BÀI 120 – Bạch Tiễn Bì: điều trị các chứng nhiệt độc, phong ngứa và sưng viêm

Bạch Tiễn Bì là dược vị sử dụng rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch Tiễn Bì (Dictamnus Dasycarpus Turcz) có tác dụng Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp. Được dùng trị mụn nhọt lở ngứa ngoài da, ho do Phế nhiệt, phong thấp…

Vài nét về bạch tiễn

Ngoài ra thì cây còn có các tên khác như bạch dương tiền, bạch thiên…

Về khu vực phân bố thì loài này mọc rải rác ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc (ở Việt Nam chưa tìm thấy nên nguồn dược liệu hầu như là nhập khẩu).

Ở Việt Nam, sơn mẫu đơn thường được gọi là bạch tiễn bì (có tên khoa học là Dictamnus dasycarpus) còn ở Trung Quốc, nó thường được gọi là bạch tiên (có nghĩa là sáng trắng, ám chỉ màu sắc trắng ngà của phần vỏ rễ).Cây bạch tiễn bì

Công dụng làm thuốc của bạch tiễn bì

Mặc dù hoa bạch tiễn bì khá đẹp nhưng bộ phận được dùng làm thuốc của nó lại là vỏ rễ, có màu trắng như mỡ gà. Khi bẻ thử vỏ rễ ra ngửi thì ta sẽ thấy có mùi hơi khét (như mùi của con dê) .

Về tính vị, bạch tiễn bì có vị đắng, tính lạnh. Các công trình y học đã ghi chép về vị thuốc này như sau:

  • Sách Dược tính bản thảo: “Bạch tiễn bì chữa được hết thảy các chứng nhiệt độc, ác phong, sang nhọt“.
  • Sách Trương Sơn Lôi: “Phàm những chứng sang nhọt lở ngứa uống bạch tiễn bì rất kiến hiệu”.
  • Sách Bản kinh: “Bạch tiễn bì trị đau đầu, vàng da, … sưng đau trong âm hộ, phong thấp, bắp thịt cứng, co duỗi khó khăn, đi đứng hạn chế” .

Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền, vị thuốc này còn được dùng trong các trường hợp như:

Có thể thấy rằng, đây là vị thuốc có hoạt tính đa dạng. Với các bộ phận ở phía trên của cơ thể thì nó điều trị được các chứng do phong nhiệt liễm vào mắt, vào đầu. Với các bộ phận ở giữa cơ thể thì nó làm tan thấp nhiệt liễm vào Tỳ, vào Vị (vì bạch tiễn bì có tính lạnh).

Liều lượng: Mỗi ngày, mỗi người trưởng thành dùng từ 4 – 12 g, sắc lấy nước uống .Bạch tiễn bìVị thuốc dạng khô

Lưu ý khi dùng

  • Kiêng kị: Không dùng chung với cát cánh, tỳ giải, phục linh và phiêu tiêu.
  • Đối tượng: Thuốc có tính hàn nên những người thể trạng hư hàn không nên dùng.
  • Về độc tính: Kết quả báo cáo trên tạp chí The Korean Journal of Hepatology cho thấy đã có một số trường hợp bị viêm gan sau khi dùng quá liều vị thuốc này. Cụ thể, các bệnh nhân này đã uống nước sắc từ rễ cây này 5 hoặc 6 lần mỗi ngày, từ đó gây viêm gan với các biểu hiện như vàng da, suy yếu gan…. Vì vậy, trong từng trường hợp cụ thể, các bệnh nhân nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng cho phù hợp.

Một số bài thuốc thường dùng

Điều trị lở ngứa

Khi dùng ngoài da, vị thuốc này có thể giúp giảm ngứa, làm tan nọc độc và xóa được thấp nhiệt liễm vào da thịt.

  • Chuẩn bị: bạch tiễn bì, liều lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: cho vào nồi, nấu lấy nước tắm rửa thường xuyên .

Điều trị sưng viêm khớp gối

Trong trường hợp chân bị sưng viêm, đau nhức do thấp nhiệt (có kèm sưng, nóng đỏ và đau) thì các bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: bạch tiễn bì, thạch hộc, ngưu tất, kim ngân hoa, hán phòng kỷ, thương truật, bo bo, hoàng bá (mỗi loại 12 g).
  • Thực hiện: rửa thuốc sơ lại với nước lã rồi cho vào ấm, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Trị trẻ nhỏ tâm và Phế có phong nhiệt ủng trệ, ngực đầy:

Bạch tiên bì 20g, Chích thảo 40g, Hoàng cầm 20g, Phòng phong 20g, Sa sâm 20g, Tê giác 20g, Tri mẫu 20g. Tán bột mỗi lần dùng 4g ngày 2-3 lần, hoặc sắc uống. (Bạch Tiễn Bì Tán – Thái Bình Thánh Huệ Phương).

Trị tạng Phế cảm phong tà, da khô, mũi nghẹt, mũi khô, mũi đau:

Bạch chỉ 60g, Bạch phục linh 60g, Bạch tiên bì 60g, Hạnh nhân 60g, Mạch môn 60g, Tang bạch bì 80g, Tế tân 60g, Thạch cao 80g. Sắc uống. (Bạch Tiễn Bì Thang II– Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Trị mắt có màng, mắt có mộng, mắt nhìn không rõ:

Bạch tiễn bì 40g, Bách hợp 80g, Cam thảo 20g, Chỉ xác 40g, Cúc hoa 60g, Hoàng cầm 40g, Khoản đồng hoa 40g, Mạn kinh tử 60g, Sài hồ 40g, Xa tiền tử 40g. Sắc uống. (Bạch Tiễn Bì Thang – Loại Phương).

Trị sinh xong bị trúng phong, cơ thể hư yếu:

Bạch tiên bì 20g. Sắc với 450ml, còn 150ml uống ấm. (Bạch Tiền Thang II– Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Chữa phong thấp nhiệt, vết thương chảy nước vàng, thịt lở:

Bạch tiễn bì, Cam thảo, Hà thủ ô, Khổ sâm, Kim ngân, Kinh giới, Liên kiều, Mộc thông, Phòng phong, tuỳ liều vừa đủ sắc uống hoặc làm hoàn uống. (Hà Thủ Ô Thang).

Chữa ngứa gải, dị ứng ngoài da đơn đỏ, (phong đơn độc)

Sinh địa 16g, Đương quy 14g, Xuyên khung 12g, Xích thược 16g, Phòng phòng 10g, Kinh giới 10g, Độc hoạt 10g, Sài hồ12g, Bạc hà 12g, Thuyền thoái 7g, Bạch tiên bì 14g, Táo 3quả. (Tứ Vật Tiêu Phong ẩm-Nghiệp Phương).

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
HOTLINE: 0939714275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithan
h

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

NGƯ TINH THẢO – DIẾP CÁ

BÀI THUỐC VỚI NGÔ THÙ DU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *