BÀI 1149 – Nghệ và 6 bài thuốc điều trị đau dạ dày, viêm gan, đau bụng kinh, ngừa mụn,…hiệu quả

Nghệ không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt mà đây còn là dược liệu quý trong đông y, được chỉ định trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan, chữa bệnh dạ dày, ngừa mụn,…

Tên gọi khác: Khương hoàng, nghệ trồng, nghệ nhà

Tên khoa học: Curcuma longa

Họ: Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)

Đặc điểm dược liệu nghệ vàng

Mô tả

Nghệ là loài cây thân thảo, có chiều cao trung bình thường từ 0,6 đến 1m. Lá cây hình trái xoan, thon và nhọn ở 2 đầu và có màu xanh lục. Hai mặt của lá đều nhẵn, có chiều rộng khoảng 18cm, chiều dài 45cm. Hoa nghệ có thể thay đổi tuỳ từng giai đoạn từ màu tím nhạt đến màu xanh lục và sau đó là vàng nhạt. Trong quả chứa các hạt nhỏ. Rễ khá to, là dạng dễ chùm, ăn sâu vào lòng đất, rễ lớn phát triển thành củ nghệ. Củ nghệ có lớp vỏ ngoài sần sùi, bên trong màu vàng đỏ.

Nghệ

Phân bố

Nghệ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở phía Đông Nam của Ấn Độ. Tại châu Á, nghệ được phân bố nhiều ở các vùng như Campuchia, Lào, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ,…

Tại Việt Nam, nghệ được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Phần rễ và củ của nghệ được sử dụng làm dược liệu

Thu hái: Thu hái quanh năm

Chế biến: Nghệ thường được chế biến thành các bài thuốc, bột nghệ, gia vị, chất tạo màu,…

Cách bảo quản: Bảo quản củ nghệ và các loại sản phẩm từ nghệ ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu để củ nghệ ở nơi ẩm hoặc trên nền đất ẩm, nghệ sẽ dễ dàng nảy mầm.

Thành phần hóa học

Thành phần nổi bật nhất có trong dược liệu này là hoạt chất curcumin. Đây là chất tạo màu và chứa nhiều dược tính. Bên cạnh đó, củ nghệ vàng còn có nhiều chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, vitamin K, kali, natri, đồng, sắt, kẽm, canxi, magie, niacin,…Nhờ những thành phần tuyệt vời này mà nghệ được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh, đồng thời cũng được ứng dụng trong công nghệ bào chế thuốc tân dược.

Vị thuốc của nghệ

Tính vị

Theo Đông y, củ nghệ có vị cay đắng, tính mát và bình.

Tác dụng dược lý

Kết quả nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia đông y và y học hiện đại đều cho thấy nghệ là một dược liệu đa chức năng, đa công dụng. Cụ thể:

Theo đánh giá của chuyên gia đông y:

Những hoạt chất tuyệt vời có trong dược liệu này có tác dụng sát trùng, lợi mật, nhuận gan, giảm đau, tan ứu, tan máu bầm, hoạt huyết, giảm viêm,…

Tác dụng của nghệ

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại:

Y học hiện đại đánh giá đây là một trong những dược liệu tự nhiên chứa nhiều hoạt chất điều trị bệnh hiệu quả như: chống oxy hoá, chống virus, chống viêm, chống ung thư gan, bảo vệ thận, kháng nấm,…

Chính vì những tác dụng dược lý kể trên nên nghệ được dùng để làm thuốc chữa các bệnh như:

  • Bệnh viêm da mụn trứng cá
  • Bệnh viêm khớp
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh đau dạ dày
  • Ung thư
  • Bệnh về gan mật
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh mỡ trong máu

Liều dùng, cách dùng

Tuỳ vào từng bài thuốc và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng sao cho phù hợp

Về cách dùng, nghệ có thể dùng ở nhiều dạng khác như như dạng tươi, sấy khô, nghiền thành bột, dùng quan đường ăn uống, bôi ngoài da.

Bài thuốc chữa bệnh từ nghệ

Với thành phần hoạt chất đa dạng và có lợi, nghệ được chỉ định trong nhiều bài thuốc khác nhau. Cụ thể:

Trị đau dạ dày

Nghệ là dược liệu hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất hiệu quả nên được nhiều người áp dụng. Hoạt chất curcumin có trong nghệ hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày, ngăn các cơn đau dạ dày xuất hiện. Nghệ thường được kết hợp cùng mật ong để tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh áp dụng bài thuốc này như sau:

Chuẩn bị nghệ và mật ong. Rửa sạch nghệ, gọt vỏ và thái nhỏ. Mang nghệ đi phơi khô, sau đó tán thành bột mịn, trộn với mật ong. Vo bột nghệ thành các viên nhỏ. Uống thuốc viên mỗi ngày để trị bệnh đau dạ dày.

Nghệ

Điều trị viêm gan mãn tính

Những người mắc bệnh viêm gan mãn tính có thể sử dụng nghệ như một bài thuốc hỗ trợ điều trị, giúp bệnh không chuyển biến thành những biến chứng nguy hiểm do dược liệu này chứa chất chống oxy hoá tuyệt vời. Cách áp dụng bài thuốc này như sau:

Chuẩn bị 4g nghệ, 12g côn bố, 12g đình lịch tử, 10g hải tảo, 10g hạt bìm bịp, 6g quế tâm. Sắc các vị thuốc trên thành một thang. Mỗi ngày dùng một thang thuốc, chia ra thành 3 lần uống. Nên uống thuốc trước bữa ăn.

Giảm đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng rất nhiều nữ giới gặp phải khi đến ngày ”đèn đỏ”. Tình trạng này xảy ra do máu không lưu thông, huyết ứ ở vụng bụng. Vì thế, để kích thích tuần hoàn máu tốt hơn trong ngày này, người bệnh áp dụng bài thuốc sau: Chuẩn bị 15g nghệ, 10g huyền hồ. Chích giấm hai vị thuốc. Sau đó sắc thuốc uống trong ngày. Mỗi ngày một thang thuốc, chia ra 3 lần uống trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn.

Để chữa chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, người bệnh áp dụng bài thuốc từ nghệ theo cách dưới đây: Chuẩn bị 8g nghệ vàng, 8g đào nhân, 8g xuyên khung, 16g kê huyết đằng, 16g ích mẫu, 12g sinh vị. Sắc các nguyên liệu trên thành một thang thuốc. Uống thuốc trong ngày. Thời gian điều trị: nên dùng thuốc liên tục hàng ngày, từ 2 – 3 tuần trước kỳ kinh. Nên uống thuốc vài liệu trình cho đến khi ổn định trở lại.

Giúp da dẻ mịn màng sau khi sinh

Sau khi sinh, phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi của cơ thể, điển hình là tình trạng da mặt nổi mụn do thay đổi nội tiết tố. Để điều trị tình trạng này, người bệnh áp dụng bài thuốc từ nghệ theo công thức dưới đây:

Chuẩn bị nghệ tươi, mật ong hoặc có thể thay thế mật ong bằng sữa tươi. Rửa sạch nghệ, xay nát và lọc lấy nước cốt. Hòa nước cốt nghệ với mật ong (hoặc sữa tươi). Phụ nữ sau khi sinh uống bài thuốc này 2 lần/ngày. Bài thuốc này sẽ giúp phụ nữ sau khi sinh da dẻ sẽ mịn màng, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Chữa mụn nhọt

Hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp ức chế hình thành mụn, đồng thời có tác dụng ngừa mụn viêm hiệu quả. Đây cũng là lý do mà nghệ được ứng dụng rất nhiều trong làm đẹp, trong đó có bào chế dược mỹ phẩm. Để điều trị và ngăn ngừa mụn, áp dụng theo cách sau:

Chuẩn bị 100g nghệ vàng, 150g củ ráy dại, 150g dầu vừng, 70g mật ong và 70g nhựa thông. Trước hết, gọt bỏ vỏ nghệ và củ ráy, sau đó thái mỏng, giã nát. Cho hỗn hợp nghệ và củ ráy vào dầu vừng và nấu nhừ. Lọc bỏ bã, cho thêm sáp ong, nhựa thông vào. Đun nóng, khuấy đều cho tan. Khi dung dịch nguội, người dùng hãy phết lên giấy bản rồi dán vào vị trí có mụn nhọt.

Tác dụng của nghệ

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ nghệ

Nghệ là dược liệu khá lành tính, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng cần phải tuân thủ một số lưu ý dưới đây để tránh gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng nghệ với liều lượng khuyến cáo và được bác sĩ chỉ định. Lạm dụng các bài thuốc từ có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể.
  • Hiệu quả của các bài thuốc còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng dị ứng khi sử dụng.
  • Trong quá trình dùng thuốc từ nghệ vàng, nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng lạ, người bệnh nên tạm ngưng dùng thuốc, để gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Khi dùng nghệ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thận trọng. Nghệ có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ. Nghệ có khả năng gây kích thích dạ con của phụ nữ.
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy và buồn nôn, không nên dùng nghệ.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Cây mực: Tác dụng, cách dùng
Phật thủ: Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa