Cây biển súc còn được biết đến với cái tên là cây rau đắng, càng tôm hay cây xương cá. Cây có tác dụng lợi tiểu , tiêu viêm, diệt ký sinh đường ruột và các bệnh ngoài da. Cây biển súc được sử dụng trong cả đông y và tây y. Ngoài dùng để làm thuốc thì cây này còn được dùng làm thực phẩm, một số nới người ta nấu cây này với cá để trị tiêu chảy.
Biển súc là cây gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu tác dụng và cách dùng của thảo dược này, bạn cần phải biết biển súc là cây gì, có tên gọi, đặc điểm, thành phần hóa học như thế nào.
Tên gọi
Loài cây này còn được biết đến với những cái tên như: Cây rau đắng, cây càng tôm, cây xương cá… Cây có tên khoa học là: Polygonum aviculare, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Đặc điểm mô tả
Biển súc là cây thân thảo hàng năm, có chiều cao từ 10 – 40 cm. Thân của cây bò lổm ngổm trên mặt đất, phân thành nhiều nhánh với các lá hình mũi mác, đuôi lá nhọn, đầu lá tròn hoặc nhọn (rộng từ 1 – 4 cm, dài từ 6 – 10 cm). Cây có hoa mọc thành từng cụm ở nách lá với các bao hoa màu xanh, cánh hoa màu trắng hoặc đỏ nhạt và nhụy hoa màu vàng (khoảng 8 nhị). Cây cho quả có 3 cạnh và chứa một hạt bên trong.
Hình ảnh cây biển súc
Nếu chưa từng nhìn thấy loài cây này thì bạn có thể tham khảo hình ảnh biển súc dưới đây. Như vậy, việc nhận biết và phân biệt nó với các loại thảo dược khác sẽ dễ dàng hơn.
Biển súc mọc ở đâu?
Loài cây này được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc và cả Việt Nam. Cây chủ yếu mọc hoang ở nơi ruộng ẩm, lòng suối cạn. Vì thế, tại nước ta, cây được tìm thấy nhiều ở miền Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc, Hà Nội và phân bố rộng khắp cả nước.
Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
Với loài cây này, bộ phận dùng đó là phần cây trên mặt đất. Khi dùng biển súc để bào chế thành thuốc, người ta thường chọn những cây đang ra hoa để thu hái phần thân cỏ trên mặt đất rồi rửa sạch. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, cất bảo quản dùng dần.
Thành phần hóa học
Trong thảo dược này có chứa có 0,35% chất tanin, 900 mg Vitamin C 39% caroten; Flavonozit avicularin; khi (thuỷ phân avicularin sẽ cho quercetin và L. arabinozo) Anthraglycozit. Ngoài ra còn có đường tinh dầu, nhựa, sáp. Độ tro 2,44%. Đây đều được xem là những thành phần có những tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người.
Công dụng của cây biển súc
Đúng với tên gọi thông tục của nó là rau đắng, biển súc có vị đắng. Vị thuốc này thông vào bàng quang và được biết đến với các công dụng như:
- Lợi tiểu, điều trị sỏi thận (sỏi bàng quang), tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu.
- Sát khuẩn, giảm sưng, giải độc, hạ sốt.
- Điều trị mụn nhọt, vàng da, kiết lỵ, táo bón.
- Điều trị giun sán ở trẻ em, phụ nữ ngứa âm hộ, da lở ngứa và chảy nước vàng.
Cách dùng: mỗi ngày sắc uống từ 6 – 12 g biển súc khô. Ngoài ra, nếu bị rắn cắn, có thể hái một ít biển súc tươi rồi giã nát, vắt lấy nước, gạn cho trong rồi uống, phần bã thì đắp lên vết thương
Tác dụng của biển súc chữa bệnh gì?
Đúng với tên gọi của nó là rau đắng, thảo dược này có vị đắng và được biết đến là loài cây có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh như:
- Lợi tiểu, điều trị sỏi thận (sỏi bàng quang), tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu.
- Sát khuẩn, giảm sưng, giải độc, hạ sốt.
- Điều trị mụn nhọt, vàng da, kiết lỵ, táo bón.
- Điều trị giun sán ở trẻ em, phụ nữ ngứa âm hộ, da lở ngứa và chảy nước vàng.
- Điều trị bệnh tiểu đường
Ngoài ra, các nghiên cứu về hoạt tính của biển súc còn cho thấy thảo dược này có tác dụng: chống viêm và chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị viêm nướu, điều trị ung thư vú, ngăn chặn xơ vữa động mạch, giúp giảm mệt mỏi hiệu quả.
Cách dùng biển súc điều trị bệnh hiệu quả
Mặc dù là thảo dược thiên nhiên nhưng muốn có hiệu quả điều trị bệnh cao cùng sự an toàn, ít tác dụng phụ thì đòi hỏi bạn cần phải nắm được cách dùng của nó. Với biển súc, bạn có thể áp dụng những cách dùng dưới đây.
Các bài thuốc hay kết hợp từ biển súc
- Biển súc và đậu đỏ điều trị bệnh tiểu đường: Cần có 100g rau đắng, đậu đỏ 40g. Sau đó cho hai nguyên liệu trên sắc lấy nước uống trong ngày. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả ngay từ ngày đầu tiên sử dụng. Tuy nhiên, muốn chữa dứt điểm bệnh, bạn cần phải kiên trì áp dụng.
- Tiểu buốt, viêm bàng quang, viêm đường tiểu tiện: Cần chuần bị biển súc (12 g, đã phơi khô) với các vị thuốc khác như mộc thông (5 g), hoạt thạch (10 g), mã đề (8 g). Sau đó, sắc theo cách thông thường (ba chén nước sắc cho đến khi còn một) và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Đau nhức, sưng tấy: Ngâm biển súc và dùng dưới dạng thuốc rượu xoa bóp hàng ngày để giảm sưng đau và nhức mỏi.
Nấu thành cao và ngâm rượu
Ngoài những cách dùng trên, bạn có thể sử dụng thảo dược này bằng cách nấu cao hoặc ngâm rượu. Vậy, cao biển súc là gì? Đó chính là đem nấu thảo dược này nhiều ngày nhiều đêm để có thể thu về dạng đặc sệt, có thể vắt lại thành miếng.
Ngoài ra, bạn có thể ngâm biển súc cùng với rượu để uống hoặc dùng để xoa bóp.
Các nghiên cứu về hoạt tính của biển súc
- Chống viêm và chống oxy hóa: Theo tạp chí Fitoterapia, kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm trên 11 hoạt chất flavonol glucuronides (được phân lập từ biển súc) đều cho thấy tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm.
- Hỗ trợ điều trị viêm nướu: Một thí nghiệm khảo sát trên 60 sinh viên nam (từ 18 – 25 tuổi) sử dụng nước súc miệng có chiết xuất từ biển súc (1 mg/ ml) (thời lượng hai lần mỗi ngày và liên tục trong hai tuần) đã cho thấy những cải thiện về tình trạng viêm nướu. Do đó, chiết xuất biển súc được xem là có thể hỗ trợ điều trị viêm nướu (mặc dù gây ra sự gia tăng về mảng bám ở răng) (tạp chí Journal of Ethnopharmacolocy).
- Điều trị ung thư vú: Theo tạp chí Journal of Phamarceautical Sciences, chiết xuất ethanol từ biển súc giúp ức chế tế bào ung thư vú dòng MCF – 7, từ đó, thảo dược này được định hướng để nghiên cứu thêm những hoạt tính của nó đối với các dòng ung thư khác.
- Ngăn chặn xơ vữa động mạch: Một thí nghiệm được tiến hành trên cơ thể chuột cho thấy chiết xuất từ biển súc giúp làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm mỡ máu, huyết áp và các mảng xơ vữa động mạch. Từ đó, thảo dược này được xem là có tiềm năng ngăn chặn xơ vữa động mạch (theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology)
- Giúp giảm mệt mỏi: Theo tạp chí Phytomedicine, kết quả thí nghiệm trên cơ thể chuột bị căng thẳng (stress) trong 15 ngày liên tiếp cho thấy khả năng làm giảm mệt mỏi của chiết xuất từ biển súc
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– TÁC DỤNG DƯỢC HỌC CỦA ĐƯƠNG QUY
– CÔNG DỤNG CỦA HẠ KHÔ THẢO
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10