Cây bạch truật là gì?
Bạch truật hay còn được gọi với các như Truật, Truật Sơn Khê, Sơn Khương, Sơn Giới, Ngật Lực Già, Ư tiền truật,Thiên Đao, Triết Truật, Dã Ư Truật,… và nhiều tên gọi khác. Cây có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz. Thuộc họ Cúc.
Bạch truật là cây thân thảo, sống lâu năm, thân rễ to và rất phát triển. Thân cây thẳng và có chiều cao trung bình từ 0,3 đến 0,8m. Cây thảo dược thường có một số đặc điểm sau đây: thân dưới hoá gỗ, thân trên phân nhánh (một số cây không có nhánh), lá mọc cách, dai, cuống lá ở phía dưới thường dài hơn so với các lá mọc ở phần ngọn, hoa có màu đỏ tím, mỗi cây thảo dược có rất nhiều hoa; quả màu xám, dẹt, thuôn.
Bạch truật lúc đầu chỉ có ở Trung Quốc, ở huyện Thừa, Đông Dương. Sau được trồng lan rộng ra các tỉnh thành khác của Trung Quốc như Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên,… Hiện nay, thảo dược này đã được di thực và trồng ở Việt Nam.
Bộ phận nào của cây được dùng để làm thuốc?
Ở Bạch truật, người ta dùng phần rễ để làm dược liệu. Những phần rễ được chọn phải là phần rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột trắng ngà thì mới đảm bảo chất lượng.
Giai đoạn cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 là giai đoạn thích hợp nhất để thu hoạch phần rễ của Bạch truật. Sau khi thu hoạch xong thì rửa sạch phần rễ, phơi khô và cắt lát mỏng để bào chế. Có một lưu ý khi thu hoạch rễ cây là nên thu hoạch vào những ngày có trời nắng ráo, đất khô thì việc thu hoạch sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Bạch truật là gì?
Bạch truật có nguồn gốc ở Trung quốc, chủ yếu trồng ở huyện Thừa, Đông dương. Bạch truật hiện đã di thực truyền vào Việt Nam.
Bạch truật là một loại thảo dược, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Bạch truật cao khoảng 0,3-0,8m.
Khi sử dụng bạch truật để làm thuốc, bạn chọn thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.
Bạch truật dùng để làm gì?
Bạch truật là một loại thảo dược có thân rễ được sử dụng làm thuốc, có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai.
Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ và được dùng để chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, sốt ra mồ hôi. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường, điều trị ung thư phổi và các biến chứng do chạy thận.
Thành phần của bạch truật
Trong rễ củ bạch truật có chứa 1,4% tinh dầu gồm atractylon, atractylola, atractylenolid I, II, III, eudesmol và vitamin A. Trong dược liệu bạch truật có chứa hunulene, selian, atractylone, axit palmitic, hinesol, b-Selinene, 10E-Atractylentriol.
Tác dụng của Bạch truật là gì?
Y học hiện đại và Y học cổ truyền đã nghiên cứu ra những tác dụng của Bạch truật. Và mỗi bên có những tác dụng như sau:
Đối với y học hiện đại: Bạch truật có các tác dụng như bổ ích cường tráng; chống loét; giãn mạch máu, chống đông máu; tác dụng lợi niệu; chữa tiêu chảy và táo bón; tác dụng hạ đường huyết; an thần; chống loét bao tử; chống ung thư; giúp phục hồi chức năng gan; kháng viêm; khả năng gây ức chế đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da…
Đối với y học cổ truyền: Bạch truật có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh như đau đầu; tiêu chảy; trị phù thũng; trị tỳ hư; táo bón; giúp ăn ngon ngủ yên; cây còn có tác dụng trong việc dưỡng thai…
Những lưu ý khi sử dụng Bạch truật
Những trường hợp không nên sử dụng Bạch truật: Những người bị âm hư, môi miệng khô, khát nước vì khi dùng Bạch truật sẽ có một số tác dụng như khô miệng, buồn nôn và có vị khó chịu trong miệng; những người bị bệnh hen suyễn; có vấn đề về các bệnh liên quan đến dạ dày; bị mụn nhọt và có mũ; những người cơ thể yếu, sức khoẻ không ổn định cũng không nên dùng thảo dược này.
Tránh sử dụng Bạch truật cùng với phòng phong, địa du vì có thể tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn và làm giảm hiệu quả của việc sử dụng.
Phụ nữ có thai và cho con bú cần có hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu đang dùng các sản phẩm chức năng, thuốc tây thì cũng nên lưu ý.
Cơ thể có dễ dị ứng thì nên tham khảo cách dùng.
Liều dùng của bạch truật
Liều dùng thông thường của bạch truật là gì?
Liều thông thường bạn dùng từ 6–12g/ngày dạng thuốc sắc, bột hoặc cao.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bạch truật với các thảo dược khác để chữa một số bệnh như:
Chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính: bạn dùng 6g bạch truật với 5g toan táo nhân, 4,5g trần bì, 4,5g hậu phác, 15g cam thảo và 3g gừng. Bạn sắc hỗn hợp này với 600ml nước đến khi còn 300ml. Bạn chia làm 2 lần uống trong ngày.
Sử dụng bạch truật để giúp khỏe dạ dày, dễ tiêu hóa: bạn dùng 12g bạch truật với 6g chỉ thực. Sắc uống hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần bạn uống 8 viên, uống tuần 2-3 lần/tuần, chiêu nước với cơm.
Dùng cây bạch truật điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi: bạn hãy dùng một lượng khoảng 6kg bạch truật rồi thái thành lát mỏng, bỏ vào nồi, đổ ngập nước sau đó nấu lên. Bạn lấy khoảng một nửa chén nước đặc, còn phần bã tiếp tục nấu thành dạng cao. Bạn trộn đều hỗn hợp gồm nửa chén nước với bã đã nấu nhuyễn cùng với mật ong để ăn hàng ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh.
Trị phong thấp, sởi, ngứa ngáy: bạn dùng bạch truật tán nhỏ, uống một lượng vừa đủ với 1 thìa nhỏ rượu, ngày dùng 2 lần.
Trị bứt rứt, bồn chồn ở ngực: bạn dùng bạch truật tán bột, mỗi lần dùng một thìa cà phê (khoảng 4g), uống với nước.
Trị cứng miệng, bất tỉnh do trúng gió: bạn dùng bạch truật 160g với rượu 3 thăng, sắc còn một thăng, uống hết để ra mồ hôi.
Dùng bạch truật để giúp an thai:
Bài thuốc 1. Thái sơn bàn thạch thang: bạn dùng nhân sâm, nhu mễ, tục đoạn, hoàng cầm mỗi vị 5g, đương quy 8g, xuyên khung, chích thảo, sa nhân mỗi vị 4g, thục địa 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 10g, thược dược 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Bài thuốc 2. Đương quy tán: bạch truật 32g, đương quy, hoàng cầm, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 64g. Bạn sấy khô các vị thuốc này và tán thành bột. Ngày uống 8-12g, uống với rượu loãng. Trị phụ nữ có thai mà huyết kém, thai nhiệt không yên.
Tuy nhiên, người mắc chứng âm hư hỏa vượng không được dùng bài thuốc này.
Chữa đau răng lâu ngày: bạn lấy bạch truật sắc nước để ngậm, dùng đến khi hết đau.
Trị mồ hôi do khí hư: bạn sắc để uống hoặc tán bột hỗn hợp bạch truật 12g, hẫu lệ 24g, phòng phong 12g.
Trị bệnh về gan: bạn dùng bạch truật với lượng như sau:
- Trị xơ gan cổ trướng: bạn dùng 30-60g.
- Trị viên gan mạn tính: bạn dùng 15-30g.
- Trị ung thư gan: bạn dùng 60-100g.
Dùng bạch truật trị nám da: bạn dùng 100g bạch truật sơ chế sạch cho vào hũ thủy tinh, ngâm với 250ml giấm táo mèo trong 2 tuần. Sau đó, bạn dùng tăm bông chấm dung dịch này lên các vết thâm nám, tàn nhang 3–4 lần liên tiếp. Bạn nên dùng vào buổi tối trong 1 tháng.
Dùng bạch truật để làm trắng da: bạn dùng 1kg nghệ đen rửa sạch xay nhuyễn cùng với 1 chút rượu và 500g bạch truật rửa sạch. Bạn cho cả 2 vào hũ thủy tinh cùng với 2 lít rượu gạo (30 độ) vào rồi khuấy đều. Sau 100 ngày, bạn rót rượu ra chén, dùng bông gòn thấm và thoa lên mặt 2–3 lần vào buổi tối. Sau 1 tháng bạn sẽ thấy kết quả.
Liều dùng của bạch truật có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cách dùng bạch truật như thế nào?
Muốn có tác dụng táo thấp thì bạn nên dùng ở dạng sống, bổ tỳ thì tẩm hoàng thổ sao, cầm máu, ấm trung tiêu thì sao cháy, bổ tỳ nhuận phế thì tẩm mật sao.
Tác dụng phụ khi dùng bạch truật
Phản ứng phụ thường gặp khi dùng bạch truật là:
- Buồn nôn
- Khô miệng
- Mùi vị khó chịu trong miệng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
SƠN TRA VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI
HOÀNG KỲ – DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10