Hoàng bá là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần tả hỏa. Chủ trị hoàng đản, tiêu chảy, nhiệt lỵ, di tinh, mộng tinh âm hộ sưng đau…
- Tên gọi khác: Nghiệt mộc, sơn đồ, hoàng nghiệt, nguyên bá, nghiệt bì
- Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid.
- Họ: Cứ lý hương – Rutaceae
Mô tả về cây hoàng bá
Đặc điểm thực vật
Hoàng bá là một loại thực vật dạng thân gỗ, to, sống nhiều năm. Cây có chiều cao trung bình từ 10 – 17 mét, có nhiều cành. Toàn thân và cành bao bọc một lớp vỏ dày máu xám hoặc nâu xám, mặt trong vỏ có màu vàng. Trong khi đó, các cành non mới phát triển thì lại có màu nâu tím.
Lá cây hoàng bá hoặc dạng lá kép, thuôn nhọn ở đầu, mép nhẵn không có răng cưa. Có lá hình bầu dục nhưng một số lá lại có hình trứng thuôn dài. Lá có màu lục sẫm, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Gân giữa lá có phủ lông.
Hoàng bá cho ra hoa vào tháng 5 – tháng 7. Hoa mọc thành cụm, phát triển ở ngọn thân hoặc ở các đầu cành. Hoa thường có màu vàng nhạt, đôi khi xen lẫn các hoa màu vàng lục.
Kết thúc mùa hoa, quả hoàng bá bắt đầu phát triển từ tháng 10 đến tháng 12. Quả hình cầu, dạng quả thịt, lúc chín có màu tím than. Mỗi quả có từ 2 – 5 hạt cứng.
Phân bố Cây Hoàng Bá
Cây hoàng bá mọc hoang tự nhiên trong các khu rừng rậm ở miền núi. Cây phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nhất là ở Trung Quốc, đến Đài Loan, Triều Tiên, Nhật và cả Việt Nam.
Hiện nay, cây được đem về trồng nhiều ở đồng bằng để thu hái làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận sử dụng Cây Hoàng Bá
Vỏ cây hoàng bá phơi khô chính là bộ phận được dùng làm thuốc chữa bệnh. Nó có tên khoa học là Cortex Phellodendri.
Thu hái – sơ chế Cây Hoàng Bá
Vỏ cây hoàng bá được thu hoạch quanh năm. Chỉ những cây có tuổi thọ từ 10 năm trở nên mới được thu hoạch. Lớp vỏ dày bên ngoài thân và những cành to sẽ được bóc tách mang về. Sau đó dùng dao cạo hết lớp vỏ xù xì phía ngoài, lấy phần vỏ màu vàng tươi cắt thành từng khúc ngắn cỡ 80cm. Phơi cho khô hoặc đem sấy trước khi sử dụng.
Bào chế dược liệu hoàng bá
Y học cổ truyền có nhiều cách bào chế hoàng bá như:
- Thái phiến: Vỏ hoàng bá được đem ủ cho mềm, sau đó thái chéo thành các phiến có chiều dài khoảng 5 cm, chiều rộng từ 3 – 5mm, phơi khô.
- Sao vàng: Bỏ dược liệu vào chảo nóng, sao trên lửa nhỏ. Đảo đều tay cho đến khi hoàng bá chuyển sang màu vàng đậm thì ngưng.
- Sao tồn tính: Bỏ dược liệu vào nồi sao cho đến khi lớp vỏ bên ngoài cháy đen. Bỏ ra cho nguội, sau đó phun vào hoàng bá sao một ít nước nhằm mục đích trừ thải hỏa độc. Dược liệu thu được gọi là hoàng bá thán.
- Tẩm rượu: Cứ 10kg hoàng bá thí dùng 2 kg rượu trắng. Trộn cả hai thứ với nhau và ủ khoảng 30 phút cho dược liệu thấm đều rượu. Sao trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi khô hoàn toàn thu được tửu hoàng bá.
- Tẩm muối: Hoàng bá được đem tẩm với muối ăn theo tỷ lệ 10kg/100g muối. Hòa tan muối với một lượng nước vừa đủ rồi bỏ hoàng bá vào, đảo đều, để 30 phút. Sao đó sao khô dược liệu trên lửa nhỏ. Cách bào chế này sẽ cho vị thuốc diêm hoàng bá.
Đặc điểm của dược liệu
Dược liệu hoàng bá có hình dáng hơi cong, các cạnh không đều nhau, mỗi miếng dầy chừng 0,4 – 0,8cm. Mặt trong dược liệu màu vàng hoặc xám, mặt ngoài vàng sậm hoặc nâu vàng.
Chất cứng nhẹ, có thể dùng tay bẻ gãy dễ dàng. Quan sát mảnh bị gãy thấy chia thành nhiều lớp chứa các sợi nhỏ màu vàng tươi. Nấm thấy vị rất đắng, khi nhai thì thấy có chất dính.
Bảo quản thuốc
Dược liệu đã qua chế biến rất dễ bị sâu mọt, nấm mốc và biến màu. Vì vậy, nên bảo quản cẩn thận trong hộp kín, để nơi khô ráo.
Vị thuốc hoàng bá
Tính vị
Hoàng bá vị đắng, cay, tính hàn, không chứa độc
Quy kinh
Dược liệu có khả năng đi vào các kinh sau:
- Kinh Thận
- Kinh Tỳ
- Kinh Bàng quang
Liều lượng – Cách sử dụng
- Dùng trong: Liều lượng mỗi ngày từ 6 – 16g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột làm hoàn
- Dùng ngoài: Sắc nước rửa hoặc tán bột đắp ngoài da
Bài thuốc chữa bệnh có Cây Hoàng Bá
Điều trị bệnh cam gây lở miệng, hôi miệng
Kết hợp 20g hoàng bá với 8g đồng lục. Cả hai đem tán bột bôi vào chỗ tổn thương. Lưu ý không được nuốt
Bài thuốc chữa ngộ độc do ăn phải thịt súc vật đã chết
Dùng hoàn bá tán thành bột mịn. Khi bị ngộ độc lấy 12g bột hòa với nước cho bệnh nhân uống. Nếu chưa hết ngộ độc, tiếp tục uống thêm liều nữa.
Điều trị viêm loét trong miệng
Thái hoàng bá thành những lát mỏng, bỏ vào miệng ngậm. Sau khi ngậm một lúc, có thể nhai nuốt nửa, nhổ bã đi.
Điều trị đau đầu – răng – mắt, nôn ra máu, chảy máu cam, cơ thể gầy yếu, giải nhiệt, giảm nóng sốt
Dùng bài Tri Bá Bát Vị Hoàn. Kết hợp 40g hoàng bá với các vị: Địa hoàng thán 320g, sơn thù, sơn dược mỗi loại 160g, bạch phục linh, lộc cửu, mã đề nước mỗi vị 120g và 40g dã liêu ( tri mẫu). Dùng thuốc bằng cách sắc uống 1 thang mỗi ngày, mỗi thang chia làm 3 lần dùng.
Điều trị mụn nhọt trong mũi, phế ủng tắc
Dùng hoàng bá và binh lang với số lượng bằng nhau. Cả hai cho vào cối giã đến khi nhuyễn mịn. Khi dùng trộn chung với mỡ lợn bôi vào khu vực cần điều trị.
Điều trị chứng cam mũi (tỵ cam )
Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là chảy nước mũi đặc liên tục, nước mũi có màu xanh hoặc vàng và sưng đỏ hai bên lỗ mũi. Để điều trị, lấy 80g hoàng bá đem nhúng vào nước lạnh ngâm qua đêm. Sáng hôm sau vắt lấy nước uống.
Chữa vàng da (hoàng đản), phát bối, sưng đỏ tuyến vú
Dùng một ít bột hoàng tán trộn chung với lòng trắng trứng đắp ngoài da. Để khô lấy nước ấm rửa cho sạch
Điều trị bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ, trí nhớ sa sút
Dùng hoàng bá, hương thảo và xuyên khung mỗi vị 10g, táo ta 25g, vân quy, phục thần, địa hoàng, cúc hoa, địa cốt tử mỗi thứ 20g, tiểu thảo, thốn đông, dương phu, thiên kim tử mỗi thứ 15g. Mỗi ngày sắc 1 thang lấy 300ml nước chia làm 2 lần uống.
Trị sưng đau âm hộ do bị độc công kích, thương hàn thời khí
Dùng 5 cân hoàng bá nạo nhỏ ra. Đem sắc với 3 bát nước cho cô đặc lại. Dùng thuốc sắc rửa bên ngoài khu vực ảnh hưởng ngày 1 hoặc 2 lần.
Điều trị bệnh kiết lỵ, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày
Kết hợp hoàng bá với hoàng liên và phấn nhũ thảo sắc uống hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh
Điều trị tiêu chảy ở trẻ em do nhiệt
Trộn bột hoàng bá chung với nước cơm làm thành viên to cỡ hạt thóc. Mỗi lần lấy 10 viên uống chung với nước cơm
Điều trị chứng nhiệt lở miệng do thương hàn
Buổi tối trước khi đi ngủ đem hoàng bá ngâm với mật ong để qua đêm. Sau đó, lấy phần nước ngâm ngậm trong miệng càng lâu càng tốt. Trường hợp có hiện tượng nóng trong ngực thì có thể uống nước ngâm ngày 3 – 5 hớp.
Điều trị sưng lưỡi ở trẻ em
Theo sách Thiên Kim Phương, trẻ nhỏ bị sưng lưỡi có thể dùng hoàng bá theo cách sau: Giã nát hoàng bá rồi đem trộn chung với khổ trúc lịch. Chấm thuốc trực tiếp lên khu vực bị sưng ở lưỡi của bé mỗi ngày 3 lần.
Chữa nhọt độc
Dùng hoàng bá và xuyên ô đầu lượng bằng nhau. Trước tiên đem hoàng bá sao vàng, xuyên ô đầu nướng. Cả hai cho vào cối giã nhuyễn, lấy bã đắp vào vết thương. Cuối cùng lấy một ít nước gạo tẩm vào cho thuốc hơi ướt, để khô tự nhiên.
Điều trị bệnh lỵ ở trẻ em do nhiệt, đi cầu ra máu
Kết hợp 20g hoàng bá với 16g thược dược. Cả hai tán thành bột, trộn hồ làm thành viên nhỏ cỡ hạt mè. Cho trẻ uống mỗi lần từ 10- 12 viên.
Chữa lở loét rốn ở trẻ nhỏ
Lấy bột hoàng bá rắc vào rốn mỗi ngày 1 – 2 lần
Điều trị bệnh xích bạch lỵ ở phụ nữ mang thai, đi ngoài hơn 30 lần trong ngày
Dùng phần vỏ giá nằm phía dưới gốc cây hoàng bá, phần dày và có màu vàng sậm. Thái nhỏ, tẩm mật, sao đen, tán thành bột. Sau đó lấy 1 củ tỏi to luộc chín, giã nhuyễn, trộn chung với bột vỏ cây hoàng bá. Vo thuốc thành nhiều viên hoàn kích thước tương đương hạt ngô. Dùng thuốc mỗi ngày 3 lần x 30 viên/lần. Uống với nước cơm khi đói bụng.
Bài thuốc chữa di tinh, mộng tinh ở nam giới và bệnh xích bạch trọc dâm ở nữ giới
Chuẩn bị 1 cân hoàng bá, 1 cân chân cáp phấn. Hoàng bá sao vàng đem tán thành bột chung với chân cáp phấn. Sau đó trộn với mật và vo viên hoàn to bằng hạt đậu xanh. Để trị bệnh, mỗi ngày lấy 100 viên u6on1g chung với rượu nóng khi đang đói bụng.
Chữa lở loét do hỏa độc
Tán hoàng bá thành bột rắc vào vết loét ngày 2 – 3 lần đến khi da lành hoàn toàn
Điều trị chứng tiêu chảy do nhiệt ở trẻ nhỏ
Trẻ bị tiêu chảy ra nhiệt thường có các triệu chứng như đi ngoài tóe ra nước, phân lợn cợn hoa cà hoa cải, có lẫn tia máu kèm theo tình trạng nóng sốt, môi khô, miệng khát, nước tiểu sậm hoặc có màu đỏ. Muốn trị bệnh, dùng vỏ cây hoàng bá phơi khô, tán bột. Mỗi lần lấy 2 – 3g hòa với nước cơm cho trẻ uống. Dùng liên tục 4- 5 lần trong ngày để giải nhiệt, hạ sốt, cầm tiêu chảy cho bé.
Lưu ý khi sử dụng hoàng bá
- Hoàng bá kỵ can tất
- Kiêng dùng trong các trường hợp không có hỏa, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày do hư hàn, tỳ vị kém tiêu hóa, tiêu chảy do tỳ vị hư yếu, kém ăn. Người bị dị ứng với thành phần của hoàng bá cũng không nên dùng.
- Nhờ sự tham vấn của các thầy thuốc Đông y trước khi dùng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE: 0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CÁT CÁNH LÀ GÌ?
VỊ THUỐC TIỀN HỒ
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10