Tên thường gọi: Xuyên khung (tang ky)
Tên gọi khác: Dược cần, khung cùng, mã hàm cung, phủ khung, tây khung, hương thảo, xà ty thảo, giải mạc gia
Tên nước ngoài: Chuanxiong (Trung Quốc)
Tên khoa học: Ligusticum striatum
Họ: Hoa tán (Apiaceae)
Tổng quan
Xuyên khung là gì?
Xuyên khung là cây thân thảo sống nhiều năm, có chiều cao từ 30-120cm. Rễ cây phình lên thành hình củ và có mùi thơm. Thân cây mềm, bên ngoài có khía dọc và bên trong rỗng. Lá mọc so le, dạng kép lông chim 2-3 lần.
Cụm hoa mọc thành lá bắc kép, tổng bao gồm những lá bắc nguyên hoặc chia 3 thùy hẹp, hoa nhỏ màu trắng. Quả bế hình trứng.
Toàn cây xuyên khung nhất là rễ củ có tinh dầu.
Bộ phận dùng của xuyên khung
Rễ xuyên khung (hay thân rễ) dùng làm thuốc thường được thu hái lúc mấu của thân phình ra, loại bỏ đất cát phơi nắng và sấy nhẹ cho đến khô hẳn và loại bỏ rễ con.
Sau khi làm sạch và loại bỏ tạp chất, thân rễ xuyên khung được ủ cho mềm, thái thành phiến mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để dùng.
Thành phần hóa học trong xuyên khung
Thành phần chủ yếu trong xuyên khung là tinh dầu (1%), dầu béo, acid ferlic và một số hợp chất kết tinh. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã phân lập được một số hoạt chất từ xuyên khung như:
- Alkaloid
- Protocatechuic acid
- Saponin
- 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4-hydroxyphenyl ethane
- Ligustilide
- Protocatechuic acid
Tác dụng, công dụng
Xuyên khung có tác dụng gì theo dược lý hiện đại và y học cổ truyền?
Xuyên khung có vị cay, tính ấm và mùi thơm. Xuyên khung vào ba kinh: can, đởm, tâm bào và có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong và giảm đau.
Thành phần ligustrazine (tetramethylpyrazine) phân lập từ xuyên khung có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông và ức chế co bóp tử cung.
Xuyên khung thể hiện tính kháng khuẩn thông qua một số kết quả nghiên cứu cho thấy vị thuốc này có tác dụng in vitro ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn, vi khuẩn tả hay Shigella shigae, trực khuẩn mủ xanh,…
Trên hệ thần kinh, xuyên khung thể hiện tác dụng an thần gây ngủ khi thử nghiệm trên chuột.
Đối với tim mạch, xuyên khung tăng co bóp hoặc giảm nhịp tim ở ếch, cóc, kích thích lưu thông tuần hoàn máu não và làm hạ huyết áp kéo dài.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của xuyên khung là bao nhiêu?
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, xuyên khung là vị thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau bụng kinh, viêm và đau do thương tổn, nhức đầu và đau khớp dạng thấp được dùng 3-9g mỗi ngày.
Một số bài thuốc có vị thuốc xuyên khung
Xuyên khung được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?
- Chữa suy nhược cơ thể ở người lớn tuổi có tiền sử bệnh tim, phụ nữ sau sinh và tiền mãn kinh
Xuyên khung 8g, thục địa 15g, đương quy 12g, bạch thược 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa thấp tim (thể viêm khớp kèm theo hiện tượng suy tim)
Xuyên khung 12g; thổ phục linh và kim ngân 12g; đẳng sâm, bạch truật mỗi vị 16g; phục linh, đương quy, bạch thược, thục địa, ngưu tất mỗi vị 12g; huyền hồ sách 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa thiếu máu
Xuyên khung 8g, thục địa 16g; cao ban long, kỷ tử, bạch thược và đương quy mỗi vị 12g; a giao 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa hậu sản, loại bỏ sản dịch sau sinh
12g xuyên khung, 14g nhân hạt đào, 32g vân quy, 2g cầm kê nhiệt thảo, 2g hoắc hương. Sắc với 1 lít nước để uống nguyên ngày.
- Chữa đau lưng cấp do co cứng các cơ
Xuyên khung 8g; đan sâm 12g; bạch chỉ, quế chi, phòng phong, uất kim, khương hoạt, chỉ xác mỗi vị 8g, thanh bì 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa viêm đại tràng
Xuyên khung 8g; đảng sâm, ý dĩ, bạch truật mỗi vị 12g; chỉ xác, hoàng bá, hoàng liên, mộc hương, uất kim mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa kinh nguyệt trước kỳ, kinh nguyệt nhiều
Xuyên khung 8g, sinh địa 16g, bạch thược, hoàng cầm mỗi vị 12g, đương quy 8g, hoàng liên 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa kinh nguyệt trước kỳ, lượng kinh ít
Xuyên khung 8g, sinh địa 16g, bạch thược, địa cốt bì mỗi vị 12g; đan bì và đương quy mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa kinh nguyệt sau kỳ, chậm kinh
Xuyên khung 7g; đảng sâm, đương quy, ngưu tất mỗi vị 12g; bạch thược, đan bì, nga truật mỗi vị 12g; nga truật, đan bì, bạch thược mỗi vị 8g; cam thảo và quế tâm mỗi vị 4f. Sắc uống mỗi ngày một thang
- Chữa chậm kinh do khí uất, chướng khí gây đau bụng
Xuyên khung 8g, sài hồ 12g, hương phụ, nga truật, đương quy, ngải điệp, đan bì, ô dược, hồng hoa, ô mai mỗi vị 8g; tam lang 6g. Đem tất cả tán bột ngày uống từ 20-30g hoặc ngày uống một thang.
- Chữa rong huyết
Xuyên khung 8g; đảng sâm và bạch truật mỗi vị 12g; thục địa, bạch thược, hương phụ, hoàng kỳ, bổ hoàng và địa du mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa đau đầu liên quan đến các vấn đề về mạch máu
Xuyên khung 12g, củ chóc 12g, bạch biển đậu 20g đem sao lấy nước bỏ bã. Sau đó cho thêm 60g thịt heo vào hầm chín, nêm nếm gia vị và thưởng thức. Lưu ý: nên ăn hết canh thuốc này trong một lần.
- Chữa đau đầu, ê ẩm mình mẩy do ngoại cảm phong tà hay đau nhức xương khớp do phong thấp
Xuyên khung 6g, cương tằm 6g, nữ tiết 12g, thạch cao sống 12g tán thành bột thuốc pha với nước ấm uống hoặc sắc uống giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu do phong nhiệt.
Lưu ý, thận trọng khi dùng
Khi dùng cây xuyên khung, bạn nên lưu ý những gì?
Để sử dụng xuyên khung một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Mức độ an toàn của xuyên khung
Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng xuyên khung trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, một số đối tượng sau đây không nên dùng vị thuốc xuyên khung trong điều trị bệnh:
- Người đang gặp các vấn đề về nội tạng và xuất huyết.
- Người có thể bị âm hư hỏa vượng.
- Người có tiền sử dị ứng với xuyên khung hoặc các thành phần hoạt chất có trong xuyên khung.
- Người thường ra mồ hôi về ban đêm, khô miệng, khô họng.
- Tỳ hư, thể khí uất hóa hỏa, đầy bụng và chán ăn.
- Người bị đàm do hen suyễn, khí thăng.
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.
Tương tác có thể xảy ra với vị thuốc xuyên khung
Xuyên khung kiêng kị phối hợp với các vị thuốc khác như hoàng kỳ, hoạt thạch, sơn thù, hoàng liên, tiêu thạch và lang độc. Ngược lại, xuyên khung hợp với bạch chỉ và hai vị thuốc này thường được dùng làm thuốc dẫn cho nhau.
Ngoài ra, xuyên khung có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn à hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh sườn heo nhân sâm
MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm hạt sen
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10