BÀI 1225 – Tìm hiểu chung về dược liệu bách bệnh

Tên thường gọi: Bách bệnh

Tên gọi khác: Mật nhân, bá bệnh, bá bịnh, hậu phác nam

Tên nước ngoài: Tongkat Ali (Malaysia), pasak bumi (Indonesia), Piak,Tung saw (Thái Lan), Long Jack….

Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack.

Họ: Thanh thất (Simaroubaceae)

Tổng quan dược liệu bách bệnh

Tìm hiểu chung về dược liệu bách bệnh

Bách bệnh là một loài cây nhỡ, ít phân cành, lá mọc so le có hình mác hoặc bầu dục, đầu nhọn, mặt trên có màu xanh sẫm bóng còn mặt dưới có lông màu trắng xám.

Cụm hoa mọc ở ngọn cành. Cả hoa và bao hoa đều phủ đầy lông. Quả hạch hình trứng, nhẵn, có rãnh dọc, có lông thưa và ngắn. Khi chín, quả có màu vàng đỏ.

Mùa hoa vào tháng 1–2 và mùa quả vào tháng 3–4.

Bộ phận dùng

Vỏ thân, rễ và lá của loài cây này đem phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học

Trong vỏ và gỗ cây bách bệnh, người ta chiết được rất nhiều hợp chất có tác dụng dược lý đối với cơ thể. Một số chất dường như ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra hormone testosterone.

Tác dụng, công dụng dược liệu bách bệnh

Dược liệu bách bệnh có những tác dụng, công dụng gì?

Một số tác dụng của dược liệu này đã được ghi nhận như:

  • Kháng ký sinh trùng sốt rét
  • Tác dụng tăng dục, kích thích và tăng tiết hormone sinh dục nam testosterone

Đúng như tên gọi, loài cây này chữa được nhiều bệnh. Vỏ cây dùng chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, chúng còn dùng chữa sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu và đau lưng mỏi do thấp.

Quả được dùng chữa lỵ. Một số nơi, người ta còn dùng rễ cây chữa ngộ độc, say rượu và trị giun. Lá nấu nước tắm chữa ghẻ lở. Nước sắc lá được dùng làm thuốc chữa đau lưng, đau bụng âm ỉ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và những rối loạn về khớp.

Ngày nay, dược liệu này còn được dùng với tác dụng tăng cường sinh lý nam và làm chậm quá trình mãn dục nam.

Liều dùng

Liều dùng, cách dùng của bách bệnh

Vỏ cây thường được phơi khô, tán bột rồi đem ngâm rượu hay làm thành viên uống, hoặc sắc nước uống. Ngày dùng từ 6–12g.

Một số bài thuốc của dược liệu bách bệnh

Bách bệnh thường có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Ôn kinh trợ dương điều khí thang, chữa bại liệt nửa người bên phải do dưỡng khí suy, phong tê:

Bách bệnh 4g, rễ đinh lăng 10g, xấu bổ sao 8g, dây đau xương 8g, đậu chiều sao 8g, dây tràu cổ 8g, cây thần sa 6g, bạch hồ tiêu 5g, gừng sống 3g, quế chi 5g. Sắc nước uống.

2. Tư bổ âm huyết thang, chữa âm huyết suy kém, nóng đau:

Bách bệnh 6g, đậu đen 12g, hà thủ ô đỏ 20g, dây gùi 8g, huyết rồng 8g, ra muống biển 8g, rễ nhàu 8g, rễ ô môi 8g, rễ cỏ xước 8g, tang chi 8g, dây ký ninh 2g. Sắc nước uống.

3. Chữa đầy bụng, ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng:

Vỏ thân bách bệnh 12g, trần bì 8g, can khương 4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống trong 5–7 ngày.

Bách bệnh 50g, vỏ quýt 100g, hoắc hương 100g, củ bồ bồ 100g, dây mơ 100g, dây rơm 100g, cam thảo nam 100g, hậu phác 100g, củ sả 50g, củ gấu 50g, tiêu lốt 50g. Các vị tán nhỏ, ngày uống 12g (người lớn). Đối với trẻ em tùy theo tuổi mà quy định liều dùng.

Lưu ý, thận trọng

Khi dùng bách bệnh, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng bách bệnh một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của diếp cá

Không dùng vị thuốc này cho phụ nữ có thai.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Nhân sâm hấp cá chép
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Nhân sâm hầm chim câu