BÀI 13: THẢO DƯỢC DIỆP HẠ CHÂU

Diệp hạ châu là loại thảo dược mọc dại có vị đắng và tính mát thường được dùng để giải độc gan và hỗ trợ chữa viêm gan siêu vi trùng.

+ Tên khác: Cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cây cau trời

+ Tên Hán Việt: Trân châu thảo, diệp hậu châu, nhật khai dạ bế

+ Tên khoa học: Phyllanthus urinaria

+ Họ: Phyllanthaceae

I. Mô tả cây diệp hạ châu

  1. Đặc điểm sinh thái của cây diệp hạ châu

Diệp hạ châu là loại cây thân thảo sống một năm. Cây thường mọc thẳng hoặc nằm bò với chiều cao trung bình 80 cm. Thân cây có màu hồng, gần phần gốc thường tạo nhiều nhánh thẳng hoặc nằm sóng soài. Lá diệp hạ châu xếp thành hai dãy, cuống rất ngắn. Lá kèm với phiến lá mỏng như giấy, hình mũi mác hoặc trứng. Hoa có hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc ở cùng một cành. Cụm hoa đực mọc ở nách gần ngọn, không có cuống hoặc cuống rất ngắn. Hoa cái mọc đơn độc phía dưới càng, có hình mũi mác. Quả nang không có cuống và có hạt hình 3 cạnh.

Cây diệp hạ châu
Cây diệp hạ châu

2. Diệp hạ châu phân bố ở đâu

Cây diệp hạ châu là loại cây mọc hoang ở khắp nơi và thường tìm thấy chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới như
Ấn Độ
Lào
Indonesia
Đài Loan
Nepal
Nhật Bản
Thái Lan
Trung Quốc như tỉnh An Huy, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Chiết Nam, Tây Tạng, Quảng Đông, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Tây Tạng, Giang Tô
Bhutan
Nam Mỹ
Việt Nam


3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản diệp hạ châu
Bộ phần dùng: Diệp hạ châu dùng toàn bộ cây
Thu hái: Diệp hạ châu có thể thu hoạch quanh năm
Chế biến: Diệp hạ châu sau khi thu hoạch, rửa sạch, thái khúc rồi phơi nắng cho gần khô. Sau đó, đe, phơi trong bóng râm cho đến khô rồi cất dùng dần.
Bảo quản: Nơi khô ráo

4. Thành phần hóa học diệp hạ châu
Mỗi bộ phận cây diệp hạ châu chứa các thành phần hóa học khác nhau. Chẳng hạn, lá diệp hạ châu chứa lượng lớn hoạt chất đắng như phyllathin và hypophyllanthin. Còn trong thân cây có các chất như
Nirtetralin
Niranthin
Flavonoid
Phylteralin
Alcaloid kiểu securinin như niruroidin và isobubialin
Lignan
Acid hữu cơ như geraniinic, acid ascorbic, repandusinic A và acid amariinic

diệp hạ châu khô

II. Vị thuốc diệp hạ châu

  1. Tính vị
    Theo Đông y, diệp hạ châu có tính mát và vị hơi đắng
  2. Quy kinh diệp hạ châu
    Tác dụng diệp hạ châu vào Can và Phế
  3. Tác dụng dược lý của hạ diệp châu
    – Theo Y học cổ truyền:

Diệp hạ châu được sử dụng làm dược liệu từ năm 2000. Theo tài liệu ghi chép Trung Quốc Cao Đẳng Thực Vật Đồ Giám Bản năm 1972, diệp hạ châu có tác dụng như:

Lương huyết
Thẩm thấp
Thanh can
Minh mục
Sát trùng
Lợi tiểu
Tán ứ
Tiêu viêm
Giải độc
– Theo nghiên cứu của Y học hiện đại:

Điều trị bệnh viêm gan từ diệp hạ châu

Dựa vào nghiên cứu vào năm 1982, Break Stone đã cho thấy tác dụng chống vi rút viêm gan B của cây diệp hạ châu. Và nghiên cứu năm 1980 của Ấn Độ và Nhật bản cũng xác định công dụng điều trị bệnh gan của diệp hạ là nhờ các hoạt chất chứa trong loại cây này như triacontanal, phyllanthin và hypophyllathin.

Tại Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của cây diệp hạ châu đối với sức khỏe. Cụ thể như nghiên cứu của tác giả Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y – 1990 – 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin chiết xuất từ thành phần phyllanthus amarus có trong cây diệp hạ châu. Ngoài ra, nghiên cứu bột Phyllanthi từ cây diệp hạ châu vào năm 2001 của nhóm tác giả Trần Danh và Nguyễn Thượng Dong cũng chỉ ra, hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị gan.

Giải độc, chống viêm, diệt khuẩn từ diệp hạ châu

Không chỉ riêng người Việt Nam, người dân Trung Quốc và Ấn độ thường sử dụng diệp hạ châu với mục địch điều trị chứng mụn nhọt, rắn cắn, giun. Ngoài ra, nhân dân Java sử dụng loại cây này để chữa bệnh lậu. Và theo kinh nghiệm của người Malaysia, diệp hạ châu có tác dụng chữa viêm âm đạo, giang mai và điều trị chứng viêm đường tiết niệu.

Vào năm 1987 – 2000, công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu ở Việt Nam đã cho thấy.Cây diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm khi dùng liều 10 – 50 g/kg.

Cải thiện hệ thống miễn dịch

Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và phát hiện hoạt chất Phyllanthus niruri có trong diệp hạ châu có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi rút gây HIV. Vào năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã nghiên cứu và cho kết quả tương tự.

diệp hạ châu khô bảo quản thế nào

Điều trị đường tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng

Diệp hạ châu có tác dụng giúp ăn ngon và kích thích trung tiện. Người dân Ấn Độ thường sử dụng chúng để điều trị bệnh táo bón, thương hàn, kiết lỵ. Ngoài ra, nhân dân Java cũng dùng để cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày.

Bệnh đường hô hấp

Người dân Ấn Độ sử dụng thảo dược diệp hạ châu để điều trị bệnh viêm phế quản, ho hay hen phế quản.

Tác dụng giảm đau

Các nhà nghiên cứu Brazil đã chỉ rõ tác dụng giảm đau của diệp hạ châu mạnh gấp 4 lần indomethacin và 3 lần morphin, nhờ chứa các hoạt chất như gallic, hỗn hợp steroid (stigmasterol và beta sitosterol) và ester ethyl.

Lợi tiểu, điều trị sỏi thận và sỏi mật

Nghiên cứu vào năm 1984 của trường Đại học Dược Santa Catarina – Brazil đã phát hiện hoạt chất alkaloid có trong diệp hạ châu có tác dụng chống co thắt cơ trơn và cơ vân, giúp điều trị sỏi thận và sỏi mật. Với đặc tính lợi tiểu và trị phù thũng, vị thuốc này được Viên Đông y Hà Nội sử dụng trong việc điều trị xơ gan cổ trướng vào năm 1967.

Giảm đường huyết

Vào năm 1995, diệp hạ châu được chứng minh có tác dụng giảm đường huyết khi cho bệnh nhân uống liên tục trong 10 ngày.

III. Cách dùng các bài thuốc chữa bệnh từ diệp hạ châu

Một số bài thuốc chữa bệnh từ diệp hạ châu như:

1. Chữa suy gan do rượu
Dùng 20 gram diệp hạ châu kết hợp với 20 gram cam thảo đất. Sắc thuốc và uống hàng ngày.

2. Chữa xơ gan cổ trướng bằng diệp hạ châu
Lấy 100 gram diệp hạ châu sắc với 4 lần nước. Lần đầu sắc với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Các lần còn lại sắc với 2 bát và lấy nửa bát thuốc. Sau đó, trộn chung thuốc sắc lại với nhau rồi thêm 100 gram đường, đun sôi. Chia thuốc ra làm 6 phần và uống trong ngày. Thời gian điều trị bệnh từ 30 – 40 ngày.

3. Diệp hạ châu chữa viêm gan do vi rút B
Sử dụng 10 gram diệp hạ châu và 5 gram nghệ vàng, sắc nước 3 lần. Lần đầu sắc với 3 bát nước và lấy 1 bát. Lần 2 và 3, sắc với 2 bát và lấy nửa bát. Trộn thuốc lại với nhau và thêm 50 gram đường, đun sôi rồi chia làm 4, uống trong ngày. Sau khi dùng thuốc khoảng 15 ngày, bệnh nhân nên đi xét nghiệm lại, nếu triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng dùng.

Diệp hạ châu mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng, tránh trường hợp thuốc gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng phụ của diệp hạ châu

IV. Cách dùng và liều lượng sử dụng diệp hạ châu

Sử dụng cây diệp hạ châu tươi hay khô sắc thuốc uống hoặc có thể dùng đắp bên ngoài da. Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ triệu chứng mà cách sử dụng cũng như liều lượng dùng ở mỗi người khác nhau.

V. Tác dụng phụ của diệp hạ châu

Diệp hạ châu có tính mát, giúp làm mát và thanh lọc gan. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể gây lạnh gan dẫn đến xơ gan. Bên cạnh đó, không nên dùng vị thuốc này cho người có thể tỳ vị hư hàn như người dễ bị đầy bụng, đại tiện lỏng, khó tiêu hoặc sợ lạnh. Bởi diệp hạ châu không giúp chữa khỏi mà khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
VỊ THUỐC LIÊN KIỀU
CÁT CÁNH LÀ GÌ?