Cây chè vằng là một loại cây mọc hoang ở khu vực rừng núi và trung du ở nước ta, thường được sử dụng làm dược liệu để chữa trị một số bệnh về ngứa, lở và rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
Tên gọi, chủng loại
Tên gọi khác: chè cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, lài ba gân, dây vằng, vằng sẻ…
Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve.
Họ: cây chè vằng thuộc họ Nhài có pháp danh khoa học là Oleaceae.
Chủng loại: gồm có 3 loại vằng:
- Vằng lá nhỏ hay còn gọi là vằng sẻ là loại vằng tốt nhất để sử dụng.
- Vằng lá to hay còn gọi là vằng trâu: được sử dụng.
- Vằng núi: không được sử dụng.
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây chè vằng là một loại cây bụi nhỏ có đường kính thân không quá 6mm, thân cây cứng, chia thành từng đốt và nhiều cành. Mỗi cành cây rất mảnh và vươn dài thành hàng chục mét. Vỏ cây nhẵn có màu xanh lục.
Lá cây chè vằng có hình bầu dục, đầu lá hơi thuôn thành hình mũi nhọn. Các lá mọc đối với nhau, hai mặt lá nhẵn bóng có màu gần như nhau. Cuống lá có hình hơi tù hay hơi tròn, có ba gân tỏa ra từ cuống.
Hoa có màu trắng mọc ở đầu cành với 10 cánh hoa, quả mọng có hình cầu đường kính từ 7 – 8mm, khi chín có màu đen.
Phân bố
Cây chè vằng mọc nhiều ở vùng rừng núi và trung du. Trên thế giới cây tập trung chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và Nam Á, các tỉnh ở phía nam Trung Quốc và đảo Hải Nam.
Ở Việt Nam cây chè vằng mọc hoang trên khắp cả nước tại những vùng núi thấp, trung du và đồng bằng như Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận sử dụng: cành và lá của cây chè vằng.
Thu hái: cây chè vằng được thu hái quanh năm để làm dược liệu chữa bệnh.
Chế biến: chè vằng sau khi được thu hái về đem rửa cho thật sạch, cắt khúc và khơi khô hoặc đem đi sấy.
Bảo quản: sau khi phơi khô chè vằng đem đi cất vào bao hoặc túi kín, để ở nói khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng đem ra phơi lại nắng để không bị ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Một số thành phần hóa học có trong cây chè vằng gồm alcaloid, nhựa, flavonoid.
Tính vị
Cây chè vằng có vị hơi đắng, chát tính ấm.
Quy kinh
Cây chè vằng quy kinh vào tâm và tỳ.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Chè vằng có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan máu, Shigella dysenteriae, S.shigae, trực khuẩn thương hàn, Achromobacter, trực khuẩn mủ xanh.
Trong nghiên cứu lâm sàng, cây chè vằng có tác dụng dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn sau khi sinh và áp xe vú do tắc tia sữa.
Các thử nghiệm trên thỏ, chuột cống trắng cho thấy cây chè vằng còn có tác dụng chống viêm, hạ sốt, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày.
Theo Y học cổ truyền
Tác dụng: chè vằng được sử dụng nhiều trong đông y nhờ tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, trừ mủ.
Công dụng: chữa trị một số bệnh như kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc đau bụng kinh, phụ nữ sau khi sinh bị nhiễm khuẩn sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến vú, áp xe vú, khí hư bạch đới.
Ngoài ra, nó còn chữa được một số bệnh ngoài da như ngứa, rắn cắn và các bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp.
Liều dùng và cách dùng
Mỗi lần sử dụng 40 -100g cây chè vằng tươi hoặc 20 -30g dược liệu dạng khô bằng các cách như:
- Chè vằng khô đem đi pha trà uống hằng ngày hoặc sắc thuốc uống.
- Dùng lá tươi để nấu nước tắm.
- Giã nát đắp trực tiếp lên vết thương.
Một số bài thuốc từ cây chè vằng
Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh
Sử dụng cây chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g, bạch đồng nữ 8g sắc với 500ml nước. Đến khi nước cạn còn 300ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.
Chữa sưng vú, sưng do vết thương
Đem 30g cây chè vằng sắc nước uống mỗi ngày, đồng thời kết hợp với việc giã chè vằng tươi để đắp bên ngoài.
Chữa áp xe vú
Dùng lá chè vằng tươi đem đi giã nát rồi đắp lên vị trí bị áp xe hoặc đem trộn chung với cồn 50ºC để đắp. Mỗi ngày đắp 5 lần chia thành ban ngày 3 lần, ban đêm 2 lần.
Chữa vàng da
Dùng chè vằng 20g, ngấy hương 20g đem sắc chung với nước để uống mỗi ngày.
Thuốc nhuận gan
Dùng các dược liệu gồm chè vằng 12g, nhân trần 20g, chi tử 12g, lá mua 12g, vỏ núc nác 12g, rau má 12g, lá bồ cu vẽ 12g, vỏ dại 12g, thanh bì 8g đem đi sắc nước uống mỗi ngày.
Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
Dùng 20 -30g chè vằng khô đem đi pha trà uống hoặc sắc thành thuốc giúp chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn và mau lại sức.
Chữa rắn cắn, mụn nhọt:
Dùng rễ cây chè vằng mài với dấm thanh để hút mủ mụn nhọt.
Chữa bệnh răng miệng
Hái lá chè vằng tươi cho người mắc bệnh viêm nha chu nhai và ngậm sẽ mang lại hiệu quả, Đồng thời có thể nấu thành nước để súc miệng.
Lưu ý khi sử dụng cây chè vằng
Cây chè vằng và cây lá ngón rất giống nhau vì vậy rất dễ nhầm lẫn. Trong khi cây chè vằng có tác dụng chữa bệnh thì lá ngón lại là một loại cây cực kì độc, vì vậy khi sử dụng cần phân biệt được hai loại cây này.
Dưới đây là một vài đặc điểm giúp người sử dụng dễ phân biệt được hai loại cây trên để tránh nhầm lần:
Đặc điểm | Cây chè vằng | Cây lá ngón |
Thân cây | Cây nhỏ dạng bụi. | Cây leo có thân và cành mập. |
Màu sắc | Toàn thân cây có màu nhạt xỉu. | Thân cây có màu sẫm bóng. |
Hoa | Hoa màu trắng, dạng chùy với 10 cánh hoa. | Hoa màu vàng, mọc thành từng chùm. |
Quả | Quả mọng khi chín có màu đen, thường có đôi. | Quả nang, khi chín có màu nâu và ra riêng lẻ |
Trên đây là một số thông tin tham khảo về cây chè vằng, nếu bạn muốn sử dụng chè vằng để làm dược liệu chữa bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Cây Sài Đất: Vị Thuốc Quý Với Nhiều Tác Dụng Trị Bệnh
Sài hồ: Vị thuốc tốt, chữa nhiều bệnh
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10