Khoản đông hoa còn có tên gọi khác là Đông hoa nhị, Khỏa đống, Hổ tu, Đồ hề, Đông hoa, Khoản hoa… Dược liệu mang trong mình vị cay, tính ấm có tác dụng tiêu đờm, nhuận phế, định suyễn. Ngoài ra dược liệu còn có khả năng điều trị một số bệnh lý liên quan đến tim mạch và đường hô hấp.
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Đông hoa nhị, Khỏa đống, Hổ tu, Đồ hề, Đông hoa, Khoản hoa, Khoản đống, Mật chích khoản đông, Thị đông, Toản đông, Thác ngô, Xá phế hậu (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
Tên khoa học: Flos Tssilagi Farfarae
Thuộc họ: Cúc (danh pháp khoa học: Compositae)
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Khoản đông hoa là cụm hoa có hình chùy dài. Thông thường sẽ có từ 2 – 3 cụm hoa mọc đơn độc hoặc cùng mọc trên một cành. Dược liệu có đường kính 0,5 – 1cm, có chiều dài từ 1 – 2,5cm. Phần trên của dược liệu rộng hơn và phần dưới thon dần. Trên đỉnh cuống cụm hoa có nhiều lá bắc dạng vẩy. Mặt ngoài của lá bắc có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía. Mặt trong của lá được bao phủ bởi một lớp lông trắng. Dược liệu có mùi thơm, vị hơi đắng và hơi cay.
Phân bố
Khoản đông hoa được tìm thấy ở Việt Nam với số lượng rất ít. Do đó được liệu thường được nhập từ nước ngoài để làm thuốc.
Dược liệu phân bố ở tỉnh Hà Nam, Sơn Tây, Tam túc và Tứ xuyên Trung Quốc.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Búp hoa. Khi khô dược liệu có màu vàng sẫm ờ phía dưới, không nát và không lẫn lộn tạp chất
Thu hái: Vào tháng 12 mỗi năm
Chế biến:
Sau khi thu hái dược liệu, rửa sạch và phơi trong bóng râm. Để sống, ngâm rượu hoặc chích mật để sử dụng.
Lựa các hoa chưa nở hết, mang đi rửa sạch, ngâm dược liệu cùng với nước cây cam thảo sau 1 đêm, phơi qua hoặc phơi khô để dùng dần (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
Sau khi thu hái Khoản đông hoa, nhặt bỏ tạm chất, phơi âm can cho khô, tầm mật và sao qua (theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Mật Đông hoa (Khoản đông hoa tẩm mật): Sau khi thu hái dược liệu, loại bỏ hết tạp chất và mang đi rửa sạch. Cho 10kg dược liệu vào bình thủy tinh cùng với 2,5kg mật ong và một ít nước sôi. Trộn đều dược liệu và ủ cho ngấm. Thực hiện sao dược liệu với lửa nhỏ đến hơi vàng, sờ không dính tay. Lấy dược liệu ra ngoài và để nguội. Sử dụng dần.
Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, kín gió, trong lọ có lót vôi sống để phòng ngừa móc mọt.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chủ yếu của Khoản đông hoa gồm:
- Faradiol
- Taraxanthin
- Tanin
- Rutin
- Hyperin
- Triterpenoid
- Saponin
- Gần đây phát hiện 1 loại Ancaloid.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Tác dụng của Khoản đông hoa:
Tác dụng lên hệ hô hấp
Thuốc sắc của Khoản đông hoa làm tăng tiết đường hô hấp, long đờm, chống suyễn trên súc vật thí nghiệm, giảm ho. Thí nghiệm cho thấy, liều nhỏ thuốc truyền dịch có khả năng làm giãn phế quản. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc truyền dịch với liều cao thì có tác dụng ngược lại.
Khi dùng nước sắc dược liệu điều trị cho 21 ca hen phế quản và 15 ca hen phế quản có kèm theo khí phế thủng cho thấy: Có 8 ca tiến triển trong chức năng phổi trong vòng 2 ngày, người bệnh không còn thở rít. 19 ca còn lại có vài tiến triển. Tuy nhiên tiến triển chậm hoặc tái phát.
Tác dụng lên hệ tim mạch
Dùng dịch Khoản đông hoa tiêm tĩnh mạch cho mèo được gây tê có dấu hiệu hạ huyết áp, sau đó lại tăng (theo Trung Dược Học).
- Nước sắc dược liệu làm tăng tiết đường hô hấp và làm giảm ho rõ rệt. Ngoài ra Khoản đông hoa còn có khả năng hưng phấn hô hấp và hưng phấn trung khu thần kinh. Dược liệu có tác dụng hạ cơn hen suyễn ở những súc vật đang được thí nghiệm (theo Chinese Herbal Medicine)
- Thí nghiệm cho thấy, liều nhỏ thuốc truyền dịch có khả năng làm giãn phế quản. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc truyền dịch với liều cao thì có tác dụng ngược lại (theo Chinese Herbal Medicine)
- Dược liệu có khả năng gây co thắt mạch, gây tăng áp, làm tăng huyết áp do hưng phấn trung khu vận mạnh (theo Trung Dược học).
Theo Y học cổ truyền
- Khoản đông hoa có tác dụng giáng khí, chỉ khái (theo Trung Dược Học)
- Dược liệu có tác dụng tiêu đờm, nhuận phế, định suyễn, chỉ thấu (theo Bản Kinh Phùng Nguyên)
- Dược liệu có tác dụng định suyễn, tiêu đờm, ôn phế (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị
- Khí nghịch lên, ho, ho ra máu mủ (theo Đông dược học thiết yếu).
Độc tính
Việc sử dụng liều cao Khoản đông hoa có khả năng gây hôn mê, thậm chí ngưng thở. Thí nghiệm trên chuột, liều độc LD50 là 112g/Kg hoa tươi. Nếu trích ly bằng alcol để thực hiện chích tĩnh mạch là 43g/kg hoa tươi (theo Trung Dược Học).
Tính vị
Tính ấm, vị cay (theo Bản kinh)
Vị cay, đắng (theo Y Học Khởi Nguyên)
Vị ngọt, không độc (theo Danh Y Biệt Lục)
Vị cay, tính ôn (theo Trung Dược Học)
Vị cay, tính ôn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)
Vị cay, tính ôn, không độc (Theo Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Qui kinh
Qui vào kinh phế (theo Trung Dược Học)
Qui vào kinh phế, tâm (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)
Qui vào kinh phế (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng
Dùng 6 – 8 gram/ngày.
Cách dùng
Dùng tươi hoặc phơi khô sắc thành nước uống, ngâm mật ong, ngâm rượu, tán thành bột mịn hoặc nấu thành cao.
Bài thuốc
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Khoản đông hoa:
- Bài thuốc từ Khoản đông hoa điều trị bệnh hen suyễn: Dùng 150 gram dược liệu rửa sạch và phơi khô dưới bóng râm. Cho dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy cùng với 2 lít rượu. Đậy kín nắp và bảo quản tại nơi khô ráo từ 3 – 5 ngày. Mỗi lần uống 5ml rượu thuốc tương đương với 6 gram dược liệu sống. Sử dụng 3 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Khoản đông hoa điều trị phế quản giãn, phế quản viêm, ho khan do âm hư, lao phổi (bài thuốc 1): Dùng 120 gram dược liệu, 120 gram bách hợp rửa sạch với nước muối và phơi khô dưới bóng râm. Tán cả hai nguyên liệu thành bột mịn, sau đó trộn đều và vo thành viên. Cho dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Uống 10 gram/lần, mỗi ngày uống 3 lần. Sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Khoản đông hoa điều trị phế quản giãn, phế quản viêm, ho khan do âm hư, lao phổi (bài thuốc 2): Dùng 8 gram dược liệu rửa sạch với nước muối và phơi khô dưới bóng râm. Cho dược liệu vào giấy và cuốn thành hình điếu thuốc hút. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày trong 7 ngày để bệnh tình được cải thiện.
- Bài thuốc từ Khoản đông hoa điều trị ho, khó thở (bài thuốc 1): Dùng 8 gram dược liệu rửa sạch với nước muối và phơi hơi héo dưới bóng râm. Đốt dược liệu và hớp lấy khói. Thực hiện 1 lần/ngày trong 7 ngày.
- Bài thuốc từ Khoản đông hoa điều trị ho, khó thở (bài thuốc 2): Dùng dược liệu, tang bạch bì, bối mẫu, tỳ bà diệp, bách bộ, tử uyển, hạnh nhân, thiên môn đồn, qua lâu căn. Mang tất cả dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Thái nhỏ dược liệu v trộn đều. Khi cần dùng 6 -12 gram hỗn hợp cho vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện đun và giữ sôi trong 3 phút. Để nguội bớt vàc chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Kiêng kỵ
Phế có thấp nhiệt và phế âm bất túc hóa nhiệt nung nấu phế cấm dùng Khoản đông hoa.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MẠCH NHA CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH?
– TA BIẾT GÌ VỀ LONG NÃO
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10