Bạch phàn hay còn gọi là Minh bạch phàn, Phàn thạch, Minh phàn, tên thường gọi là Phèn chua. Từ lâu trong Y học cổ truyền đã sử dụng Bạch phàn với công dụng giải độc, sát trùng, làm dịu các chứng ngứa.
Mô tả và bào chế
Phèn chua có tên khoa học là Alumen hay Sulfat Alumino Potassicus, công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, là một loại muối kép của sulfat Nhôm và Kali.
Điều chế Phèn chua
Có nhiều cách để điều chế Phèn chua.
- Người ta nung đá minh phàn (Alunite) sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh.
- Nung đất sét cho tác dụng với axit sunfuric, trộn với dung dịch kali sunfat rồi kết tinh.
Theo Lý Thời Trân: Không nấu thì gọi là Sinh phàn, nấu khô cho hết nước gọi là Khô phàn. Nếu uống phải chế cho đúng cách.
Bào chế Phèn chua
Phương pháp ngày xưa
Cho Phèn chua vào nồi đất nung đỏ rực cả trong lẫn ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tàng ong lộ thiên mà đốt. Cứ 10 lạng phèn thì 6 lạng tàng ong, đốt cháy hết để nguội lấy ra tán bột. Gói giấy lại, đào đất sâu 5 tấc, chôn 1 đêm rồi lấy ra dùng.
Phương pháp ngày nay
Dùng 1 chảo gang có thể tích chứa được gấp 5 lần thể tích muốn phi, để tránh phèn trào ra. Cho vào chảo đốt nóng đến khi chảy, nhiệt độ có tới 800 – 900°C. Phèn bồng trào lên, cho đến khi nào không thấy bồng trào lên nữa thì rút lửa để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen hoặc vàng bám bên ngoài, chỉ lấy thứ trắng. Tán mịn.
Phèn phi tan ít và chậm tan trong nước.
Mô tả vị thuốc
Phèn chua có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hay hơi vàng, trong hay hơi đục rất dễ vỡ vụn. Mùi không rõ, vị hơi ngọt chua và chát, tan trong nước, trong glyxerin, không tan trong cồn.
Thành phần hoá học
Trong y học cổ truyền, Phèn chua là một trong số ít những dược liệu là muối khoáng. Nó có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3, 4Al(OH)3.
Tác dụng dược lý
Một nghiên cứu năm 2011 được đăng trên Tạp chí của Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong cho thấy Phèn chua in vitro có tác dụng chống HSV-2 bằng phương pháp kháng nhân đôi virus, tiêu diệt trực tiếp virus và hấp phụ virus.
Thuốc đạn Phèn chua có nồng độ khác nhau có thể làm giảm hoặc ức chế hoàn toàn nhiễm HSV-2 ở chuột lang. Người ta đã kết luận rằng Phèn chua có tác dụng chống HSV-2 in vitro thông qua nhiều cách tiếp cận. Nó có thể ngăn chặn sự lây nhiễm HSV-2 âm đạo in vivo ở chuột bạch trong một mức độ nào đó.
Ngoài ra, chưa tìm thấy nghiên cứu nào khác về tác dụng của Phèn chua.
Công dụng và cách dùng
Công dụng
Theo tài liệu cổ, Phèn chua có vị chua, lạnh, không độc, có tác dụng giải độc, sát trùng, làm hết ngứa. Dùng làm thuốc cầm máu, chủ yếu dùng chữa có nhiệt trong xương tủy, thịt mọc trong mũi, chế luyện thành thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ. Còn dùng Phèn chua làm thuốc cầm máu, chữa ho ra máu, các loại xuất huyết.
Cách dùng
Uống: Ngày uống 0,3 – 1g Khô phàn. Có thể uống tới 2 – 4g.
Dùng ngoài thì không kể liều lượng.
Phương thuốc kinh nghiệm
Chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính
Lấy Phèn chua 100g, rang lên cho hết nước để có phèn phi hay Khô phàn. Tán nhỏ. Ngày dùng 0,5 – 1g chia làm nhiều lần, uống chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính. Ngoài ra còn chữa nôn mửa, đi tả, lỵ mãn tính (kinh nghiệm dân gian).
Chữa rắn cắn
Lấy Phèn chua, Cam thảo, hai vị bằng nhau tán nhỏ, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 3 – 6g, chữa rắn rết cắn, cấm khẩu, mắt quầng thâm.
Chữa khí hư bạch đới
Sà sàng tử, Khô phàn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm thành viên hay sắc nước dùng rửa âm hộ, chữa khí hư.
Sản hậu bị cấm khẩu:
Bạch phàn sống 1 chỉ tán bột trộn với nước lạnh, uống 2-3 lần.
Đại tiểu tiện không thông:
Bạch phàn 5 chỉ tán bột, nằm ngửa bỏ vào rốn làm khí lạnh vào bụng một lát là có thể đi được.
Rắn độc cắn:
Để 1 cục Bạch phàn lên lưỡi dao đốt cho chảy ra. Sau đó dùng nó nhỏ một giọt vào chỗ vết thương.
Trị bệnh hôi nách:
Phèn phi tán bột bọc vào khăn lụa hoặc khăn tay xát vào nách hàng ngày.
Tai chảy nước, chảy mủ, miệng lưỡi lở:
Phèn phi rắc tại chỗ hoặc trộn nước lạnh để rửa.
Ngứa lở:
Khô phàn, Lưu hoàng, Xà sàng tử mỗi loại 1 lượng. Tán bột trộn với dầu vừng (mè) xức vào chỗ bị ngứa.
Xuất huyết ở phổi:
Bạch phàn, Hài nhi trà, tán bột các vị bằng nhau. Uống với nước nóng.
Nhức đầu không muốn ăn do đờm kết:
Bạch phàn 30g, sắc với 2 chén nước. Còn 1 chén trộn với 2 muỗng mật ong, uống sẽ nôn ra đờm. Uống thêm nước để dễ nôn.
Trị ngứa lở, vảy ở da đầu:
Minh phàn 1 cân rưỡi đã nung lửa thành Khô phàn và tán bột. Tùng hương 3 lượng đã tán bột, trư bản du tươi nửa cân. Tùng hương quấy đều với Trư bản rồi nấu dẻo, khi nào lấy đũa lên thấy nhỏ thành giọt là được. Sau đó để nguội, trộn Khô phàn vào khuấy đều, bôi vào nơi đau.
Tóm lại, Phèn chua hay Bạch phàn có công dụng giải độc, sát trùng, làm hết ngứa. Tuy nhiên, nếu muốn dùng vị thuốc này, bạn phải bào chế kỹ mới có thể uống được.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Công dụng, cách dùng của Thạch lựu
– Giải mã công dụng chữa bệnh của Bạch quả
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10