Không chỉ là thực phẩm quen thuộc giúp dậy lên hương vị cho nhiều món ăn mà tía tô còn được biết đến với hàng loạt tác dụng chữa bệnh mà nhiều người chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về cây thuốc trên, lợi ích và cách sử dụng chúng trong điều trị bệnh.
Đặc điểm của cây tía tô
Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, tên gọi khác như: tô ngạch, tử tô, tô diệp,… Loại cây này thuộc họ Lamiaceae.
Mô tả
Cây tía tô mọc quanh năm, có chiều cao trung bình 60 – 90 cm vàđường kính 0.5 – 1.5 cm. Thân cây thẳng đứng và có lông mềm, ngắn, nhỏ xung quanh. Lá mọc đối xứng, mép có răng cưa và bao phủ bởi lông nhám. Mặt dưới cuống lá có màu tím, xanh lục hoặc nâu và dài khoảng 2-3 cm.
Quả tía tô có hình cầu, nhỏ khoảng 1mm và màu nâu. Hoa có màu trắng hoặc tím thành xim, được mọc thành chùm ở kẽ cuống và có kích thước 6-20cm. Loại cây này khá quen thuộc trong vườn của mỗi gia đình. Chúng không chỉ làm gia vị cho nhiều món ăn mà còn xuất hiện trong hàng loạt bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến.
Phân bố, thu hái, chế biến
Các bộ phận lá, cành, quả đều được đưa vào sử dụng. Cây có nguồn gốc trải dài từ đất nước Ấn Độ sang Đông Nam Á. Ở nước ta, tía tô phân bố ở khắp mọi nơi, mọi vùng miền trên cả nước.
Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà sẽ có những thời điểm thu hoạch khác nhau. Nếu lấy lá thì hái sau khi gieo hạt 2 tháng, chỉ nên hái lá gì sau đó 1 tháng thì tiếp tục hái. Trường hợp chỉ thu hoạch hạt thì đợi đến khi cây tía tô già. Cành sau khi thu hoạch về sấy khô hoặc phơi trong bóng râm, không được phơi ở nhiệt độ cao sau đó rủ lấy hạt và bỏ tạp chất.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý từ cây tía tô
Trong hạt tía tô có chứa 40% lượng dầu axit béo chưa bão hòa (axit α-lynoleic). Lá tía tô chứa 0,2% tinh dầu và các thành phần chính như xeton, adehyde, furan, hydrocacbon,… Ngoài ra, loại cây trên chứa calo, Carbonhydrate, chất đạm, canxi, khoáng chất, vitamin C,… cùng nhiều hoạt chất khác có lợi cho cơ thể.
Với hàng loạt thành phần hóa học kể trên, tía tô mang đến vô số tác dụng trong điều trị bệnh, điển hình: bệnh lý về cơ xương khớp, gout, bệnh hen suyễn, trị cảm, điều trị bệnh lý đường tiêu hóa, dạ dày,… cũng như hỗ trợ cải thiện nhiều hệ cơ quan và ngăn ngừa ung thư hữu hiệu.
13 tác dụng chữa bệnh của cây tía tô
Loại thảo dược trên có nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Trong đó, những tác dụng chữa bệnh điển hình và bài thuốc áp dụng phổ biến phải kể đến như:
Điều trị bệnh gout
Tía tô có chứa tới 4 chất làm giảm hiệu quả của enzyme xanhthine oxydase – nguyên nhân chính hình thành nên axit uric phát triển bệnh gout. Điều này giúp kiểm soát bệnh và hỗ trợ điều trị gout (gút) hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn giúp làm giảm cơn đau gián mạch và chống nhiễm khuẩn rất tốt.
Bài thuốc: Dùng 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch và ngâm nước muối nhai nuốt sống hoặc có thể dùng lá nấu nước thuốc uống hàng ngày đến khi các tình trạng đau nhức do bệnh gout gây ra giảm hẳn.
Ngoài ra, bạn kết hợp uống trong và dùng ngoài bằng cách lấy lá tía tô sắc nước, thêm chút muối, lấy ngâm chân lúc còn ấm. Cách này giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức tại các khớp hiệu quả. Mỗi lần chỉ ngâm từ 15-20 phút, không nên ngâm chân quá lâu để tránh choáng váng do máu dồn lên não.
Chuyên gia Hoàng Vân cho biết: “Hoạt chất trong lá tía tô giúp giảm đau, chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gút. Đồng thời, loại lá này chứa tới 4 chất ngăn ngừa sự hình thành, hỗ trợ cân bằng và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.. Thêm vào đó, chất chống oxy hóa trong lá tía tô có tác dụng bào mòn cục tophi khá tốt”.
Giải độc thang
Bên cạnh tác dụng cho người bệnh gout thì lá tía tô còn khiến nhiều người bất ngờ bởi khả năng giải độc tuyệt vời. Trong trường hợp cần giải độc gấp, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau: Chuẩn bị 10g lá tía tô, 4g sinh cam thảo, 8g sinh khương đem sắc với 600ml đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 phần và uống trong ngày. Lưu ý nên uống ấm là tốt nhất.
Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu
Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, giải cảm, giảm sốt và giúp đầu óc, cơ thể thư thái hơn.
Điều trị bệnh dạ dày
Lá tía tô có tác dụng giúp giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày và ruột. Nhờ vào thành phần trong la tía tô gồm flavonoid, axit rosmarinic và acid caffeic. Nghiên cứu cho thấy tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, bụng sôi, cảm giác đầy,.. giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới, do đó ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt (ngăn ngừa và giảm co thắt) hiệu quả.
Uống nước tía tô là cách đơn giản giúp người bệnh giảm đau dạ dày và cải thiện triệu chứng bệnh. Đây cũng là hướng dẫn từ nhiều chuyên gia y tế mà người bệnh nên tham khảo.
Trị mẩn ngứa, mề đay
Dùng lá tía tô giã nát, gạn lấy nước uống còn phần bã đắp vào vết côn trùng đốt hoặc vùng da mẩn ngứa, mề đay. Áp dụng vài lần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Đây là một trong những cách khá đơn giản đang được nhiều người truyền tai nhau.
Trị viêm khớp dạng thấp
Tía tô có tác dụng giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp. Dùng lá tía tô bổ sung vào chế độ ăn uống hoặc dùng chúng để sắc nước uống chính là bí quyết giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức, cơ thể dễ chịu hơn.
Chữa bệnh hen suyễn
Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần được xuất bản trong tạp chí “Archives of Allergy and Immunology” vào tháng 6 năm 2000, đã kiểm tra ảnh hưởng của dầu hạt tía tô cho những người mắc bệnh suyễn. Vào cuối tuần thứ tư, những bệnh nhân dùng dầu tía tô đã gia tăng đáng kể năng lực phổi và tăng cường khả năng lưu thông khí. Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu hạt tía tô có lợi cho bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene, chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp.
Sử dụng lá tía tô như hướng dẫn phía trên cũng là cách đơn giản nhưng hiệu quả. Bên cạnh đó, dùng chúng để xông hơi hoặc lấy tinh dầu cũng là những cách giúp thông mũi, dễ chịu hơn cho người bệnh hen suyễn.
Hỗ trợ điều trị bệnh tim
Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch. Đặc biệt chúng hỗ trợ người mắc bệnh tim trong quá trình điều trị khá tốt.
Chữa ngộ độc thực phẩm
Nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm, điển hình là do hải sản gây ra thì bạn chỉ cần dùng 10 gram lá thảo dược, 8 gram sinh khương, 4 gram cam thảo đem đi sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml nước thì chia ra sử dụng 3 lần trong ngày trong lúc còn ấm, nếu nguội thì đun lại cho nóng. Cách này đơn giản nhưng cũng khá hiệu quả đấy!
Chữa cảm lạnh, phong hàn
Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm, chữa cảm lạnh và phong hàn rất tốt. Đây cũng là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng.
Chữa đau bụng, đầy hơi
Bên cạnh những tác dụng trên thì lá tía tô còn là bí quyết chữa đau bụng và cải thiện chứng đầy hơi mà nhiều người gặp phải. Với cách này, bạn chỉ cần giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa cùng một chút muối cho uống một lần sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Chữa sưng vú
Dùng 10g lá tía tô đem sắc nước. Sau đó gạn lấy phần nước để uống còn bã đắp lên vùng ngực. Đây là cách chữa sưng vú dân gian được nhiều chị em áp dụng và đạt hiệu quả rất tốt.
Trị rôm sảy ở trẻ nhỏ
Khi trẻ bị rôm sẩy ở da, các mẹ có thể dùng lá tía tô nấu nước cho trẻ tắm vừa an toàn lại cải thiện tình trạng trên hữu hiệu. Đây là cách dân gian được ông bà truyền tai nhau và đến nay vẫn được áp dụng phổ biến.
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng lá tía tô
Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh nhưng bạn cần sử dụng loại cây trên đúng cách. Việc lạm dụng tía tô như: uống thường xuyên hoặc ăn hằng ngày trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Tiêu chảy, táo bón
- Cơ thể nóng, toát nhiều mồ hơi gây mất nước
- Cơ địa dị ứng cũng không nên ăn tía tô.
- Phụ nữ đang có thai hoặc cho em bé nên tham khảo hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người hay ra mồ hôi, cảm nóng nên thận trọng khi sử dụng.
Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng đúng cách, áp dụng tía tô ở mỗi bài thuốc khác nhau để phát huy tác dụng của chúng. Theo khuyến nghị từ chuyên gia y tế thì tốt nhất người bệnh nên tìm đến những sản phẩm bào chế từ lá tía tô kết hợp với thảo dược tự nhiên khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
Hotline: 0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Công dụng BỒ CU VẼ
– CÂY CHỈ THIÊN CHỮA BỆNH GÌ?
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10