BÀI 1099 – Quả vải ngon nhưng ăn thế nào để không bị nóng?

Vải thiều bắt đầu vào mùa. Quả vải hấp dẫn với vị ngọt và mọng nước. Tuy nhiên, ăn với lượng như thế nào để không bị quá nóng và cách chế biến thành nhiều món ngon thì không phải ai cũng nắm được.

Mùa vải thường kéo dài trong hơn một tháng, thường bắt đầu từ giữa tháng 5 tới giữa tháng đến đầu tháng 7. Và từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là thời điểm chính để thu hoạch trong năm.

Các thành phần có trong quả vải

Quả vải bao gồm chủ yếu là nước (82%) và carbs (16.5%). Trong 100 gram quả vải thiều tươi có các chất dinh dưỡng: Calo: 66; Carbs: 16.5 gram; Chất đạm: 0.8 gram; Đường: 15.2 gam; Chất béo: 0.4 gam; Chất xơ: 1.3 gram.

Vải rất giàu vitamin và các loại khoáng chất, bao gồm:

Vitamin C: Đây được coi là loại vitamin dồi dào nhất trong quả vải thiều. Ước tính, một quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho vitamin C.

Kali: Lượng kali dồi dào trong quả vải sẽ giúp bạn cải thiện được sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả.

Đồng: Vải thiều là một nguồn cung cấp đồng tuyệt vời. Tình trạng thiếu chất đồng có thể gây ra các tác động xấu cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Ngoài vitamin nhóm B, C, E, K, beta carotene, trong trái vải còn chứa epicatechin và rutin. Những thành phần này góp phần phòng chống các bệnh mãn tính, kháng viêm, kiểm soát huyết áp. Cùng với đó là tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan, loại bỏ gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ đột quỵ,….

Bên cạnh đó, quả vải thiều còn chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa khác nhau. Thực tế cho thấy, hàm lượng polyphenol chống oxy hóa của quả vải có tỷ lệ cao hơn so với một số loại trái cây thông thường khác.

Do đó, quả vải tốt cho tiêu hóa, người tăng huyết áp, người muốn giảm cân… Ngoài ra, quả vải giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể…

Ăn quả vải không gây viêm não Nhật Bản như lời đồn thổi

Nhiều người hay truyền tai nhau thông tin ăn vải sẽ bị viêm não Nhật Bản. Trước thông tin này, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã cho biết, đây chỉ là tin đồn suy đoán, không chính xác và không có căn cứ khoa học. Thông tin suy diễn này bắt nguồn từ sự trùng lặp thời điểm mùa vải và mùa bệnh viêm não Nhật Bản. Mùa vải  thường diễn ra vào tháng 6-7 trùng hợp vào tháng cao điểm nguy cơ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Do đó, việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản.

Ổ chứa virus viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên là các loài sống hoang dã như chim, một số loài bò sát và các loài động vật có xương sống – nơi virus nhân lên, lưu trữ lâu dài trong tự nhiên và phát tán tới vật nuôi gần người, đặc biệt là lợn, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê… và từ đó truyền sang người. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. .

Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu sinh sản ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên thường gọi là muỗi đồng ruộng. Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, phát triển vào những tháng mùa hè, nóng lắm, mưa nhiều.

Các chọn vải chín, tươi ngon

Muốn mua được vải tươi, ngon, nên chọn những chùm quả có phần cành dẻo và lá còn tươi mới. Vỏ quả vải có màu sắc đỏ hồng, không có các đốm nâu đen, phần gai trên vỏ của quả nhẵn, nở to chứng tỏ quả đã chín.

Quả vải mọng nước, chín là quả khi dùng tay ấn nhẹ thấy quả mềm căng mọng và có độ đàn hồi, có mùi thơm của vải, không bị chảy nước hay có vị chua.

Những lưu ý khi ăn vải

Đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Đối với phụ nữ có thai, trẻ em nên ăn 3-4 quả/lần. Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn; Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, “say vải”, ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.

Lớp màng trắng của quả vải không chứa bất cứ chất dinh dưỡng nào. Lớp màng này cũng không mang lại tác dụng cho cơ thể hay hạn chế nóng trong. Tuy nhiên, nếu sau khi bóc, lớp màng này vẫn sót lại, việc ăn chúng cũng không ảnh hưởng tới cơ thể, dù phần nào làm mất vị thơm ngon của quả vải với vị chát, ngang.

Theo các nghiên cứu nước ép hoa quả thường thiếu chất xơ và có nhiều đường, năng lượng hơn so với trái cây tươi nguyên chất. 

Các đối tượng nên hạn chế ăn vải

Người mắc bệnh đái tháo đường

Trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ăn nhiều lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người bị đái tháo đường.

Người có cơ địa dị ứng

Vải có thể gây dị ứng, do vậy, nếu bạn ăn quá nhiều trái vải có thể gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể và phát sinh các triệu chứng dị ứng như suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, khó thở, chóng mặt và buồn nôn.

Người đang bị sốt hoặc người nổi nhiều mụn nhọt

Vải nổi tiếng là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, lượng đường cao trong quả vải khi đi vào cơ thể có thể khiến bạn bị rôm sảy, mụn nhọt, thậm chí có trường hợp dẫn tới những phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn… Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người mắc bệnh có đờm, thủy đậu, chắp lẹo ở mắt… cũng nên hạn chế tối đa ăn vải.

Phụ nữ có thai

Một số phụ nữ có thai thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị đái tháo đường hoặc thừa cân. Lượng đường trong vải rất cao vì vậy thai phụ nên ăn với số lượng ít.

Phụ nữ trước và trong chu kỳ kinh nguyệt

Trong một vài ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng tinh thần do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải.

Đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày và nên ăn hoặc sử dụng nước ép sinh tố sau bữa tối để tránh hạ đường huyết. Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn; Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, “say vải”, ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.

Theo các nghiên cứu nước ép hoa quả thường thiếu chất xơ và có nhiều đường, năng lượng hơn so với trái cây tươi nguyên chất.

Chế biến vải thành nhiều món ngon bổ dưỡng

Quả vải có vị ngọt thanh mát và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vì vậy, ngoài ăn trực tiếp bạn cũng có thể chế biến vải thành nhiều món ăn để bồi bổ cơ thể. Dưới đây là một số món ngon từ quả vải mà bạn nên làm thử trong mùa hè này:

  • Chè vải rau câu
  • Chè vải rau câu/sương sáo/hạt sen
  • Vải thiều nhồi tôm
  • Canh vải thiều mướp đắng
  • Cháo vải hạt sen
  • Kem vải thiều
  • Canh gà hầm vải thiều
  • Bánh vải khô
  • Vải thiều ngâm rượu…

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm tiềm chim cút
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm nấu giò heo