Qua lâu có tính lạnh, vị ngọt đắng, quy kinh Đại Trường và Phế nên thường dùng chữa ho do đờm nhiệt, viêm họng mất tiếng, táo bón và đái tháo đường.
+ Tên khác: Dưa trời, bạc bát, bát bát châu hoặc thau ca
+ Tên khoa học: Trichosanthes kirilowii
+ Họ: Bí Cucurbitaceae
Mô tả về cây qua lâu
+ Đặc điểm thực vật của qua lâu
Bát bát châu là một loại cây dây leo có rễ củ thuôn dài cắt khúc. Lá cây mọc so le, có phiến xẻ thành nhiều thùy. Hoa có màu trắng. Quả dài khoảng 8 đến 10 cm và có đường kính từ 5 – 7 cm. Vỏ qua có màu xanh và có vằn trắng dọc theo quả. Quả chín có màu đỏ. Trong quả chứa nhiều hạt hình trứng dẹt, có chiều dài 1,2 – 1,5 cm và rộng 6 – 10 mm. Mặt ngoài hạt có màu nâu nhạt.
+ Phân bố
Cây được mọc nhiều ở vùng rừng núi thuộc tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
- Bộ phận dùng làm thuốc: Nhân hạt, vỏ quả và rễ
- Thu hái: Tùy theo nhu cầu sử dụng mà qua lâu sẽ được hái vào những thời điểm nhất định. Nếu muốn lấy quả và hạt làm thuốc thì rễ củ của bát bát châu sẽ nhỏ. Còn nếu dùng rễ củ to mập thì khi cây ra hoa ngắt bỏ hoa để dinh dưỡng tập trung vào rễ. Mùa thu hoạch hạt thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9
- Chế biến: Mỗi bộ phận dùng làm thuốc sẽ có cách chế biến khác nhau. Thông thường, hạt, rễ hoặc vỏ qua lâu sau khi thu hoạch về thường đem phơi hoặc sấy khô
- Bảo quản: Tránh nơi ẩm ướt
+ Thành phần hóa học
- Hạt: Chứa 25 – 26% tinh dầu, trong đó có chứa acid không no tới 66.5% và acid béo no 30%
- Rễ: Gồm nhiều tinh bột và 1% chất saponozit
Vị thuốc Cây qua lâu
+ Tính vị & qui kinh
- Vỏ quả (qua lâu bì): Tính hàn,vị ngọt, hơi chua, không chứa độc
- Hạt (qua lâu nhân): Tính hàn, vị ngọt, hơi đắng, qui kinh Đại Trường, Vị và Phế
- Rễ cây (thiên hoa phấn): Tính hàn, vị ngọt, chua, tác dụng vào 3 kinh Phế, Vị và Đại Tràng
+ Tác dụng dược lý
– Theo Y học cổ truyền:
- Vỏ quả: Có tác dụng chống viêm, chữa sốt nóng, thanh nhiệt, thủy thũng, cầm máu, thổ huyết, ho và vàng da.
- Nhân hạt: Giúp nhuận phế, nhuận tràng, thanh nhiệt hóa đàm, chống ho
- Rễ: Chữa viêm amidan, viêm họng, miệng khát,…
– Theo Trung Dược Học:
Hoạt chất triterpenoid saponin chứa trong qua lâu có công dụng khu đờm. Bên cạnh đó, chất béo trong nhân hạt có tác dụng giúp gây xổ mạnh. Không những thế, dược liệu này còn giúp tác động làm giãn động mạch vành, đồng thời giúp tăng cường lưu lượng máu đến động mạch vòng, giúp hạ mỡ máu và chống thiếu oxy.
Ngoài ra, qua lâu còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt một số chủng khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng, phó thương hàn, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn thổ tả,… Mặt khác, thảo dược này cũng giúp loại bỏ và ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Đặc biệt, các thành phần hóa học trong qua lâu còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
+ Cách dùng và liều lượng
Qua lâu được dùng dưới dạng bột và dạng thuốc sắc. Đối với thuốc sắc, mỗi ngày bệnh nhân nên uống 8 – 16 gram, còn thuốc dạng bột uống 4 – 8 gram.
+ Tác dụng phụ
Bát bát châu nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều có thể gây các tác dụng phụ như:
- Tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày
- Sốt và có biểu hiện co giật
- Mẫn cảm, tổn thương tim và tích dịch trong não và phổi
- Sẩy thai
Ngoài các phản ứng phụ này còn có một số tác dụng phụ khác không được đề. Do đó, khi sử dụng bát bát châu điều trị nếu gặp biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Bài thuốc chữa bệnh từ Cây qua lâu theo kinh nghiệm dân gian
+ Điều trị viêm tắc động mạch
Sử dụng 16 gram bát bát châu, 20 gram cam thảo, 20 gram đương quy, 16 gram ngưu tất, 12 gram đan bì, 16 gram kim ngân hoa, 12 gram huyền sâm và 12 gram đan bì. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm, thêm nước và sắc uống.
+ Trị mụn nhọt lâu ngày
Dùng 8 gram thiên hoa phấn, 10 gram bạch chỉ và 12 gram ý dĩ. Tán bột hoặc sắc uống.
+ Trị viêm amidan mạn tính
Sử dụng 8 gram thiên hoa phấn, 16 gram sinh địa, 6 gram xạ can sắc chung với phục linh, trạch tả, địa cốt bì, sơn thù và tri mẫu, mỗi vị 8 gram và ngưu tất, hoài sơn, huyền sâm, mỗi vị 12 gram. Mỗi ngày dùng 1 thang.
+ Điều trị tắc tia sữa
Sử dụng 8 gram thiên hoa phấn, 8 gram đường quy, 8 gram xuyên sơn giáp, 12 gram bạch thược, 6 gram cát cánh, 6 gram thanh bì và 6 gram thông thảo. Sắc thuốc và uống trong ngày.
+ Chữa bệnh lao phổi
Sử dụng 8 gram hạt bát bát châu sắc chung với 8 gram chỉ xác, 16 gram hạ khô thảo, 8 gram tang bạch bì, 16 gram huyền sâm và 16 gram sài khô. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm dần.
+ Điều trị chứng sốt nóng do miệng khô khát, viêm họng và vàng da
Dùng 8 gram thiên hoa phấn sắc với 8 gram rễ cây ké lớn đầu
+ Điều trị khản tiếng và viêm họng
Dùng 10 gram vỏ qua lâu, 10 gram cam thảo, 10 gram bạch cương tằn và 4 gram gừng tươi. Sắc thuốc chung với 200 ml nước cho đến khi nước thuốc cạn còn 50 ml, tắt bếp, lọc lấy thuốc và chia ra uống trong ngày.
+ Trị viêm tuyến vú
Sử dụng 12 gram vỏ qua lâu, 16 gram kim ngân hoa, 8 gram sài đất, 40 gram bồ công anh, 8 gram thanh bì, 16 gram liên kiều và 12 gram hoàng cầm. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc ra uống 2 – 3 lần trong ngày.
+ Điều trị đau thắt ngực
Dùng vỏ qua lâu 12 gram, xuyên khung, uất kim, đan sâm, trầm hương, mỗi vị 20 gram, hương phụ chế, xích thược, hẹ, mỗi vị 12 gram, hồng hoa 16 gram và xuyên quy vĩ 10 gram. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
+ Trị táo bón
Sử dụng 16 gram qua lâu, 5 gram úc lý nhân, 10 gram hỏa ma nhân và 4 gram chỉ thực. Sắc thuốc với 500 ml nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 150 ml, tắt bếp và lọc lấy thuốc, chia làm 3 và uống trong ngày. Uống liên tục trong 5 ngày.
+ Điều trị động mạch vành
Dùng qua lâu chế thành viên, mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 4 viên.
Lưu ý khi dùng Cây qua lâu chữa bệnh
Khi sử dụng qua lâu chữa bệnh, bệnh nhân nên chú ý những điều sau:
- Qua lâu có tác dụng chữa chứng đờm do nhiệt táo gây nên nhưng không mang lại kết quả điều trị chứng thấp đờm, hàn đờm, thực tích sinh đờm và khí hư
- Hạt bát bát châu có tác dụng nhuận tràng. Do đó, người bệnh có Tỳ Vị hư yếu không nên sử dụng để tránh tình trạng thuốc gây tiêu chảy
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng bát bát châu chữa bệnh. Bởi thuốc có chưa được chứng minh an toàn
- Người gặp các vấn đề về sức khỏe như bị tiêu chảy hoặc mắc chứng rối loạn co giật cũng không nên dùng qua lâu điều trị bệnh
- Không nên dùng qua lâu với các loại thuốc khác, đặc biệt thuốc giảm đường huyết khi chưa được bác sĩ chỉ định nhằm tránh tình trạng tương tác làm tăng tác dụng phụ
Tác dụng và tính an toàn của qua lâu cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn trước khi dùng dược liệu này điều trị bệnh.
QUÝ KHÁCH MUA HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ
- Hotline: 0939 714 275
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10