Không chỉ là thực phẩm chế biến nhiều món ăn ngon mà lá lốt còn được biết đến như một vị thuốc chữa “bách bệnh”. Cùng tìm hiểu về loại cây trên, những công dụng và cách sử dụng để điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.
Mô tả về cây lá lốt
Tuy là loại cây quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu hết về lá lốt và những công dụng của chúng. Dưới đây là một số thông tin tổng quát, hữu ích.
Đặc điểm thực vật
Lá lốt có tên khoa học là piper sarmentosum, thuộc họ nhà hồ tiêu. Đây là loài cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 20 – 50m. Cây thân leo, mọc thẳng từ lúc mới mọc non. Phần thân có từ năm đến sáu gân tính từ cuống lá đến ngọn.
Lá cây hình tim, thuộc dạng lá đơn. Thường lá sẽ còn nguyên vẹn, không rách hay sâu ăn, mặt trên lá nhăn bóng, có năm gân từ cuống lá chỉa ra. Phần cuống lá hơi có bẹ, có mùi thơm đặc trưng. Hoa cây lá lốt mọc thành cụm ở nách lá, quả rất mọng, chứa 1 đến 2 hạt.
Phân bố
Cây lá lốt hầu hết có ở khớp nơi trên đất nước Việt Nam. Cây mọc ở vườn, bờ mương, bờ nước, nơi ẩm ướt,… Loại cây này rất dễ trồng, chỉ cần giâm cành xuống nơi đất ẩm là chúng có thể phát triển tốt.
Thu hái, chế biến
Lá lốt có thể sử dụng dưới dạng tươi hoặc đem rửa sạch, sau đó phơi khô dùng dần. Vì cây không bị héo, hay chết, nên có thể thu hái gần như quanh năm. Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể chế biến loại lá này theo nhiều cách khác nhau.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau). Chúng thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng,…
Một số nghiên cứu hiện đại lại chỉ ra, lá và thân cây lá lốt chứa thành phần hóa học ancaloit, nhiều tinh dầu, chứa beta –caryophylen cùng các hoạt chất benzylaxetat rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt
Với những thành phần dược tính như trên thì lá lốt mang đến vô vàn công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người, điển hình:
Điều trị bệnh gút (gout)
Đây là một trong những tác dụng tuyệt vời từ cây lá lốt mà nhiều người chưa biết. Loại lá này có khả năng làm giảm acid uric trong máu, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Người bệnh có thể dùng độc vị hoặc sắc lá thuốc với nhiều dược liệu khác nhau để tạo nên bài thuốc hay.
- Cách 1: Sắc nước lá lốt
Lấy 30g lá lốt khô, 30g cây vòi voi, 20g cỏ xước. Sắc cạn với 1 lít nước, nấu đến khi còn 1 bát thuốc thì lấy uống, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Người bị gút nặng có thể gia tăng liều lượng hoặc sắc thuốc đặc hơn để uống. Kiên trì sử dụng mỗi ngày bệnh gout sẽ mau chóng thuyên giảm.
- Cách 2: Lá lốt ngâm chân
Dùng 100g lá lốt tươi hoặc khô, nấu với 2 lít nước, gần xong cho thêm 10g muối, để nước nguội bớt thì lấy ngâm chân. Làm cách này mỗi ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ, nếu thực hiện đều đặn các khớp ngón chân sẽ không còn sưng đau.
- Cách 3: Ngâm rượu lá lốt
Sử dụng 200g rễ, thân, lá lốt khô, băm nhuyễn, sau đó đem ngâm với rượu 45 độ. Ngâm 2 tuần thì lấy ra dùng. Mỗi lần sử dụng đổ rượu ra lòng bàn tay, thoa đều 2 bàn tay rồi xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức. Làm thường xuyên 3 lần/ngày tình trạng sưng đau tại các khớp sẽ hết hẳn.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Chỉ cần dùng 30g lá lốt tươi, sắc cùng với 500ml nước lọc, sắc đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Uống khi nước thuốc còn ấm và uống mỗi buổi tối trước khi ăn. Dùng bài thuốc này trong vòng 2 ngày sẽ chấm dứt tình trạng đau bụng do nhiễm lạnh.
Bài thuốc trị kiết lỵ
Nếu chẳng may gặp phải tình trạng trên thi bạn có thể áp dụng bài thuốc đơn giản từ lá lốt như sau: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày. Cách này dễ áp dụng lại mang đến hiệu quả trị kiết lỵ rất tốt, người bệnh nên lưu ngay!
Chữa tổ đỉa ở bàn tay
Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Sau đó, vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
Điều trị mồ hôi tay chân
Sử dụng 30g lá lốt tươi đem rửa sạch rồi đun sôi với 1 lít nước trong thời gian 3 phút. Dùng nước lá lốt ấm để ngâm chân vào buổi tối, trước khi ngủ. Người bệnh chỉ cần áp dụng 5-7 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả bất ngờ!
Trị mụn nhọt
Với những vết mụn sưng tấy, lâu ngày không liền miệng thì người bệnh chỉ cần áp dụng bài thuốc đơn giản sau từ lá lốt: Dùng lá lốt, lá ráy, tía tô, lá chanh mỗi loại dùng 20g. Đem tất cả dược liệu giã nhuyễn, sau đó đắp vào chỗ mụn nhọt, rồi băng lại. Đắp liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày đắp 1 lần sẽ đạt hiệu quả như ý.
Chữa đau nhức xương khớp
Dùng khoảng 15-20g lá lốt tươi rửa sạch, nấu cùng 2 bát nước đến khi cạn còn nửa bát thì tắt bếp. Sau đó dùng nước ấm uống sau bữa ăn tối. Người bệnh chỉ cần kiên trì áp dụng sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp thuyên giảm đáng kể.
Điều trị viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư
Chuẩn bị 50g lá lốt cùng với 30g nghệ và 20g phèn chua. Đem lá lốt rửa sạch, vò nát trước khi cho vào nồi, cho tiếp nghê và phèn chua vào. Đổ nước ngập mặt nguyên liệu và đun với lửa nhỏ khoảng 15 phút thì tắt bếp. Chắt lấy 1 tô nước thuốc dùng để rửa âm đạo, phần còn lại dùng để xông. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
Trị đầu gối sưng đau
Hãy dùng 25g lá lốt, 20g ngải cứu. Đem nguyên liệu rửa sạch và giã nhuyễn sau đó trộn vơi giấm. Sau đó đem đun nóng và chườm vào đầu gối. Thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Chữa yếu sinh lý
Lá lốt dùng để chữa yếu sinh lý cực kỳ tốt. Việc kết hợp hoàn hảo với củ hành sẽ giúp chữa bệnh này nhanh chóng. Hàm lượng vitamin cao cùng với tính ấm của cả hai nguyên liệu, sẽ làm gia tăng tác dụng của bộ phận sinh dục nam, kích thích sinh tinh, tăng cường đưa máu đến các khu vực này, tăng cường sinh lực khi lâm trận. Với cách này, người bệnh lấy hành khô, gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát nhỏ, ngâm cùng nước mắm chua ngọt. Sau đó, dùng lá quấn với hành rồi ăn trực tiếp luôn. Hãy kiên trì sử dụng từ 4-5 lần trên 1 tuần sẽ giúp cải thiện bệnh vô cùng tốt.
Chữa ngộ độc thực phẩm
Khi trẻ có dấu hiệu như đau bụng, nôn mửa, đại tiện nhiều lần, cơ thể sốt nhẹ, thì chắc chắn trẻ đã bị ngộ độc thực phẩm. Cách xử lý ban đầu đó là cho lá lốt cùng với các vị thuốc như hạt sen, râu má, sinh khương… cho vào đun nước rồi uống sẽ giúp chữa bệnh này nhanh chóng.
Lưu ý gì khi sử dụng lá lốt?
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà cây lá lốt mang lại cho sức khỏe con người thì một số lưu ý khi sử dụng cũng rất cần thiết.
- Đây là loài cây dược liệu theo phương thức Đông y, cho nên bạn cần kiên trì sử dụng đúng liệu trình và thời gian thì mới có hiệu quả tốt được.
- Bạn cũng không nên quá lạm dụng lá lốt trong bữa ăn hằng ngày hay trong chữa bệnh, ở một mức độ vừa đủ, lá lốt rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều quá sẽ gây nên những tác dụng phụ không đáng có.
- Người bình thường chỉ nên sử dụng lá lốt trong bữa ăn hằng ngày chỉ từ 50 – 100g là đủ, không nên vượt quá liều lượng trên.
- Những người mắc các bệnh về nhiệt miệng, táo bón, đau dạ dày nên hạn chế sử dụng lá lốt hoặc chỉ sử dụng ngoài ra, không uống sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa của người mẹ.
- Với những bệnh như suy thận, bệnh phụ khoa ở nữ giới, cây lá lốt chỉ có thể hỗ trợ điều trị chứ không chữa bệnh khỏi hoàn toàn.
Ngoài việc áp dụng lá lốt vào các bài thuốc chữa bệnh mà điển hình là gout thì hiện nay khá nhiều người cũng tìm đến các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe của nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong đó, điều trị gout với một số thảo dược như: thổ phục linh, lá sen, tỳ giải, hy thiêm, vỏ đậu xanh, tía tô,… cũng khá được ưa chuộng.
Thông tin mua hàng liên hệ
0939 714 275
Tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– CÁCH SỬ DỤNG NHÂN SÂM
– TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG NHÂN SÂM CANADA
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10