Khi nhắc đến sâm Ngọc Linh mọi người thường nghĩ ngay đến những củ sâm có tuổi đời hàng chục năm với hàm lượng dưỡng chất thuộc loại cực quý trong các thảo dược. Tuy nhiên bên cạnh phần thân củ, lá sâm Ngọc Linh cũng mang trong mình rất nhiều hàm lượng saponin và công dụng cũng không hề thua kém. Vậy trong lá sâm ngọc linh có gì, công dụng của lá sâm Ngọc Linh ra sao hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây.
Đôi nét về lá sâm Ngọc Linh
Thành phần dưỡng chất trong lá sâm Ngọc Linh
Lá sâm Ngọc Linh không có giá trị cao như thân rễ và rễ củ nhưng hàm lượng saponin trong lá sâm cũng không hề nhỏ. Theo nghiên cứu có đến 19 hợp chất saponin được tìm thấy trong lá của sâm Ngọc Linh (bao gồm 11 loại đã biết và 8 saponin có cấu trúc mới được đặt tên là vinaginsenoside – L1 đến -L8), kèm theo đó là 20 chất khoáng vi lượng, các axit amin.
Đặc điểm của lá sâm Ngọc Linh
Lá sâm Ngọc Linh có màu xanh đậm, không mọc phân bố từ gốc mà chỉ mọc phía trên đỉnh của thân cây sâm Ngọc Linh. Qua mỗi năm lá sâm Ngọc Linh là lá kép hình chân vịt, các phiến lá sẽ không mọc trực tiếp từ cây mà 5 lá nhỏ sẽ liên kết với cây bằng 2 đoạn cuống lá. Trong 5 lá, lá ở giữa to nhất, 2 lá kề bên có kích thước nhỏ hơn 1 chút, 2 lá sát cuống có kích thước nhỏ nhất.
Các lá chét mỏng và mềm, có hình mũi mác, phần đầu lá khá nhọn, rìa lá hình răng cưa, trên phiến lá có nhiều lông cứng đặc biệt phía mặt trên có nhiều hơn. Các lá chét có khoảng 10 cặp gân chính phân bố đối xứng 2 bên dọc theo chiều dài lá. Gân lá phụ có kích thước to nhỏ khác nhau, phân nhánh liên kết với nhau như hình mạng.
Sau khi thu hoạch hạt sâm các lá chét sẽ tự rụng sau đó cây bước vào ngủ đông. Người dân sẽ thu gom, làm sạch sau đó phơi khô sử dụng dần.
Trước đây lá sâm Ngọc Linh chưa được bán phổ biến các cây ngoài tự nhiên sẽ tự rụng lá. Hiện nay, sau khi đã phân tích thành phần của lá với nhiều dưỡng chất có lợi lá sâm Ngọc Linh được rất nhiều khách hàng chọn mua vì vậy phần lá sâm trồng đều được người dân cắt tỉa vào khoảng tháng 8, tháng 9 trong năm tiến hành thu lá tươi hoặc đem sấy khô, phơi khô để bán trên thị trường. Dưỡng chất trong lá sâm Ngọc Linh có gì đặc biệt, đem lại công dụng gì khiến người tiêu dùng “săn lùng” loại lá này, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Công dụng của lá sâm Ngọc Linh
Lá sâm Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ cơ thể
Lá sâm Ngọc Linh có nhiều dưỡng chất vi lượng, các axit amin giúp bồi bổ cơ thể bổ sung các dưỡng chất từ đó tăng sức đề kháng, giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Lá sâm Ngọc Linh có tác dụng phòng ngừa ung thư
Trong lá sâm Ngọc Linh có chứa nhiều saponin MR2 hay còn gọi là Majonoside – R2 có khả năng chống các tế bào ung thư. Bên cạnh đó còn tác dụng trong điều trị bệnh ung thư: giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm những hệ lụy khi dùng hóa trị và xạ trị điều trị ung thư như rụng tóc, thiếu máu,..
Giảm stress
Nhờ hàm lượng MR2 cao khi sử dụng lá sâm Ngọc Linh giúp giảm rối loạn của cơ thể liên quan đến stress, mất ngủ. Người thường xuyên làm việc trí óc nhiều, thường ở trạng thái căng thẳng có thể sử dụng trà lá sâm Ngọc Linh vừa tiện sử dụng và vừa hỗ trợ tăng cường bồi bổ cho não, hạn chế stress. Ngoài ra lá sâm Ngọc Linh còn giúp giảm nhưng hậu quả gây ra bởi stress như mất ngủ, đau dạ dày,..
Chữa viêm họng hạt gây ra bởi vi khuẩn streptococci.
Trong thành phần lá sâm Ngọc Linh có nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm giúp điều trị viêm họng hạt hiệu quả.
Bảo vệ gan: Lá sâm Ngọc Linh có tác dụng giải độc gan, giảm mỡ trong máu, bảo vệ các chức năng gan ngăn ngừa ung thư gan.
Công dụng làm đẹp
Phụ nữ có thể pha trà lá sâm Ngọc Linh uống trong bổ sung nước và dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó sâm Ngọc Linh có nhiều chất chống oxi hóa, chống lão hóa, các chất chống lại sự gia tăng của gốc tự do giúp phụ nữ có nước da căng mọng, hồng hào, hạn chế các nếp nhăn.
Điều tiết nội tiết tố
Sử dụng sâm Ngọc Linh giúp tăng cường nội tiết tố, hạn chế khô hạn ở nữ giới đặc biệt ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Tác dụng với bệnh tim mạch
Lá sâm Ngọc Linh có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch, huyết áp, làm giảm các loại cholesterol xấu, hỗ trợ chống xơ vữa động mạch. Các thành phần có trong lá sâm Ngọc Linh làm giảm hàm lượng lipid trong máu tránh nguy cơ mỡ máu. Người bị thiếu máu cũng có thể dùng sâm Ngọc Linh tăng tạo hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu.
Cách sử dụng lá sâm Ngọc Linh
– Lá sâm Ngọc Linh được sử dụng nấu món ăn: Lá sâm Ngọc Linh có thể sử dụng xào cùng thịt bò hoặc thịt lợn; sử dụng là các món rau hầm, nấu canh sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên phương pháp này ít khi được sử dụng bởi mỗi năm lượng lá sâm Ngọc Linh không nhiều, thường được thu mua sau đó phơi khô để đảm bảo sử dụng được lâu.
– Lá sâm tươi có thể sử dụng ngâm rượu
Cách tiến hành: Chọn các lá sâm bánh tẻ đều nhau, các lá này thường sẽ có lượng dưỡng chất đầy đủ ổn định. Sau đó đem rửa sạch, đặt vào trong bình thủy tinh hoặc bình gốm sứ và đổ rượu vào. Đậy kín nắp bình và để ngâm 3 tháng sau có thể sử dụng.
Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 1 cốc khoảng 50ml rượu lá sâm Ngọc Linh sẽ đem lại công dụng tốt cho sức khỏe.
– Sử dụng lá sâm để pha trà
Phương pháp ngâm rượu thường phù hợp hơn với nam giới. Với phái nữ việc sử dụng lá sâm Ngọc Linh thường được dùng theo phương thức pha trà. Có thể sử dụng trực tiếp lá tươi hoặc mua lá đã phơi khô hãm nước: Cứ 5g lá sẽ pha cùng 500ml nước sử dụng uống trong ngày. Không nên sử dụng vào buổi tối gây mất ngủ. Thời điểm tốt nhất để sử dụng là vào buổi sáng đầu ngày.
Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ lá sâm Ngọc Linh tươi: Các sản phẩm lá sâm Ngọc Linh tươi ở Kon Tum được thu hoạch vào tháng 8 và tháng 9, thời điểm này đúng vào giữa mùa mưa ở Tây Nguyên (tháng 5 – tháng 10), mưa ẩm các lá cây dễ nhiễm vi khuẩn ẩm mốc. Khi này cần tiến hành làm thật sạch phần lá tránh để dư lại vi khuẩn gây phản công dụng của lá sâm Ngọc Linh.
Trên đây là tổng hợp tất cả các công dụng của sâm Ngọc Linh và gợi ý 1 số cách sử dụng an toàn, hiệu quả giúp cơ thể có thể hấp thụ thành phần lá sâm Ngọc Linh tốt nhất. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho anh chị trong quá trình lựa chọn những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cho gia đình.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Gà tần sâm xứ kim chi
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Sâm quy xào cật heo
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10