Bổ cốt chỉ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng tráng dương, bổ thận, trị tiêu chảy rất hiệu quả.
Giới thiệu về Bổ cốt chỉ
- Tên thường gọi: Phá cố chỉ, Hồ phi tử, Thiên đậu, Phản cố chỉ, Bà cố chỉ, Hồ cố tử, Cát cố tử, Phá cốt tử, Cố tử, Hạt đậu miêu…
- Tên khoa học: Psoralea Corylifolia L.
- Họ khoa học: Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae).
Dược liệu là hạt chín phơi khô của cây Bổ cốt chỉ.
Bào chế bỏ tạp chất, dùng sống hoặc tẩm nước muối sao cho hơi phồng, gọi là Diêm Bổ cốt chỉ, lúc dùng đập vụn.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Bổ cốt chỉ có nguồn gốc ở Ấn Độ. Sau đó có di thực vào Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc cây mọc khỏe, gieo hạt vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa thu. Ở Việt Nam hiện nay có trồng ở nhiều địa phương, tuy nhiên chưa thấy khai thác dược liệu này.
Thu hái vào tháng 9 lấy hạt phơi khô.
Mô tả toàn cây
Bổ cốt chỉ là một loại cây thảo cứng, ít phân nhánh, có chiều cao khoảng 1m, phủ nhiều lông trắng.
Lá thuôn có hình trứng, đầu nhọn, đáy lá tròn, mép lá có nhiều răng cưa, dài khoảng 6 – 9cm, rộng 5 – 7cm. Cuống lá dài khoảng 2 – 4cm, có lá kèm. Chỉ có một chét hình trái xoan, hai mặt có nhiều tuyến hình mắt lông chim, màu đen.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn cành thành bông dạng chùy, có cuống dài, hoa màu hồng hoặc vàng tím nhạt.
Quả đậu hình trứng, sần sùi và hơi bị ép đen. Trong quả có hạt đơn độc dính với phần vỏ quả.
Hạt hình thận dẹt phẳng hoặc hình tròn, trứng dài khoảng 3mm đến 4,5mm, rộng chưa đến 3mm. Vỏ ngoài màu nâu sậm hoặc màu nâu đen, có vết teo nhăn nhỏ, chính giữa lõm vào. Chất hơi cứng, nhân hạt màu vàng chứa nhiều chất dầu, mùi thơm nồng nặc.
Bộ phận làm thuốc – Bào chế
Bộ phận dùng làm thuốc nên chọn:
- Hạt khô mẩy chắc đen, thơm, nhiều dầu, hơi nồng là thứ tốt.
- Hạt lép, nát, không thơm là xấu.
Cách bào chế:
- Sau khi thu hái, mang về rửa sạch, để ráo. Sau đó, sao qua với một ít muối rồi mang đi phơi nắng, bảo quản dùng dần.
- Khi cần dùng, ngâm Bổ cốt chỉ với rượu một đêm. Sau đó lại ngâm thêm với nước qua một đêm. Phơi khô, tẩm muối (sử dụng 2,5kg muối cho 100kg dược liệu), đun nhỏ lửa, sao sơ dùng (Dược tài học).
Bảo quản
Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ẩm.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Thành phần hóa học
Dược liệu chứa 20% chất dầu và một lượng tinh dầu vừa đủ.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu bao gồm:
- 9,2% là chất nhựa.
- Isopsoralen (Angelixin).
- Ancaloit.
- Psoralen.
- Glucozit.
Ngoài ra, trong Bổ cốt chỉ còn chứa một lượng nhỏ các chất như:
- Raffinose.
- Isobavachalcone.
- Bakuchiol.
- Bavachin.
- Psoral.
- Isopsoralin.
- Isobavachin.
- Bavachalcone.
Tác dụng dược lý
- Giãn động mạch vành một cách rõ rệt. Đối kháng với kích tố làm co động mạch vành diễn ra ngay tại thùy sau của tuyến yên. Tăng sức co bóp cơ tim mạnh hơn. Đồng thời thúc đẩy quá trình tăng lưu lượng máu của động mạch vành.
- Kích thích sự sinh trưởng của những tế bào bạch cầu hạt.
- Kháng khuẩn In Vitro, ức chế các hoạt động của tụ cầu vàng, trực khuẩn lao và tụ cầu trắng.
- Dịch chiết xuất từ vị thuốc có tác dụng hưng phấn cơ trơn, mềm giãn tử cung (thí nghiệm với chuột).
- Điều tiết huyết dịch và thần kinh, đồng thời kích thích tủy xương tạo máu, thúc đẩy quá trình tăng cường hệ miễn dịch và chức năng các hormone. Từ đó chống lão suy.
- Lượng tinh dầu của dược liệu có tác dụng phòng chống bệnh ung thư, ức chế tế bào Hela và Sarcoma-180.
- Tăng cường sắc tố da do cải thiện dinh dưỡng, bổ mạch, tổ chức cục bộ.
Bổ cốt chỉ trong y học cổ truyền
Vị cay đắng, tính ấm, không độc.
Quy kinh Tỳ, Thận, Tâm bào lạc.
Chủ trị: trị thận hư, di tinh, hoạt tinh, tiêu chảy, đái dầm, tiểu nhiều…
Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Thảo dược có thể được dùng tươi hoặc mang phơi khô nấu thành cao, tán thành bột, làm hoàn hoặc sắc lấy nước uống. Liều dùng 4,5 – 9g/ngày.
Kiêng kỵ:
- Người âm hư hỏa vượng (gầy còm, miệng khô, chóng mặt mất ngủ, triều nhiệt ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, về buổi chiều gò má đỏ…).
- Tiểu ra máu.
- Dương vật hay cương lên, mộng tinh, di tinh.
- Táo bón.
- Bổ cốt chỉ kiêng kỵ Vân đài, thịt dê và những loại huyết khí khác.
Một số bài thuốc kinh nghiệm
Trị tiêu chảy do Tỳ Thận suy hư
Bổ cốt chỉ (sao) 240g, Nhục đậu khấu sống 120g, tán bột. Táo (loại thịt dày) giã nhuyễn. Trộn các thuốc bột trên, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 – 70 viên lúc đói với nước cơm (Sổ tay lâm sàng trung dược).
Chữa tiểu không tự chủ, tiểu són
Bổ cốt chỉ 12g, Hoài sơn 16g. Thục địa, Ngưu tất, Khiếm thực, Kim anh mỗi vị 12g. Trạch tả, Phục linh, Phụ tử chế, Tang phiêu tiêu mỗi vị 8g, Nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
Hoặc
Bổ cốt chỉ, Hoài sơn, Thục địa, mỗi vị 12g. Sơn thù,Trạch tả, Phục linh, Đơn bì Phụ tử chế, Tang phiêu tiêu mỗi vị 8g. Nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
Trị hư lao, suy nhược
Bổ cốt chỉ 480g, ngâm rượu 1 đêm, phơi nắng, rồi thêm vào 1 thăng dầu mè, trộn đều. Sao cho đến khi nào hạt mè hết nổ thì thôi, xong rây bỏ mè đi. Chỉ lấy Bổ cốt chỉ tán bột, dùng giấm nấu bột gạo làm viên to bằng hạt ngô đồng, uống lúc bụng đói với rượu nóng, muối loãng (Kinh Nghiệm Phương).
Trị đau lưng do thận hư
Bổ cốt chỉ 30g, sao, tán bột, uống với rượu nóng, mỗi lần 9g hoặc thêm Mộc hương 3g.
Trị tiêu chảy, tiêu lỏng mãn tính
Bổ cốt chỉ (sao) 30g, Anh túc xác (nướng kỹ) 120g, tán bột, luyện mật ong làm viên, to bằng hạt Nhãn. Mỗi lần uống 1 viên với nước Gừng và Táo.
Trị đái dầm, di tinh, liệt dương
Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Hồ đào nhục mỗi thứ 9g, Trầm hương 1,5g, trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần với nước muối (Bổ cốt chỉ hoàn – Sổ tay lâm sàng trung dược).
Hoặc
Bổ cốt chỉ 30g, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước (Sổ tay lâm sàng trung dược).
Bổ cốt chỉ là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
Hotline: 0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Bạch đồng nữ
– Cây Ngải Cứu
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10