BÀI 1139 – Rượu ba kích tím có tác dụng gì? Hướng dẫn ba kích tím ngâm rượu

Rượu ba kích tím có tác dụng gì?. Tác dụng ba kích tím chữa các bệnh về sinh lý cho nam giới. Cách chọn ba kích tím đúng chuẩn để ngâm rượu. Hướng dẫn ngâm rượu với ba kích tím tươi và khô. Đối tượng được sử dụng và không được sử dụng rượu ba kích tím. Cách bảo quản ba kích tím ngâm rượu.

Rượu ba kích tím có tác dụng gì?.

Rượu ba kích tím có tác dụng gì và cách ngâm ra sao cũng là câu hỏi của nhiều độc giả gửi về cho chúng tôi. Với sức hút của ba kích tím thì hiện nay đây được coi là dược liệu được săn lùng khá nhiều. Ba kích còn có tên khoa học là Morinda officinalis stow, họ cà phê (Rubiaceae). Ngoài ra cây còn có tên gọi khác như là: Dây ruột già, chẩu phóng xì…

Đây là loại dây leo bằng thân quấn, có tuổi thọ được nhiều năm. Ngọn ba kích có màu tím, có lông khi là cây non còn về già thì lại nhẵn. Lá ba kích nhẵn, ôm sát vào thân. Cây thường mọc hoang tại vùng rừng thứ sinh thuộc trung du và miền núi các tỉnh Bắc bộ. Ba kích xuất hiện phổ biến nhất tại Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn…

Ba kích có hai loại phổ biến là: Ba kích trắng và ba kích tím. Ba kích trắng có củ màu trắng còn ba kích tím có củ hơi màu tím. Nếu so sánh về công dụng chữa bệnh thì ba kích tím có tác dụng hơn hẳn ba kích trắng. Vì vậy, ba kích tím được người dùng lùng mua và sử dụng nhiều nhất. Ba kích tím thường được ngâm với rượu để tạo thành vị thuốc quý điều trị các bệnh về sinh lý cho phái nam.

  • Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới.
  • Bổ sung các loại khoáng chất cho cơ thể.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt.
  • Điều trị yếu sinh lý.
  • Tăng cường sinh lực, kéo dài thời gian quan hệ.
  • Chữa trị xuất tinh sớm.
  • Tăng cường khả năng cương dương cho quý ông.
  • Hỗ trợ điều trị tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều cho phụ nữ.

Chuẩn bị trước khi ngâm rượu ba kích tím

Trước khi tiến hàng ngâm rượu, người dùng phải lưu tâm đến việc chọn củ ba kích tím, cách chọn rượu và chọn bình để ngâm.

Bộ phận ba kích tím dùng để ngâm rượu

Củ ba kích tím chính là bộ phận được sử dụng làm nguyên liệu để ngâm rượu. Củ ba kích tím thường được để nguyên cả củ để ngâm rượu. Củ ba kích tím có vỏ màu vàng sậm, phần thịt có sắc tím. Khi ngâm rượu với của ba kích tím thì màu của rượu sẽ chuyển sang màu tím.

Chọn củ ba kích tím ngâm rượu

Khi chọn củ ba kích tím ngâm rượu, vấn đề củ to củ nhỏ không quan trọng. Trên cả một nhánh cây, có thể có củ to củ bé là điều không tránh được. Vì thế, khi lựa chọn, vấn đề to hay bé không ảnh hưởng đến chất lượng rượu ngâm. Người dùng chỉ cần chọn củ không bị sâu, bị dập hay thối hỏng. Kiểm tra củ nếu có vỏ màu vàng sậm, phần thịt có sắc tím là ổn.

Khi ngâm rượu, người dùng có thể sử dụng củ ba kích tươi hoặc ba kích khô đều được. Thường rượu ngâm với ba kích tươi là ngon và bổ dưỡng nhất.

Chọn rượu ngâm ba kích tím

Đối với rượu ngâm ba kích tím thì người dùng có thể sử dụng rượu trắng thông thường. Nếu ai muốn dùng những loại rượu đắt tiền đều được. Về độ của rượu thì dao động khoảng 40 – 45 độ là hợp lý. Không chọn loại rượu có nồng độ cao bởi khi đem sử dụng rất khó uống vì nặng.

Chọn bình ngâm rượu ba kích tím

Với bình ngâm rượu, người dùng chỉ nên lựa chọn hai chất liệu là: Thủy tinh hoặc sành sứ. Tuyệt đối không sử dụng chất liệu nhựa dẻo để chứa rượu. Khi để rượu lâu dài trong bình nhựa dễ sinh ra các chất độc gây nguy hại cho cơ thể. Về dung tích bình thì tùy vào số lượng ba kích tím ngâm với bao nhiêu lít rượu.

Cách sơ chế ba kích tím

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Chủ tịch hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Có một điều không phải ai cũng biết, đó là ngâm củ ba kích nguyên cả dây rễ cần loại bỏ cái lõi của củ ba kích”.

Thông thường khi dùng ngâm rượu, người dùng hay sử dụng nguyên cả củ ba kích tím. Nhưng đó là điều không nên bởi lõi củ ba kích tím không tốt. Lõi của ba kích tím có thể đi ngược lại tác dụng, gây liệt dương cho người dùng. Lương y cũng chia sẻ thêm rằng nhiều trường hợp đã bị liệt dương do sử dụng của ba kích tím sai cách. Vì vậy, người dùng lưu ý khi ngâm rượu thì chỉ lấy phần thịt của củ ba kích.

Khi chế biến, người dùng rửa sạch ba kích để ráo nước. Sau đó tiến hành bóc lõi bỏ đi, chỉ lấy lại phần thịt của củ. Sau bước sơ chế như vậy, người bệnh có thể ngâm rượu thoải mái mà không lo tác dụng phụ.

Hướng dẫn ngâm rượu ba kích tím

Củ ba kích tím được ngâm rượu theo cách truyền thống hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác.

Rượu ba kích tím tươi ngâm theo kiểu truyền thống

Nguyên liệu:

  • Ba kích tím tươi: 1kg
  • Rượu trắng: 2 – 4 lít
  • Bình thủy tinh

Cách ngâm: Ba kích tím tươi đem rửa sạch rồi phơi ráo nước. Tách bỏ phần lõi, chỉ giữ lại phần thịt của củ. Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh. Ngâm sau 60 ngày là có thể sử dụng được.

Rượu ba kích tím khô 

Ngày này người dùng ít sử dụng ba kích khô ngâm rượu bởi ba kích khô được làm giả rất nhiều. Trên thị trường, ba kích khô từ Trung Quốc được bày bán tràn lan. Nếu chẳng may mua phải ba kích khô kém chất lượng sẽ dẫn đến nguy hại khi sử dụng. Nếu mua được đúng củ ba kích tím khô chuẩn thì rượu rất ngon và thơm.

Trước khi ngâm rượu, người dùng lấy củ ba kích thái nhỏ. Đem tất cả lượng ba kích đã thái nhỏ cho lên chảo sao vàng trong khoảng 15 phút. Nếu người dùng không thích sao vàng thì có thể đem trực tiếp củ ba kích tím ra phơi khô trực tiếp dưới nắng.

Nguyên liệu:

  • Ba kích khô: 1kg
  • Rượu trắng: 8 – 9 lít
  • Bình thủy tinh

Cách ngâm:

Bình ngâm rượu đem rửa sạch lau khô. Đem tất ba kích khô cho vào bình cùng với rượu trắng đã chuẩn bị. Đậy kín nắp ngâm trong thời gian 3 tháng là có thể sử dụng được. Rượu ba kích tím khô càng ngâm lâu càng có vị ngon và thơm hơn.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: