt. Dò nhỏ dài mọc thành búi có nhiều rễ con, lá hẹp dài, dày.

Thông tin chung

Tên gọi

Tên Việt Nam: Hạt hẹ.

Tên khoa họcAllium tuberosum Rottl. ex Spreng

Đặc điểm

Mô tả: Loại thảo cao 20-45cm, toàn cây có mùi  đặc biệt. Dò nhỏ dài mọc thành búi có nhiều rễ con, lá hẹp dài, dày. Thường là 4-5 lá dài 10-25cm, rộng 1,5-9mm đầu nhọn, hoa mọc trên một cọng hoa từ gốc lên, dài 15-30cm, tụ thành xim nhưng co ngắn thành tán giả. Cọng hoa hình hơi 3 cạnh, trên có các vạch dọc. Hoa trắng cuống dài 10-15mm. Quả khô dài 4-5mm, đường kính 4mm. Hạt nhỏ màu đen 2-3mm.

Bộ phận dùng: Cây hẹ (cửu thái); hạt hẹ (cửu tử). Theo Đông y, cửu thái vị cay, tính ôn; vào can, vị, thận. Cửu tử vị cay, tính ôn; vào can thận. Cửu thái có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cục, nôn thổ, thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương, di tinh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu hóa kém. Hạt hẹ (cửu tử) có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân, huyết trắng đới hạ.

Tác dụng: Bổ can Thận, ấm lưng gối.

Tính vị: Vị ngọt, tính ấm, không độc.

Chủ trịLiều dùng: Mộng tinh thiếu huyết, liệt âm, di tinh, đới trọc.

Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng cấm dùng

Bào chế: Bỏ vào thuốc luyện sạch chưng chín phơi khô, lột bỏ da ngoài sao vàng nghiền nhỏ để dùng (Đại minh).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị hư lao, tiểu ra chất nhờn như tinh dịch, dùng hạt Hẹ tươi 2 thăng, chọn vào tháng 10 sau tiết Kinh sương, 8 bát rượu ngon dầm 1 đêm sáng sớm quyết 1 vạn chày quay mặt về phía Nam, vào sáng sớm uống với rượu nóng lần 9g nhiều lần trong ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).

+ Trị mộng tinh đái dầm, dùng hạt Hẹ 1 thăng, gạo De, nước 1 đấu 7 thăng, nấu cháo còn 6 thăng chia 3 lần uống (Thiên Kim Phương).

+ Trị phụ nữ đới hạ, đàn ông Thận hư lạnh, mộng tinh, di tinh, dùng hạt Hẹ 7 thăng, nấu với giấm sôi cả ngàn lần, sậy khô rồi nghiền bột luyện mật bằng hạt ngô đồng, lần uống 30 viên lúc đói với rượu nóng (Thiên Kim Phương).

+ Trị hư lao thương tổn Thận hay mộng tinh, dùng Cửu tử 60g sao qua tán bột uống với rượu nóng lần 6g (Thánh Huệ Phương).

+ Trị dương vật cương không mềm, tinh rỉ rả chảy hòai, lâu lâu dương vật đau như kim châm, gọi là “Cường trung” do Thận trệ lâu, dùng hạt Hẹ, Phá cố chỉ mỗi thứ 30g tán thành bột, mỗi lần uống 9g sắc với 1 chén nước, ngày 3 lần (Kinh Nghiệm Phương).

Trị đau lưng chân yếu, dùng hạt Hẹ 1 thăng lấy củ sạch sẽ, chưng sôi 2 lần phơi nắng lột vỏ đen (Kinh Nghiệm Phương).

+ Cửu tử có đặc hiệu trong di mộng tinh, bạch dâm, bạch trọc, bạch đới, khi dùng sao khô nghiền bột dùng (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Cửu tử vị ngọt cay tính ấm, bổ can Thận, mạng môn ấm lưng chân, chữa yếu gân, di tinh bạch đới, đái ra máu (Bảo Thảo Bí Yếu).

+ Cam thảo tính ấm vị cay vào kinh Túc thiếu âm Thận, Túc quyết âm can, tính liễm được huyết, mà làm cho những huyết bị ứ đọng lưu hành đi được (Ngọc Thu Dược Giải).

+ Cửu tử hay cửu diệp có vị cay nhưng sau đó thì vị hơi chua, ăn khi còn sống thì không thấy ngọt, vì cửu tử kết thành trong thời gian quý Thu nên bẩm thụ được các khí chuyên nhất của hành Kim vì thế nó ít chua mà chỉ cay và ngọt thôi. Đối với khí đó nó hợp nên ấm. Người ta dù đã được cái bẩm thụ tiên thiên nguyên khí tốt rồi nhưng cũng còn phải nhờ vào hậu thiên nó thi hoá giúp đỡ thì mới hay, cho nên hễ cái gì thăng thì đã có cái nguyên cớ cho nó giáng vậy (Bản Thảo Thuật Câu).

+Trị sâu răng:  Dùng nồi rang hoặc viên ngói đốt nóng đỏ lên để hạt Hẹ lên trên rồi rót dầu trong vài gọi đợi khó bốc lên lấy ống mà hít dẫn hơi tới chỗ nhức xong lấy nước nóng súc miệng có trùng sâu răng nhỏ ra là có hiệu, chưa hết sâu lại xông nữa (Cấp Cứu Phương).

Tham khảo:

. Túc quyết âm bị bệnh sinh chứng đái són, những người hay suy nghĩ mung lông, hay giao hợp quá độ sinh ra yếu gân, bạch dâm thì nên dùng hạt hẹ vì nó có thể vào được kinh Quyết âm, nó bổ can và mạng môn, những chỗ bát túc nên nó có thể chữa được những chứng tiết tinh, đái ra máu (Tố Vấn).

. Mùa xuân ăn rau hạ thơm, mùa hè ăn hôi làm suy khí lực, mùa đông ăn động đợm dễ làm cho chảy nước mắt sống, lúc tháng 5 hay những lúc uống rượu say không nên dùng nó, những người chuyên lo dưỡng sinh luôn luôn kiêng cử nó, nên Khổng Tử nói rằng không nên ăn Hẹ nếu không đúng thời tiết của nó là vì nghĩa lý ấy (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

. Củ Hẹ tính ấm được chân và lưng chứng ngủ mơ mộng giao hợp xuất tinh ( Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).

. Hạt Hẹ bổ can và mạng môn, chữa được chứng tiểu láu, đái són, bạch đới bạch trọc của phụ nữ (Bản Thảo Cương Mục).

. Cửu tử vị ngọt, cay khí ấm, không độc chữa mộng tinh, tiết tinh, đái ra máu vì Cửu tử vào kinh Túc quyết âm, Túc thiết âm và Thận chủ về sự bế tàng, can chủ sơ tiết (Bản Thảo Kinh Sơ).

Người ta thường nấu canh hẹ rất ngon ngọt và bổ, làm gia vị cho món mỳ vằn thằn. Ngoài ra, còn góp mặt cho nhiều bài thuốc giá trị sau đây.

Chữa đau lưng mỏi gối do thận kém: Hoa hẹ cả cuống 50g, chân chó 4 cái. Hoa hẹ rửa sạch, chân chó thui cho sạch lông tơ. Rửa sạch chặt nhỏ, cho vào ninh nhừ, khi gần được mới cho hoa hẹ vào đun sôi lên là được. Khi ăn cho thêm 20 ml rượu uống kèm. Ăn ngày một lần, liên tục 10 ngày.

Chữa ho cho trẻ: Lá hẹ rửa sạch lượng tùy theo, hấp lên với đường phèn hay mật ong. Hoặc đun cách thủy, chắt nước ra cho trẻ uống ngày 2 lần, uống hết ho thì dừng.

Chữa bệnh kiết lỵ, đi ngoài ra mũi, máu: Hoa hẹ tươi 15g, rau sam 10g, lá mơ lông 15g, tất cả các vị thuốc rửa sạch cho vào sắc với 500ml nước còn 250 ml uống trong ngày, ăn cả cái lẫn nước liên tục trong 10 ngày, uống lúc đói.

Chữa bệnh di mộng tinh: Hoa hẹ khô 50g, gạo nếp sao vàng 100g. Cả 2 thứ sao vàng tán nhỏ thành bột mịn, ngày uống 3 lần. Mỗi lần 10g, lúc đói với nước sôi để nguội.

Các món ăn chế biến từ hạt hẹ:

Người liệt dương hay đau lưng: dùng rau hẹ 250g, 62g hồ đào nhân. Xào 2 vị với dầu vừng mỗi ngày ăn 1 lần, dùng liên tục trong vòng 1 tháng, sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Dùng lá hẹ để nấu cháo: gạo lức 110g, lá hẹ tươi rửa sạch 62gram. Cho gạo vào nấu trước đợi đến khi gạo bong đều nhuyễn ta co hẹ vào rồi nêm nếm cho vừa khẩu vị tùy theo mỗi người. ăn cháo hẹ giúp cho bệnh nhân liệt dương di tinh, đau bụng tiêu chảy bớt đau hẳn.

Ngoài dùng cháo lá hẹ ra ta còn có thể dùng cháo hạt hẹ: 230gram hạt hẹ khô, 290gram gạo tẻ hoặc gạo lứt đều được nếu có gạo lứt thì càng tốt. đem tất cả đi nấu thành cháo. Đén khi cháo nhuyễn ta gạn lấy nước mỗi ngày uống 3 lần sau mỗi bữa ăn sáng, trưa, chiều. dùng loại cháo này giúp cho bệnh nhân vượt khỏi các chứng suy nhược mệt mỏi, di niệu, di tinh.

Cách nấu cháo thỏ ty tử cùng với hạt hẹ: 32g thỏ ty tử, 33g cửu tử, gạo tẻ từ 85 đến 110gram gạo tẻ. dùng thỏ ty tử và cửu tử hãm với nước, lọc ra bỏ bã , sau đó lấy gạo tẻ nấu cháo với nước dược liệu đã lọc từ nãy, khi cháo nhuyễn cho hạt hẹ vào nêm nếm tùy thích mà tốt nhất nên cho vào một muỗng đường. cháo thỏ ty tử hạt hẹ này giúp ích cho người bị hư thận, đau lưng, di niệu, liệt dương tinh

cháo hẹ

cháo hẹ chữa chứng suy nhược, mệt mỏi

Các lưu ý khi sử dụng các bài thuốc có chứa hạt hẹ:

Người bị viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ, người bị sốt không được dùng. Tuy hạt hẹ có rất nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng không nên lạm dụng nó quá, trước khi dùng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MẠCH NHA CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH?
– TA BIẾT GÌ VỀ LONG NÃO