Điều trị cao huyết áp bằng thảo dược Đông y mang lại hiệu quả cao, an toàn, đặc biệt là không gây nhờn thuốc sau khi sử dụng một thời gian dài. Hoa hòe là một trong số những thảo dược được tin dùng nhiều nhất.
Trong Đông y, thường dùng bài cổ phương hòe hoa tán gồm: hòe hoa 12g, trắc bách diệp 12g, kinh giới tuệ 12g, chỉ xác 12g. Phương thuốc này, cho hiệu quả tốt, đối với các trường hợp xuất huyết: Trĩ huyết, đại tiểu tiện ra huyết, chảy máu cam…, hoặc vừa có ứ huyết vừa xuất huyết: Chấn thương, sưng đau, và chảy máu. Dùng dưới dạng thuốc bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8 g với nước ấm.
Mô tả về cây hoa hòe
Đặc điểm thực vật
- Cây thân gỗ to, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, có thể phát triển đến chiều cao khoảng 15m. Từ thân mọc ra nhiều nhánh, cành cong queo.
- Lá kép lông chim chứa 9 – 13 lá chét có hình trứng, nhọn ở đỉnh, mọc đối. Càng về phía ngọn cuống thì các cặp lá chét thường có khuynh hướng to hơn. Mặt trên của lá chét màu xanh đậm, mặt dưới nhạt màu hơn, chiều dài dao động từ 1,5 đến 4,5 cm. Gân nằm giữa lá và nổi rõ ở mặt dưới, 2 bên mọc 3 – 5 cặp găn phụ, trên gân được bao phủ một ít gân màu nâu.
- Cuống lá phình dài, hình trụ, màu xanh dài khoảng 3 đến 4mm
- Hoa hòe mọc thành cụm ở đầu cành, hình chùy. Tràng hoa có hình dáng tương tự như cánh bướm, màu trắng ngà.
- Quả hòe giống như quả đậu, vỏ dày, màu xanh nhưng không mở. Bên trong quả chứa vài hạt. Quả thắt nhỏ lại ở khoảng giữa 2 hạt.
Đặc điểm dược liệu
Nụ hoa hòe hình trứng, ngắn, một đầu nụ hơi nhọn, chiều dài từ 3 đến 6 mm, màu vàng xám. Đài hoa màu xanh, hình chuông, có chiều dài chỉ chiếm khoảng 1/2 so với chiều dài của toàn bộ nụ hoa, phía trên đài chia làm 5 răng lông ôm chắc nụ hoa
Hoa hòe khi chưa nở màu vàng, có chiều dài tối đa khoảng 10mm. Vị đắng nhẹ, có mùi thơm đặc trưng.
Phân bố
Cây hoa hòe ưa ẩm, sáng và phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như Nghệ An, Ninh Bình, Hà Bắc, Hải Phòng và một số tỉnh Tây Nguyên.
Một số quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Phi, Bắc Mỹ… cũng trồng cây hòe để làm thuốc.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng làm dược liệu là nụ hoa hòe. Quả đôi khi cũng được sử dụng nhưng ít hơn.
Thu hái – Sơ chế
Cây hòe thường cho ra hoa vào tháng 5 đến tháng 8. Những chùm hoa có nụ to sắp nở sẽ được hái vào lúc sáng sớm khi trời khô ráo, tuốt lấy hoa đem sấy hoặc phơi ngoài nắng cho thật khô.
Nụ hoa sử dụng làm dược liệu được Đông y gọi là hòe mễ. Những hoa đã nở vẫn được sử dụng nhưng theo quy định của Dược Điển Việt Nam thì không được lẫn vào quá 10%.
Riêng quả hòe thì được thu hái khi chín, khoảng tháng 9 – 11. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô làm thuốc.
Người ta thường dùng nụ hoa hòe để làm thuốc. Hàm lượng rutin chứa trong nụ hoa rất cao (6-30% rutin). Hoa đã nở sẽ chứa hàm lượng rutin thấp hơn nên chất lượng dược liệu cũng giảm.
Sau khi thu hoạch nụ hoa, người ta tiến hành phơi khô hoặc sấy khô. Nụ hoa hòe khô có mùi thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu.
Tác dụng của hoa hòe
Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra máu. Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, hoa hòe còn có một số tác dụng khác như:
- Cầm máu: các chứng chảy máu cam; tiểu tiện, đại tiện ra máu; rong kinh.
- Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và tăng độ bền của mao mạch.
- Hạ mỡ trong máu
- Viêm loét
Hoa hòe có tác dụng giúp chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng phần cuối trực tràng và hậu mộn bị sưng, viêm. Thuốc mỡ và kem bôi là những phương pháp phổ biến để làm dịu đi các triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ gây ra.
Chất troxerutin có trong thành phần hoa hòe, có tác dụng điều trị bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả. Oxymatrine trong nụ hoa non là một chất giảm sưng. Dùng chúng để chữa bệnh trĩ thì tiến độ khỏi bệnh có thể rất chậm.
Nếu bạn muốn dùng hoa hòe để điều trị bệnh trĩ thì phải thật kiên trì, quyết tâm bên cạnh đó kết hợp với chế độ ăn uống, thói quen sống.
Hoa hòe có tác dụng giúp cải thiện hệ tim mạch
Tác dụng hoa hòe giúp giảm bớt tính thẩm thấu trong mao mạch, tăng độ bền của thành mao mạch, giúp thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh, tốt cho sức khỏe tổng thể của tim mạch. Ngoài ra, nó còn giúp tạo môi trường ít nhạy cảm với sự hình thành máu đông.
Tác dụng của hoa hòe điều trị cao huyết áp
Công dụng hoa hoè rất tốt cho người cao huyết áp. Chất rutin chiếm từ 6 đến 30% trong nụ hoa, rutin là loại vitamin P, là hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid có trong nụ hoa này. Chúng có công dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch và làm cho thành mạch trở nên bền bỉ hơn.
Khi cơ thể thiếu vitamin P thì sẽ dẫn đến đứt và vỡ các mao mạch. Vì vậy người ta thường dùng trà hoa hòe để giúp giảm huyết áp và phòng ngừa các biến chứng như tai biến mạch máo não, xơ vữa động mạch.
Tác dụng của hoa hòe giúp ngủ ngon
Trong đời sống hiện đại ngày nay, mất ngủ trở thành một căn bệnh phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ như áp lực trong cuộc sống, căng thẳng, ngủ ngày nhiều, uống cà phê, hút thuốc lá, ngủ không sâu giấc,…
Đặc biệt hòe hoa có tính mát, thanh nhiệt và giúp chúng ta sau khi sử dụng dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đã rất nhiều người sử dụng hoa hòe trong việc điều trị mất ngủ và đều thành công.
Tác dụng của hoa hòe khô trong việc hỗ trợ giảm cân
Bên cạnh điều trị hiệu quả mà ai cũng công nhận trong việc điều trị xuất huyết, hạ huyết áp thì nó còn được mệnh danh là loài hoa có khả năng giúp giảm bệnh béo phì cực kỳ hiệu quả.
Tác dụng của hoa hòe khô giúp giảm lượng mỡ trong máu, giảm bỏ bớt độc tố, kiểm soát được quá trình trao đổi giữa các chất, giảm sự bám dính của các chất béo trong mô gan.
Ngoài sử dụng nó để hỗ trợ giảm cân, thì chúng ta cũng cần phải kiên trì tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để đốt cháy lượng mỡ thừa, có chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sống lành mạnh.
Cách sử dụng hoa hòe hiệu quả
- Lấy khoảng 20 – 30gram Hoa Hòe khô, rửa qua bằng nước sạch, cho vào ấm
- Cho khoảng 300ml nước thật sôi vào, đợi khoảng 3 – 5 phút, sau khi nụ hoa thấm nước chìm xuống là thưởng thức, hoặc cho nước vào đun sôi khoảng 1 -2 phút, có thể sử dụng làm thức uống hằng ngày.
Nụ Hoa Hòe có vị đắng, nhưng không quá khó để sử dụng.
Đối tượng sử dụng hoa hòe
- Bệnh nhân cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não
- Người bình thường nên sử dụng để ngăn chặn tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, tốt cho hệ tim mạch
- Lưu ý: Người hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát không nên sử dụng, nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.
Uống trà hoa hòe có tốt không?
Uống trà hoa hòe có tốt không? Uống có tác dụng gì? Trà hoa hòe là nước hãm từ bông hoa hòe tươi hoặc khô. Chúng có nùi thơm, vị dễ uống, có tác dụng tuyệt vời trong việc ổn định huyết áp, hỗ trợ giảm cân,.. Vì vậy, loại trà này được xem là thức uống tốt cho sức khỏe, được nhiều người ưa thích.
Cách pha trà hoa hòe uống giảm cân
Lấy 4-5gam hòe hoa khô, hãm với nước nóng ở nhiệt độ 75-80 độ C. Lưu ý không nên hãm bằng nước sôi vì sẽ làm chín trà. Khi đó, dược tính sẽ không phát huy tác dụng.
Mỗi sáng nhâm nhi một ly trà hoa hòe sẽ thấy cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng và tràn đầy sức sống.
Tác dụng phụ của hoa hòe
Tác dụng phụ của hoa hòe là gì? Uống nhiều có ảnh hưởng gì không? Nhiều người thường băn khoăn về tác dụng phụ của những vị thuốc mà họ thường sử dụng. Tuy đây là vị thuốc hoàn toàn lành tính, không độc, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
Mua hoa hòe ở đâu đảm bảo chất lượng?
- Hotline: 0939 714 275
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10