BÀI 1163 – khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Vì thế, khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì cũng là câu hỏi của rất nhiều người bệnh.

Dinh dưỡng tác động như thế nào đến tình trạng khô khớp gối?

Bên cạnh vật lý trị liệu, dùng thuốc hay phẫu thuật, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong chữa trị khô khớp gối.

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất tới xương khớp. Chọn những loại thức ăn có lợi giúp tái tạo chất nhờn, hạn chế đau nhức, hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị.

Khô khớp gối nên ăn gì

Ngược lại, ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm có hại sẽ tạo điều kiện cho bệnh ngày càng tiến triển nặng, khó phục hồi hơn. Thêm vào đó, ăn uống quá đà sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể, gây sức ép lên xương khớp, đặc biệt là khớp gối.

Khô khớp gối nên ăn gì?

Khoai lang

Kali và magie trong khoai lang là thành phần quan trọng đảm bảo xương khớp khỏe mạnh. Kali giúp giữ canxi trong xương, magie giúp cân bằng vitamin D trong cơ thể.

Cá biển

Trong các loại cá biển như: cá mòi, cá ngừ, cá hồi,… chứa nhiều axit béo omega 3. Đây là dạng chất béo không no có tác dụng giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp, chống viêm, ngăn ngừa thoái hóa.

Cà chua

Trong cà chua có chứa vitamin K, collagen và canxi. Bổ sung cà chua trong khẩu phần giúp cấu trúc xương ổn định, các triệu chứng bệnh được cải thiện.

Ngũ cốc

Những hạt ngũ cốc như đậu nành, óc chó, hạt điều, macca,… cũng nằm trong top những thực phẩm mang lại hiệu quả tuyệt vời trong quá trình cải thiện khô khớp gối.

Bên cạnh việc cung cấp khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể thì các loại ngũ cốc cũng góp phần tạo chất nhờn cho khớp xương, chống lại quá trình lão hóa, oxi hóa của xương khớp.

Ngũ cốc

Trái cây

Vitamin C có trong trái cây sẽ mang đến tác dụng đặc biệt trong kháng viêm, ngừa thoái hóa và giảm đau do các vấn đề về xương khớp.

Những loại trái cây dồi dào vitamin C bạn nên lựa chọn là cam, kiwi, bưởi… Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thêm chuối vì trong chuối có nhiều khoáng chất cần thiết cho xương khớp như kali, serotonin…

Rau có màu xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm là: bông cải, cải xoăn, cải thìa,… cũng nên xuất hiện trên bàn ăn của người khô khớp gối. Bởi các loại rau này có chứa nhiều vitamin C, K, collagen đem lại sự trơn tru cho hoạt động của khớp gối.

Rau xanh tốt cho người bệnh

Khô khớp gối không nên ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho người bệnh, người bị khô khớp gối cần lưu ý hạn chế những loại thực phẩm không tốt trong quá trình tăng sinh dịch nhầy khớp gối. Cụ thể:

Nội tạng động vật

Trong nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol và những chất độc tiềm ẩn khác ảnh hưởng không tốt tới quá trình phục hồi của xương khớp.

Thực phẩm muối, lên men

Người bị bệnh xương khớp nói chung và khô khớp gối nói riêng không nên ăn: cà muối, hành muối, củ cải ngâm,… Do trong các loại thực phẩm này chứa nhiều muối và lượng axit cao khiến khớp bị mất nước. Từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, khiến dịch khớp sản sinh ít hơn.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn

Ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn có thể khiến người bệnh tăng cân, làm gia tăng gánh nặng lên xương khớp.

Đồ ăn dầu mỡ

Đồ uống có cồn, chất kích thích

Nhìn chung đồ uống có cồn, chất kích thích đều không tốt cho sức khỏe. Bia, rượu, cà phê,… sẽ hủy hoại cấu trúc xương, gây ức chế quá trình tái tạo và phục hồi xương khớp. Vì thế để có một thể trạng khỏe mạnh và thu được kết quả tốt trong điều trị bệnh, người khô khớp gối nên kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích.

Lưu ý khi áp dụng thực đơn dành cho người khô khớp gối

Một chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh khô khớp gối là cân bằng được những chất dinh dưỡng cần thiết cùng với các loại thực phẩm không tốt cho xương khớp. Để giúp người bệnh hỗ trợ điều trị khô khớp gối một cách tốt nhất, người bệnh cần áp dụng một số lưu ý dưới đây.

  • Uống nhiều nước, góp phần tạo môi trường ẩm, giúp bôi trơn và tăng đàn hồi cho khớp.
  • Hạn chế chọn thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa, nhằm kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tăng cân vì tăng cân sẽ gây áp lực cho đầu gối.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, bởi chúng chứa hàm lượng muối cao, càng làm chứng viêm khớp thêm trầm trọng.
  • Bổ sung Glucosamine và Chondroitin hàng ngày có thể làm giảm đau khớp, ngăn ngừa quá trình bào mòn sụn, tái tạo cấu trúc khớp gối. Tuy nhiên, trước khi bổ sung, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng, đặc biệt nên chọn mua sản phẩm uy tín.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Khi nào không nên uống Đông trùng hạ thảo?
– CÔNG DỤNG CỦA HẠ KHÔ THẢO