Cây huyết giác là loại cây thường mọc hoang ở các vùng núi đá vôi trên khắp các tỉnh thành của nước ta. Cây được sử dụng để làm dược liệu chữa trị các bệnh như đau nhức xương khớp, trị vết thương bị tụ máu, sưng bầm…
Tên gọi, chủng loại
Tên gọi khác: cây trầm dứa, cây cau rừng, cây giáng ông, cây dứa dại, cây xó nhà, cây giác máu.
Tên khoa học: Dracaena cambodiana.
Họ: cây huyết giác thuộc họ Măng tây có pháp danh khoa học là Asparagaceae.
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây huyết giác là một loài cây lâu năm, mọc đứng, cao khoảng 1 – 3m. Thân cây phân thành nhiều nhánh nhỏ. Cây nhỏ có đường kính từ 1,6 – 2cm, cây to có đường kính lên tới 20 -25cm.
Lá cây huyết giác là lá đơn hình lưỡi liềm, mọc đối nhau hình chữ thập. Lá cây cứng, có màu xanh và không có cuống lá, mỗi lá dài từ 25 – 80cm, rộng khoảng 3 – 4cm. Phiến lá dày, đỉnh lá nhọn. Lá có một gân chính to ở giữa và 4 -5 đôi gân nhỏ hai bên nổi rõ ở mặt dưới của lá. Thông thường cây huyết giác chỉ có một bó lá ở phần ngọn cây.
Hoa có màu lục vàng nhạt, mọc thành từng chùm dài khoảng 1m, mỗi chùm hoa sẽ phân thành nhiều cành hoa nhỏ dài khoảng 30cm.
Quả cây có dạng hình cầu, mọng, có đường kính chừng 1m. Khi khô quả có màu đen và hạt hình cầu.
Phân bố
Trên thế giới cây huyết giác có ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở các tỉnh như Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tây, Hà Nam, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận được sử dụng: phần lõi màu đỏ bên trong thân cây già đã phơi khô, sấy hoặc cây đã chết được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh.
Thu hái: cây huyết giác có thể được thu hái quanh năm bằng cách lấy gỗ của những cây huyết giác già đã chết.
Chế biến: cây huyết giác đem về cạo bỏ phần gỗ bên ngoài để lấy lõi bên trong, sau đó rửa sạch và phơi khô. Khi dùng thì thái thành từng lát.
Bảo quản: huyết giác nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát đẻ tránh bị mối, mọt.
Một số bài thuốc từ huyết giác
Trị đau nhức, vết thương sưng bầm, tụ máu
Dùng huyết giác 20g, quế chi 20g, thiên niên kiện 20g, đại hồi 20g, địa liền 20g, gỗ vang đem đi tán nhỏ rồi ngâm với 500ml rượu 30 độ trong vòng một tuần. Sau đó đem ra vắt lấy nước, bỏ bã và xoa bóp vào vết thương.
Trị đau tức ngực, nhói tim, đau vai, trật sống lưng
Huyết giác 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, mạch môn 12g, sinh địa 12g đem đi sắc lấy nước uống.
Trị chảy máu do vết thương hở
Huyết giác đem tán thành bột và nhựa của cây đem bôi trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu.
Chữa chảy máy cam
Lấy nhựa cây huyết giác và bạc hà một lượng bằng nhau đem tán thành bột rồi thổi vào mũi sẽ giúp cầm chảy máu cam.
Giảm đau do bong gân
Sử dụng mỗi dược liệu sau khoảng 20g gồm huyết giác, quế chi, đại hồi, địa liền, thiên niên kiện, Đem tất cả các dược liệu trên tán nhỏ rồi ngâm với 500ml rượu trong vòng một tuần. Khi bị bong gân đem xoa bóp mỗi ngày 3 lần.
Làm thuốc bổ máu
Huyết giác 100g, hoài sơn 100g, hà thủ ô 100g, quả tơ hồng 100g, đỗ đen sao cháy 100g, vừng đen 100g, ngải cứu 20g, gạo nếp rang. Đem đi tán bột sau đó trộn với mật ong và vò thành viên để dùng. Mỗi ngày uống từ 10- 20g.
Lưu ý khi sử dụng huyết giác
Huyết giác không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
Một số người hay bị nhầm cây huyết giác và cây dứa dại vì chúng khá giống nhau. Nên trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ để không bị nhầm lẫn và gây ra những tác dụng không mong muốn.
Trên đây là thông tin tham khảo về cây huyết giác, nếu bạn muốn sử dụng cây huyết giác để chữa bệnh hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– CỬU KHỔNG (THẠCH QUYẾT MINH) – THUỐC QUÝ TỪ BIỂN CẢ
– ĐẠI HỒI – THUỐC HAY TỪ GIAN BẾP
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10