Củ sâm – Bộ phận chính của cây sâm Ngọc Linh có tác dụng tốt nhất, chứa hàm lượng dược chất nhiều nhất là củ sâm. Ngoài ra, lá sâm Ngọc Linh, hoa sâm Ngọc Linh, hạt sâm Ngọc Linh…đều là những bộ phận dùng được.
Mùa thu hoạch lá sâm Ngọc Linh
Ngoài bộ phận củ sâm vô cùng quý giá, mọi bộ phận của cây sâm Ngọc Linh đều có thể dùng được. Tuy nhiên, cho dù bộ phận nào của sâm muốn đạt kết quả tốt nhất cần thu hoạch đúng mùa. Nhờ vậy dưỡng chất có trong các bộ phận mới đầy đủ, tốt cho sức khỏe. Bạn biết mùa nào để thu hoạch lá cây sâm Ngọc Linh chưa?
Thông thường, lá sâm sẽ được thu hoạch vào khoảng tháng 7 đến tháng 9. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để thu hoạch lá sâm sau khi đã thu hoạch hạt. Thời điểm này người ta cần cho cây ngủ đông sớm để nuôi củ. Nếu để lá sâm thì dưỡng chất nuôi củ sẽ ít đi.
Cây sâm Ngọc Linh có sự sinh trưởng khá chậm. Trong năm đầu tiên, lá sâm chỉ ra 1 lá duy nhất. Lá này không rụng, suốt từ năm thứ 3 – năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 – 3 lá. Với những vườn sâm không cắt lá, sau khi thu hoạch quả sâm, lá sâm sẽ tự rụng. Người ta thu hoạch lá khô để dùng dần, nếu muốn mua lá sâm tươi nên mua vào mùa này.
Thành phần quý giá có trong lá cây sâm Ngọc Linh
Trong củ sâm Ngọc Linh có tới 52 hoạt chất saponin. Được xem là loại sâm có hàm lượng saponin cao nhất thế giới. Lá sâm có ít saponin hơn. Tuy nhiên so với một số loại củ sâm khác lá sâm Ngọc Linh vẫn thuộc hàng “cực phẩm”. Bởi vì hàm lượng saponin cũng cao hơn hẳn.
Cụ thể, người ta đã tìm thấy 16 loại Saponin trong lá sâm. Vì thế lá sâm cũng là loại thảo dược có thể dùng để chữa bệnh. Ngoài saponin, người ta cũng phát hiện được thêm 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng, tinh dầu…Như vậy, về thành phần thì lá sâm đã ăn đứt so với nhiều loại sâm (củ) khác.
Hơn nữa, xét về giá thì lá của sâm Ngọc Linh rẻ hơn so với củ sâm. Hàm lượng dược tính thấp hơn nên có thể dùng thường xuyên. Với những ai chưa tìm mua được sâm củ Ngọc Linh có thể chọn mua sâm lá Ngọc Linh. Bởi nó vừa tiết kiệm chi phí vừa đem lại tác dụng tuyệt vời.
Tác dụng của lá cây sâm Ngọc Linh
Không chỉ sâm củ mà sâm lá Ngọc Linh cũng chứa hàm lượng dược chất quý giá cao. Và được nhiều người lựa chọn để sử dụng. Vậy lá sâm có tác dụng gì mà có giá cao như vậy? Đó là:
- Giảm thiểu suy nhược tinh thần, tăng sự nhanh nhạy và hoạt động của não bộ.
- Điều tiết nội tiết tố sinh dục, tăng cường sinh lý.
- Ngăn ngừa suy tiểu cầu, bổ sung thêm tiểu cầu, hồng cầu để điều trị cho bệnh nhân thiếu máu.
- Là thảo dược có thể điều trị viêm họng hạt do vi khuẩn Streptococcus gây nên.
- Phòng ngừa và điều trị chứng mất ngủ, giảm căng thẳng lo âu và chống trầm cảm.
- Lá sâm có chứa chất giúp giải độc gan, chống xơ gan, tạo lớp màng bảo vệ chức năng gan.
- Làm tăng lượng Insulin hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết trong máu.
- Giảm mỡ máu, chứng loạn nhịp tim, điều hòa hoạt động tim mạch.
- Trong lá sâm có chất thúc đẩy cơ thể chống lại sự oxy hóa, chống lão hóa giúp trẻ lâu.
- Lá sâm còn có chứa hoạt chất giúp tăng cường đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Cách chế biến và bảo quản lá sâm Ngọc Linh
Lá sâm tươi sẽ không để được lâu, ngoài ra, dùng lá sâm tươi sẽ có mùi hơi hăng. Vì thế người ta sẽ chế biến và bảo quản lá sâm như sau:
Dùng lá sâm hãm nước uống hàng ngày (có thể dùng lá tươi hoặc lá khô):
Lá sâm tươi đem rửa sạch bụi bẩn và đất bám, để ráo. Cho 5g lá sâm nấu với khoảng 1,5 lít nước trong khoảng 15-20 phút thì tắt bếp. Trà lá sâm có thể dùng để uống cả ngày.
Rượu lá sâm:
Rượu làm từ lá cây sâm là cách bảo quản lá sâm tốt nhất, để càng lâu càng ngon. Bạn ngâm với liều lượng như sau: Nếu ngâm lá sâm sấy khô cứ 10-15g lá đi với 1 lít rượu. Còn nếu dùng lá sâm tươi sau khi rửa sạch, để ráo và phơi cho lá sâm hơi héo lại. Cứ khoảng 30g lá sâm tươi ngâm với 1 lít rượu. Sau khoảng 3 tháng có thể dùng được.
Lá sâm khô:
Nếu muốn bảo quản đơn giản hơn bạn có thể sấy khô hoặc phơi khô lá sâm. Sau đó bảo quản trong túi nilon để dùng dần.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
8 lợi ích dinh dưỡng của chanh dây và lưu ý khi sử dụng
Quả vải ngon nhưng ăn thế nào để không bị nóng?
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10