Cà độc dược đã được Bộ Y tế xếp loại thuốc độc bảng A. Tuy nhiên, hiện nay, Cà độc dược được sử dụng rộng rãi mà không phải ai cũng hiểu rõ về loài cây này.
Mô tả dược liệu
Tên gọi, danh pháp dược liệu
- Tên khác: Mạn đà la.
- Tên khoa học: Datura metel.
- Họ: Cà (Solanaceae).
Ta dùng hoa và lá phơi hoặc sấy khô.
Tên Mạn đà la là do tiếng Trung Quốc dịch tiếng Phạn nghĩa là cây có màu sắc sặc sỡ.
Đặc điểm tự nhiên
Đây là loại cây thân thảo, sống hằng năm với phần gốc của thân cây hóa thân gỗ. Cây cao khoảng 1 – 2 m. Thân và cành non có màu tím hay xanh lục, có sẹo lá và nhiều lông mịn. Lá cây mọc so le với phiến lá nguyên có hình trứng nhọn. Cả hai mặt lá đều có lông. Hoa có hình giống hoa loa kèn, mọc đứng và mọc đơn ở kẽ lá. Cánh hoa màu trắng, đài hoa màu xanh và phía trên có 5 răng. Quả có hình cầu, màu xanh và có gai. Khi chín, quả nở thành 4 mảnh. Hạt có màu nâu vàng và nhăn nheo.
Cà độc dược ở nước ta chia thành 3 loại chính:
- Cà độc dược hoa trắng, thân và cành xanh.
- Cà độc dược hoa đốm tím, thân và cành xanh.
- Loại thứ ba là lai giữa hai loại trên.
Phân bố, thu hái, chế biến
- Cây Cà độc dược mọc hoang khắp Việt Nam, Campuchia, Lào, được dùng làm thuốc và cây cảnh. Ở nước ta, cây trồng nhiều ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghê An, Hà Tĩnh.
- Thu hái: Lá cây, đặc biệt là lá bánh tẻ thường được hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Còn đối với hoa thường hái vào mùa thu, tháng 8, 9, 10.
- Chế biến: Sau thu hoạch, hoa và lá được đem sấy hoặc phơi nhẹ.
- Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ẩm.
Bộ phận dùng:
Bộ phận sử dụng: hoa và lá.
Thành phần hóa học
Cà độc dược chứa nhiều ancaloid. Cụ thể, lá chứa 0,10 – 0,50%, quả chứa 0,12%, rễ 0,10 – 0,20% và hoa chứa 0,25 – 0,60%. Tỉ lệ này thay đổi tùy vào bộ phận thu hái và thời gian thu hái.
Ngoài ra, ở lá, hoa, hạt, rễ chứa hyoxin, hyoxiamin, atropin.
Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền
- Tính vị: vị cay, tính ôn, có độc.
- Quy kinh phế.
- Tác dụng: khử phong thấp, chữa hen suyễn. Dùng ngoài để chữa vùng da tê dại do hàn thấp, mụn nhọt. Người thể lực yếu không dùng được.
Theo y học hiện đại
Đây là loại thuốc độc bảng A. Theo thông tư 08-BYT-TT của Bộ Y tế, thuốc độc bảng A là những thứ thuốc với liều lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hại cho tính mạng.
Tác dụng của Cà độc dược chủ yếu là tác dụng của hyoxin và atropine
Atropine làm giãn đồng tử ở mắt, tăng áp lực mắt (tăng nhãn áp). Ngưng tiết nước bọt, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột. Giãn phế quản khi phế quản bị co thắt hoặc phó giao cảm bị kích thích. Ít tác động lên nhu động ruột và co thắt ruột. Liều độc của atropine có thể ức chế, tê liệt thần kinh trung ương.
Hyoxin tác dụng gần giống atropine. Thời gian giãn đồng tử ngắn hơn. Liều độc của hyoxin ức chế thần kinh trung ương. Thường phối hợp với atropine trong chuyên khoa thần kinh chữa co giật do Parkinson, giảm say tàu xe, làm thuốc dịu thần kinh.
Tác dụng kháng nấm Aspergillus
Hầu hết các chủng nấm này đều vô hại, nhưng một số ít có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng ở những người có hệ thống miễn dịch yếu, bệnh phổi tiềm ẩn hoặc hen suyễn khi hít bào tử nấm. Dạng thể nghiêm trọng nhất là bệnh aspergillosis thể xâm nhập (invasive aspergillosis) xảy ra khi nhiễm trùng lây lan sang các mạch máu và đi đến các cơ quan xa hơn.
Cà độc dược khi được khảo sát về hiệu lực, hoạt động tiêu diệt nấm Aspergillus kém hơn amphotericin B. 9,2 lần. Tuy nhiên, điều quan trọng là độc tính tế bào của Cà độc dược thấp hơn amphotericin B. 117,8 lần.
Các tác dụng khác
Ngoài các tác dụng kể trên, Cà độc dược được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp như: thuốc trừ sâu sinh học, thuốc kháng nấm trên cây, thuốc diệt nhện rệp, diệt mối…
Cà độc dược còn có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng: muỗi vằn gây sốt xuất huyết Aedes aegypti, muỗi trung gian truyền bệnh sốt rét Anopheles stephensivàmuỗi gây viêm não Nhật Bản Culex quinquefasciatus.
Liều dùng, tác dụng phụ, kiêng kỵ
Liều dùng: 50 – 100 mg hoa lá khô, dạng nước sắc.
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
- Khô miệng.
- Sốt.
- Bí tiểu.
- Đổ mồ hôi.
- Co thắt.
- Da khô đỏ.
- Nhịp tim nhanh.
- Ảo giác.
- Co giật.
- Hôn mê.
- Đổ mồ hôi.
- Thị lực mờ.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, thuốc có thể gây nhiều phản ứng phụ khác nhau. Do đó, nếu gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi dùng Cà độc dược, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.
Những người có các bệnh sau không được dùng Cà độc dược:
- Bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành.
- Bệnh nhãn khoa: Tăng nhãn áp.
- Bệnh tiêu hóa: Táo bón, tắc ruột, nhiễm trùng tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng.
- Phụ nữ có thai, cho con bú.
Cà độc dược là loài cây phổ biến ở nhiều nơi. Cà độc dược được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng khi chưa có hướng dẫn từ thầy thuốc. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– NGHỆ ĐEN – VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y
– LỢI ÍCH KHI DÙNG NƯỚC CHANH
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10