BÀI 1241 – NHÂN SÂM TĂNG CƯỜNG SINH LÝ NAM GIỚI CÓ TỐT KHÔNG?

Theo y học cổ truyền, nhân sâm là dược liệu đứng đầu trong Tứ đại danh dược. Từ xa xưa, nó thường dùng để chữa bệnh hoặc được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng phục vụ cho giới hoàng tộc các nước phương Đông. 

Nhân Sâm tăng cường sinh lý nam giới

Theo nghiên cứu cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của nhân sâm đối với nam giới. Đó là giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý phái mạnh.

– Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương: Nó hoạt động bằng cách tăng cường lưu thông máu đến dương vật. Từ đó “cậu nhỏ” cương cứng nhanh hơn và thời gian quan hệ cũng kéo dài đáng kể.

– Tác dụng của nhân sâm đối với tinh trùng: Theo nhiều nghiên cứu, nam giới bị hiếm muộn sử dụng trong 3 tháng có thể tăng 90% lượng tinh trùng. Còn đối với nam giới bình thường có thể tăng 9% lượng tinh trùng. Đồng thời chiết xuất từ sâm còn có thể cải thiện chất lượng và khả năng vận động của tinh trùng

– Cải thiện ham muốn tình dục: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất panax ginseng trong sâm tăng cường sinh lý nam giới, giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hàm lượng testosterone. Lượng testosterone được bổ sung giúp tăng cường ham muốn tình dục ở phái mạnh.

– Ngăn ngừa xuất tinh sớm: Nhờ khả năng tác động tới hệ thần kinh trung ương điều khiển và kiểm soát hoạt động xuất tinh.

Đối Tượng không nên sử dụng SÂM

Tuy là dược liệu bổ nhưng sâm gây độc nếu không dùng đúng người. Những người không nên sử dụng sâm là:

– Người thường xuyên bị đau bụng, đầy chướng, căng tức, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy nếu dùng sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

– Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp. Vì công dụng nhân sâm là tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

– Người bị bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì…

– Phụ nữ trước ngày sinh.

– Người bị cảm lạnh, phát sốt.

– Người có vấn đề về viêm gan, mật, dạ dày, ruột cấp tính.

– Những người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu không nên dùng. Vì sâm làm thương âm, động hỏa, càng làm tình trạng ra máu nặng thêm

– Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.

CÁCH DÙNG NHÂN SÂM ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT NHẤT

Có thể dùng theo nhiều cách khác nhau như ngậm, sắc, dùng thay trà hoặc chế biến thành món ăn. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người mà sử dụng cách dùng phù hợp.

Ngậm sâm

Phù hợp với người bị bệnh sức khỏe yếu, ăn uống kém, hơi thở yếu và gấp gáp, ho do suyễn. Sâm khô hoặc tươi mua về thái thành các lát mỏng, bỏ vào bình hoặc hộp có nặp đậy kín để dùng dần. Mỗi lần ngậm 1 lát. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng khoảng 3 – 4 lát.

Tắm hơi nhân sâm

Sâm sau khi ngâm với nước sẽ tiết ra các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu trong da. Cách này giúp làn da được cấp ẩm, thải độc, kích thích lưu thông máu. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Cho vài lát sâm vào trong bồn nước ấm rồi ngâm cơ thể trong vòng 10 -15 phút.

Uống trà nhân sâm

Cách này phù hợp dùng cho người mắc chứng khí hư. Dùng khoảng 1 – 2g sâm thái lát mỏng, cho vào ấm trà và đổ thêm nước sôi vào. Đợi khoảng 5 phút để sâm ngấm và có thể thưởng thức. Có thể hãm thêm vài lần đến khi trà có vị nhạt. Nhai phần bã nuốt nước.

Chế biến thành món ăn

– Cháo sâm: Nấu 3g sâm tươi hoặc khô với 100g gạo tẻ. Nên nấu bằng nồi đất hoặc nồi thủy tinh (tránh nấu bằng nồi kim loại). Mỗi ngày ăn 1 hoặc 2 lần (sáng và tối).

– Canh sâm hạt sen: Nguyên liệu gồm 3g nhân sâm tươi, 30 hạt sen, đường phèn. Mỗi lần lấy 10 hạt sen cho vào chén đựng nhân Sâm với lượng nước vừa đủ ngập. Đem hấp cách thủy 1 giờ. Sau đó ăn hạt sen và uống nước canh. Tiếp tục với 10 hạt sen tiếp theo… Làm vậy 3 lần trong ngày. Lần cuối cùng ăn luôn phần củ.

– Gà hầm sâm: Gà nguyên con đã làm sạch từ 1 – 1,5 kg, nhồi vào bụng gà 5 – 10g sâm thái lát vào rồi khâu kín phần nhồi vào đem hầm chín rồi múc ra thưởng thức.

CÁC BÀI THUỐC TỪ NHÂN SÂM

Không chỉ là dược liệu phổ biến tăng cường sinh lý nam giới mà sâm còn có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ sâm.

Độc sâm thang

Bài thuốc này phù hợp với người cơ thể quá yếu sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược. Lưu ý uống xong cần nằm yên. Sắc 40g Sâm với 400ml nước 400ml tới khi còn 200ml. Chắt lấy nước cho người bệnh uống từng ít một, không kể thời gian.

Tứ quân tử thang

Tứ quân tử thang có công dụng kiện tỳ, ích khí, phù hợp cho những người có vấn đề về tiêu hóa, phân lỏng, người mệt mỏi. Tán thành bột mịn tất cả thành phần Nhân sâm 10g, Bạch truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g. Mỗi lần dùng 6g sắc với 200ml nước còn 150 ml.

Sâm phụ thang

Chữa những trường hợp mạch suy, kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh. Sắc 40g Nhân sâm, 20g Chế phụ tử, 3 lát Sinh khương, 3 quả Táo đen với 600ml nước tới khi còn 200ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Sâm tô ẩm

Phù hợp với người cảm lạnh, phát sốt sợ rét, đau đầu ngạt mũi, ho nhiều đờm.

Nhân sâm, Tô diệp, Cát căn, Tiền hồ, Bán hạ, Phục linh mỗi vị 22,5g. Trần bì, Cam thảo, Cát cánh, Chỉ xác, Mộc hương mỗi vị 15g tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 12g, nước 150ml, gừng 7 lát, táo 1 quả. Sắc uống lúc còn nóng.

Bột Sinh mạch

Chữa các bệnh nhiệt làm khô tân dịch, đái tháo đường làm họng khô miệng khát.

Nhân sâm (hoặc đảng sâm) 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.

Thang nhân sâm hồ đào

Chữa chứng phế hư ho hen, thở gấp.

Nhân sâm 4g, hồ đào 12g. Sắc uống.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SÂM

– Chỉ nên dùng từ 4g – 10g/ngày. Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày.

– Việc lạm dụng có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Hậu quả dẫn đến ngộ độc với biểu hiện tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn quá độ, nổi mề đay, mẩn ngứa, thậm chí co giật…

– Dù là sắc hay hấp cách thủy cũng không được dùng đồ kim loại để nấu sâm.

– Nhân sâm kỵ gì có lẽ là thắc mắc của nhiều người? Câu trả lời là không dùng chung với củ cải, đồ biển. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí còn sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau. Sau khi dùng sâm, không được uống trà vì trà sẽ làm giảm tác dụng của sâm.

– Cắt bỏ núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm) trước khi dùng. Phần này gây cảm giác buồn nôn. Nó được giữ lại để không làm mất hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho sâm.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: