BÀI 149 – Long nhãn giúp bổ máu, an thần

Long nhãn là phần cùi của quả cây nhãn, nó không chỉ đơn thuần là món ăn dinh dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà nó còn có tác dụng điều trị chứng táo bón, chứng thiếu máu, mất ngủ, giúp an thần và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, nó còn là dược liệu chữa bệnh trong các bài thuốc của Đông y. Vậy tác dụng của long nhãn là gì ? Cách sử dụng sao cho hiệu quả ? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như nơi bán dược liệu này nhé !

Long nhãn là gì ?

Long nhãn hay còn gọi là long nhãn nhục, long mục hay á lệ chi, là phần cùi của quả cây nhãn, có tên khoa học là Euphoria longan (Lour). Steud, thuộc họ bồ hòn (sapindaceae).

Đặc điểm của long nhãn

Long nhãn thường có màu nâu đậm hay màu vàng cánh gián, có độ dày và mỏng tùy theo phần thịt quả tươi và tùy theo từng loại nhãn. Phần vỏ ngoài nhăn nheo, thịt bên trong sáng bóng. Long nhãn có vị ngọt thanh, dẻo, mềm và có mùi thơm đặc trưng.

Mô tả cây nhãn

Cây nhãn là cây ăn trái, là loại cây lâu năm, phân bố nhiều ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Nhãn có thể cao đến 7 – 8 mét tùy theo năm tuổi. Thân có màu xám thẳng đứng, tỏa ra nhiều nhánh lớn, nhỏ khác nhau. Thân có lớp vỏ xù xì, lá hình lông chim mọc so le nhau gồm nhiều lá chét. Hoa cây nhãn có màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Mỗi hoa có 5 cánh rời nhau và nhiều nhụy. Quả nhãn hình tròn, có màu nâu nhạt hoặc vàng nâu, bên trong có lớp thịt màu trắng sữa ngà, căng mọng nước bao lấy hạt đen bên trong.

cây nhãn

cây nhãn

Cây nhãn có bao nhiêu loại ?

Ở nước ta có nhiều giống nhãn khác nhau gồm 5 loại:

– Nhãn lồng 

– Nhãn đường phèn

– Nhãn tiêu

– Nhãn miền thiết

– Nhãn xuồng cơm vàng

Cây nhãn mọc nhiều ở đâu ?

Nhãn là loài cây không kén đất và có khả năng chịu lạnh rất tốt nên nó có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều vùng miền khác nhau, đặc biệt sinh trưởng mạnh ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta, cây nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định Sơn La, Bắc Cạn,…

Ngoài ra, nhãn còn phân bố rộng rãi ở nhiều vùng lãnh thổ của nhiều quốc giá như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, các tỉnh phía nam Trung Quốc

Thu hái và chế biến long nhãn làm thuốc chữa bệnh

Để làm thuốc, người ta thường sử dụng phần thịt của quả nhãn. Bên cạnh đó, dân gian còn sử dụng cả lá, rễ hoặc hạt quả nhãn. Người ta thường thu hoạch quả nhãn vào khoảng tháng 7 – 8 hàng năm , chọn những quả mọng đã chín, có vỏ ngoài màu vàng nâu.

Sau khi thu hái về, những quả nhãn sẽ được đem trần sơ với nước sôi khoảng 1 – 2 phút để loại bỏ bụi bẩn, sâu bọ, vi khuẩn và diệt men rồi vớt lên để ráo nước và phơi khô. Khi quả bắt đầu săn lại, người ta sẽ đem đi sấy khô ở nhiệt độ khoảng 40 độ C trong khoảng 30 giờ đồng hồ. Tiếp theo, sẽ bỏ vỏ và tách hạt và tiếp tục đem đi sấy khô cho đến khi các cùi nhãn không còn dính vào nhau là hoàn thành.

long nhãn trước khi sấy khô

long nhãn trước khi sấy khô

Cách bảo quản long nhãn

Vì loại dược liệu này rất dễ bị mốc, chính vì thế nó cần được bảo quản kĩ trong các túi zip hoặc hũ thủy tinh đậy nắp kín. Hãy bảo quản những túi long nhãn ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Thành phần hóa học của long nhãn

Theo y học cổ truyền, long nhãn có vị ngọt, tính bình còn trong y học hiện đại, thì nó lại chứa những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe như glucose, saponin, các tanin, chất béo, có công dụng giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ và chứng táo bón rất tốt.

Công dụng của long nhãn

Như đã nói ở trên, long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn dinh dưỡng mà nó còn có công dụng chữa bệnh, sử dụng được cho cả Đông y và Tây y. Cụ thể như sau:

Công dụng của long nhãn theo y học cổ truyền

Trong Đông y, long nhãn dùng để điều trị các chứng như:

– Điều trị chứng khó tiêu, ăn không ngon miệng

– Điều trị ho khan, ho có đờm, ho gió

– Trị các chứng như lo âu, suy nghĩ nhiều, hồi hộp hay quên

– Chữa chứng đổ mồi hôi trộm

– Có công dụng dưỡng huyết, giúp an thần hiệu quả.

Tác dụng của long nhãn

Từ xưa đến nay, long nhãn luôn được xuất hiện trong các bài thuốc chữa chứng thiếu máu, chứng suy nhược cơ thể, ăn uống không ngon miệng, đầy bụng khó tiêu, mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, hay quên. Dưới đây là các bài thuốc từ dược liệu này được dân gian sử dụng, các bạn có thể tham khảo và áp dụng để điều trị.

Tác dụng của long nhãn giúp an thần, bổ huyết, trị huyết hư

Sử dụng 16g long nhãn, 10g Đại táo cùng với 100g Gạo tẻ. Đem tất cả các vị thuốc nấu thành cháo để ăn mỗi ngày, những người đang bị bệnh nên ăn cháo khi còn nóng. Duy trì liên tục trong vòng 2 – 3 tuần để sức khỏe tốt hơn nhé

Tác dụng của long nhãn chữa mất ngủ, hay quên, hồi hộp, lo âu

Sử dụng long nhãn, hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật, toan táo nhân, phục thần mỗi loại dược liệu dùng 15g, cùng với 10g đương quy; 6g viễn chí, mộc hương và chích thảo mỗi loại dùng 4g. Đem các dược liệu (trừ Mộc hương) sắc cùng với 1 lít  nước lọc, sau 20 phút thì cho mộc hương vào, sau đó sắc cô đặc còn 2 chén thuốc để uống, có thể cho thêm vài lát gừng tươi và đại táo. Nên uống khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi sử dụng. Nếu uống nguội thì tác dụng của thuốc sẽ bị giảm.

 Tác dụng của long nhãn chữa phù thũng

Dùng 15g mỗi vị long nhãn khô, sinh khương và đại táo. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc với 500ml nước lọc. Chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng mỗi ngày 1 thang, duy trì liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả

long nhãn

long nhãn có tác dụng chữa đầy bụng khó tiêu, ăn uống không ngon

Tác dụng của long nhãn chữa tiêu chảy, tỳ hư

Hãy dùng 15g long nhãn khô, 10g sinh khương. Đem hai vị dược liệu trên sắc cùng với 500ml nước lọc. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Tác dụng của long nhãn chữa đầy bụng khó tiêu, ăn không ngon miệng

Sử dụng long nhãn, hoài sơn, phục thần, bạch truật mỗi loại dùng 15g; Ý dĩ nhân, Liên nhục mỗi loại dùng 15g cùng với 12g cam thảo. Đem dược liệu sắc cùng với 600ml nước lọc, nên uống khi thuốc còn ấm nóng.

Tác dụng của long nhãn chữa rối loạn nhịp tim, đổ mồ hôi trộm, ho khan, ho có đờm

Hãy dùng long nhãn và kỷ tử mỗi loại dùng 20g cùng với 25g yến sào. Đem các nguyên liệu cho vào nồi để hầm nhừ, sau đó cho thêm chút xíu đường phèn nếu khó uống. Có thể dùng mỗi ngày để bệnh mau khỏi

Tác dụng của long nhãn da xanh xao, lo âu, hồi hộp

Sử dụng long nhãn, sơn dược mỗi loại dùng 20g cùng với một con ba ba. Chế biến ba ba sạch sẽ rồi đem đi chưng cách thủy với long nhãn, sơn dược.

long nhãn khô

long nhãn có tác dụng điều trị mất ngủ, suy giảm trí nhớ

Tác dụng của long nhãn điều trị mất ngủ, suy giảm trí nhớ, chóng mặt

Sử dụng long nhãn và thục địa mỗi loại 16g, 12g câu đằng cùng với 10g toan táo nhân. Đem các dược liệu trên sắc cùng với nước lọc 500ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Tác dụng của long nhãn điều trị thiếu máu, suy nhược cơ thể

Sử dụng 200g long nhãn tươi và 500g đường phèn. Đem dược liệu chưng kỹ, sau đó để nguội rồi cất vào trong hũ đậy kín. Mỗi lần dùng 16g, sử dụng hai lần sáng – tối mỗi ngày.

Cách sử dụng long nhãn

Tùy theo thể trạng và lứa tuổi mỗi người mà sử dụng liều lượng thích hợp. Dược liệu này thường được dùng theo cách sắc uống, dạng cao lỏng, ngâm rượu. Thông thường, người sử dụng theo cách:

Mỗi ngày dùng khoảng 12 – 20g long nhãn khô, có thể ăn hoặc pha với nước uống mỗi ngày.

Các món ăn chế biến từ long nhãn

Long nhãn còn được nhiều người sử dụng trong đời sống hàng ngày, chế biến thành các món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng cho sức khỏe.

Cách chế biến chè hạt sen, long nhãn

Dùng 200g hạt sen đã bỏ tim sen, 100g long nhãn, 0,5g bột sắn dây, 200g đường phèn.

Hạt sen ngâm 3 tiếng cho ra bụi bẩn, sau đó cho vào nồi luộc 20 phút cho mềm rồi vớt ra bát. Không nên nấu hạt sen chín quá sẽ khiến hạt sen bị bở và nát. Long nhãn ngâm nước ấm cho nở, rồi rửa sạch chô hết bụi bẩn, rồi vớt ra ngoài, để ráo nước.

Tiếp theo, lấy long nhãn bọc hạt sen vào. Rồi bắt 1 nồi nước 1 lít lên bếp, cho đường phèn vào và nấu sôi để đường tan hết. Sau đó, cho long nhãn bọc hạt sen vào nấu lửa nhỏ trong khoảng 30 phút rồi cho bột sắn dây pha loãng vào từ từ . Chờ chè sôi lại lần nữa rồi tắt bếp. Đợi chè nguội rồi cho vào tủ lạnh ngăn mát.

long nhãn hạt sen

chè long nhãn hạt sen thanh nhiệt, giúp an thần trị mất ngủ

Kem long nhãn

Là một món ăn vừa lạ miệng lại thơm ngon sẽ khiến cho các bé rất thích. Món kem này được chế biến từ long nhãn, kem tươi, sữa và một chút rượu bailey hoặc kahlua sẽ đem đến cho gia đình bạn hương vị tươi mát vào ngày hè nắng nóng.

Cách ngâm rượu long nhãn

Dùng 200g long nhãn kho, 50g cúc hoa, 40g toan táo nhân cùng 3 lít rượu trắng. Đem tất cả các vị sơ chế, sau đó cho vào bình ngâm rượu và cho rượu vào. Ngâm trong vòng 30 ngày là có thể sử dụng. Loại rượu này được rất nhiều nam nhân thích thú bởi tác dụng trường thọ, bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết, giúp an thần, chữa suy nhược cơ thể, giảm stress, tim đập nhanh.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– KHA TỬ – DƯỢC LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN
– HUYẾT KIỆT VÀ CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH