Ngứa ngoài da có thể là triệu chứng của nhiều mặt bệnh nhưng thường gặp và điển hình nhất là của các bệnh lý viêm da và dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa,… Nhờ vào tính an toàn, lành tính lại dễ tìm nên nhiều người ưa chuộng sử dụng các loại cây thuốc trị ngứa ngoài da như: lá đinh lăng, lá cây khế, lá kinh giới…
Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về công dụng và cách dùng 6 loại cây thuốc nam trị thuốc ngoài da phổ biến nhất nhé!
Các loại lá cây quanh ta có tác dụng như thế nào trong việc điều trị bệnh lý ngoài da?
Các loại lá cây, cây thuốc đề cập trong bài có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh da liễu, giảm ngứa nhưng một số loại cây vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh rõ ràng, bất cứ loại cây nào cũng có thể có độc và cần liều lượng sử dụng phù hợp, vì vậy trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý sử dụng tùy tiện bất cứ loại lá cây nào.
Cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại dược liệu quen thuộc thường được dùng làm rau gia vị và làm thuốc. Đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta. Có thể dùng lá hoặc rễ đinh lăng để làm thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền. Các nghiên cứu của Y học hiện đại đã chứng minh trong đinh lăng có alcaloid, glucoside, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các acid amin như lysin, methionin… là những acid amin thiết yếu của sức khỏe.
Theo đông y, lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều trị chữa ho ra máu, chống dị ứng, giải độc thức ăn, chữa kiết lỵ…do đó dùng lá đinh lăng dưới dạng rau gia vị hay chế thành nước uống đều tốt cho sức khỏe. Lá cây đinh lăng thường dùng để chữa mụn nhọt, sưng tấy và giảm ngứa ngáy. Không những thế, một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh cây đinh lăng có đặc tính kháng viêm, giảm sưng nên thể hiện hiệu quả tốt trong điều trị những tình trạng viêm da gây ngứa ngáy và sưng đỏ.
Cách sử dụng lá đinh lăng để điều trị bệnh lý ngoài da cũng rất đơn giản:
- Lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch và để ráo.
- Đem lá đinh lăng đã được làm sạch đi phơi hoặc sấy khô.
- Sắc lá đinh lăng khô với 500ml nước trong khoảng 15-20 phút trên lửa nhỏ, sắc cho đến khi cô lại còn khoảng 250ml là được.
- Lấy phần nước vừa sắc được chia thành hai phần nhỏ để uống trong ngày. Lưu ý: không để nước thuốc qua đêm.
Cây sài đất
Cây sài đất (hay còn gọi là cây húng trám) à một loài cây cỏ mọc dài trên nhiều địa phương của nước ta. Sài đất có vị chua ngọt, tính mát, quy vào kinh Can – Thận, thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc thường có mặt trong nhiều bài thuốc chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da,…
Vì thuộc tính mát và chứa nhiều chất kháng viêm, cây sài đất cũng là một trong những loại cây thuốc trị ngứa ngoài da hiệu quả bạn có thể dùng tại nhà. Cách sử dụng Sài đất để điều trị ngứa ngoài da cũng rất dễ thực hiện:
- Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm: sài đất, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, khúc khắc và cam thảo đất.
- Sắc cùng với nước để dùng uống mỗi ngày đến khi các bệnh lý về da dứt hẳn.
- Lưu ý: nên uống thuốc lúc nóng, nếu nước thuốc nguội nên hâm lại trước khi uống.
Ngoài uống thuốc sắc từ cây sài đất để trị ngứa ngoài da, bạn cũng có thể rửa sạch dược liệu này, giã nát và đắp lên vùng da bị ngứa hoặc cũng có thể đem nấu nước để tắm cũng là biện pháp điều trị viêm da hiệu quả đặc biệt là ở đối tượng bệnh lý không sử dụng được thuốc uống như bé nhỏ hay bệnh nhân mắc các bệnh nền khác cần hạn chế trong việc điều trị thuốc uống.
Cây thuốc trị ngứa ngoài da: Lá cây đơn đỏ
Cây đơn đỏ hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như đơn tía, đơn mặt trời, hồng liễu bối hoa, đơn tướng quân,… Theo Y Học Cổ Truyền, lá cây đơn đỏ có vị đắng, tính mát. Theo các y thư cổ, lá cây đơn đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, giảm đau, lợi niệu.
Nhờ vào những đặc tính trên, lá cây đơn đỏ được sử dụng trong điều trị: Mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, tiêu chảy lâu ngày, lỵ, đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu,…
Cách sử dụng cây đơn đỏ làm thuốc trị ngứa ngoài da:
Uống nước lá đơn đỏ
- Chuẩn bị các vị thuốc: cành và lá đơn đỏ 30g; thài lài, bầu đất và đậu ván tía mỗi vị 15g.
- Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi sắc cùng với 1,5 lít nước, sắc lửa vừa và nhỏ cho đến khi cô lại còn 750ml thì ngừng đun.
- Chắt lấy phần nước, bỏ bã và chia phần nước sắc thành ba phần nhỏ, dùng mỗi ngày sau bữa ăn.
Bài thuốc đắp ngoài – uống trong
- Rửa sạch lá đơn đỏ và để ráo nước.
- Cắt nhỏ lá và cho vào cối giã nhuyễn với muối biển (loại hạt to).
- Vắt lấy nước cốt, để phần bã riêng sang một bên.
- Chia nước lá đơn đỏ thành 2 lần và uống.
- Phần bã thì đem đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch và lau khô.
Cây thuốc trị ngứa ngoài da có sẵn quanh vườn nhà: Lá khế
Lá khế là một loại lá quen thuộc với người Việt và thường được dùng để nấu nước tắm điều trị hiệu quả bệnh mề đay tại nhà. Theo một số nghiên cứu khoa học, trong lá khế có chứa khá nhiều dưỡng chất có lợi cho con người như sắt, kẽm, photpho, magie, vitamin C và các chất chống oxy hóa.
Trong Đông y, lá khế có vị chua, chát, tính lành, mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Với đặc tính này, lá khế được dùng rất nhiều trong việc điều trị các chứng như dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 20-30 lá khế rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng, vớt ra để ráo.
- Cho lá khế đã rửa sạch vào nồi nấu cùng với lượng nước vừa đủ, đun cho đến khi lá khế chuyển dần sang màu vàng.
Đợi nước nguội hẳn rồi dùng để tắm. Khi tắm, lấy lá khế chà xát nhẹ lên vùng da đang bị ngứa, nổi mẩn đỏ mề đay.
Ngoài dùng để tắm, lá khế còn được dùng để trị ngứa ngoài da trong bài thuốc như sau:
- Lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch để ráo. Tiếp theo cho lên một cái chảo, sao cho vàng.
- Chờ lá khế nguội bớt rồi cho vào một túi vải sạch. Dùng túi vải có chứa lá khế này chà xát nhẹ lên vùng da đang cần điều trị.
- Lưu ý: chờ lá khế nguội hẳn mới sử dụng và chà xát nhẹ nhàng trên da để tránh làm tổn thương da, nhất là trong các trường hợp da nhạy cảm như da trẻ em.
Cây thuốc trị ngứa ngoài da: Cây cỏ mực
Cây cỏ mực (hay còn gọi là cây nhọ nồi) là loại cây mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, được dùng nhiều ở các nước châu Á. Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…
Vì vậy, cỏ mực thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh về tiêu hóa, gan và nhiễm trùng. Cỏ mực còn được ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm, đặc biệt tốt cho tóc. Đồng thời, cỏ mực cũng là một trong các loại cây thuốc trị ngứa ngoài da hiệu quả.
- Kết hợp cây thuốc trị ngứa ngoài da cỏ mực với các vị thuốc khác bao gồm: rau diếp cá, lá nhài, lá khế, lá xương sông hoặc lá huyết dụ.
- Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo và giã nhuyễn rồi chắt lọc lấy phần nước cốt.
- Chia thành hai phần uống trong ngày. Phần bã của cỏ mực sau khi nấu lấy nước có thể đem chà xát lên vùng da bị ngứa rồi rửa lại với nước sạch.
Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng hay khổ qua không còn xa lạ với mâm cơm của người Việt. Nhờ vào tính mát, loại thảo dược này còn được ứng dụng trong nhiều bài thuốc để trị mụn nhọt, bổ gan và tăng cường miễn dịch.Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc.
Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường. Mướp đắng cũng được dùng như một vị thuốc để chữa trị mề đay, mẩn ngứa, đặc biệt phù hợp điều trị rôm sảy ở trẻ em.
- Lấy khoảng 30-40 gam lá mướp đắng với cây mướp, rửa sạch rồi phơi nắng đến khi lá héo lại thì đem nghiền nát thành bột mịn.
- Trộn bột với cải dầu và mật cá trắm đen thành hỗn hợp sệt mịn làm thuốc bôi ngoài da.
- Tiếp theo bạn vệ sinh da sạch sẽ, lau khô rồi thoa hỗn hợp thuốc đã chuẩn bị sẵn.
- Đợi thuốc khô lại thì làm sạch da lại với nước sạch.
Ngoài ra, cây thuốc trị ngứa ngoài da mướp đắng còn được ứng dụng theo cách sau: Dùng 3 quả mướp đắng đã làm sạch, cho vào máy xay nhuyễn. Đem hỗn hợp sau khi xay nhuyễn pha với nước ấm để tấm.
Trên đây là 6 loại cây thuốc trị ngứa ngoài da tại nhà hiệu quả trong dân gian mà bạn có thể tham khảo sử dụng ngay tại nhà. Lưu ý rằng khi có dấu hiệu ngứa ngáy kéo dài tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại cây thuốc nam trị ngứa ngoài da nào nhé!
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– 7 Bài tập chữa đau thần kinh toạ hiệu quả nhất, được nhiều người áp dụng
– Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì để tránh bệnh thêm trầm trọng?
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10