BÀI 1053 – Đông trùng hạ thảo tươi

Đông trùng hạ thảo vốn là loại thảo dược nổi tiếng quý hiếm và mang lại công dụng chữa bệnh vượt trội. Đặc biệt với Đông trùng hạ thảo tươi còn giữ được nguyên dưỡng chất được nhiều người dùng ưa chuộng.

Đông trùng hạ thảo tươi là gì?

Con Đông trùng hạ thảo thực chất là một loài nấm có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis nằm trong nhóm nấm Ascomycetes sống trên cơ thể của ấu trùng của một vài loài bướm thuộc chi Thitarodes. Vào mùa đông loài nấm này hút hết chất dinh dưỡng của ấu trùng sâu để đến mùa hè, thời tiết ấm áp đủ điều kiện cho nấm mọc ra từ thân ấu trùng, vươn cao lên mặt đất.

Nhận biết

Đông trùng hạ thảo khi còn tươi, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Phần thân “lá” mang hình dáng như một ngón tay, có độ dài khoảng từ 4 – 11 cm do có sợi nấm mọc dính liền từ đầu sâu non hình thành. Đầu sâu non có dáng tương tự như con tằm, chiều dài chừng 3–5 cm, đường kính thân sâu lớn khoảng 0,3 – 0,8 cm.

Bên ngoài trùng thảo có màu sắc vàng sẫm hoặc ngả sang nâu vàng, có khoảng 20-30 vằn khía, những vằn này ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu trùng thảo có màu sắc nâu đỏ, đuôi hơi cong giống như đuôi con tằm, có đến tám cặp chân, có thể nhận thấy rõ nhất 4 đôi ở giữa. Chất đệm ở nấm nấm hình như thanh que cong, mọc ra từ mình sâu non, chiều dài hơn sâu non một chút. Dược liệu khi còn non dễ bẻ gãy, phần ruột bên trong thường căng đầy, có màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm có đặc điểm khá dai, rỗng ruột, màu trắng ngà.

Nguồn gốc và phân bố 

Đông trùng hạ thảo mọc trong tự nhiên là loại quý hiếm, có giá trị cao. Chúng chỉ xuất hiện chủ yếu ở vùng núi cao >4000m như Tây Tạng, Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Nhận thấy giá trị y học của Đông trùng hạ thảo, dược liệu này ngày nay được nghiên cứu và nuôi cấy dưới dạng nhân tạo. Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy thành công ở các nước như Việt Nam, Nhật, Hàn Quốc. Công nghệ nuôi trồng dựa trên cơ thể ấu trùng (nhộng, sâu), một số nơi sử dụng cơ chất từ đậu xanh, vỏ trứng,…

Dược tính 

Đông trùng hạ thảo tươi giữ được trọn vẹn nhiều dược tính có lợi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong loại dược liệu này có chứa đến 17 axít amin khác nhau, ngoài ra còn có hoạt chất D-mannitol, lipit cùng nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..).

Đặc biệt, trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất có hoạt tính sinh học có giá trị dược liệu cao. Trong đó đặc biệt cần phải kể đến hoạt chất adenosin, cordycepin, axít cordiceptic, hydroxyethyl-adenosin.. Bên cạnh đó còn bao gồm HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs).

Đông trùng hạ thảo cũng còn chứa các loại vitamin (cụ thể nghiên cứu trong 100gr đông trùng hạ thảo có chứa 0,12 g vitamin B12; 116,03 mg vitamin C; 29,19 mg vitamin A; Các vitamin khác gồm có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)

Cách bảo quản Đông trùng hạ thảo tươi

Đối với đông trùng hạ thảo tươi việc bảo quản tương đối khó khăn. Phải cần chú ý sao cho hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng ban đầu vẫn giữ được trọn vẹn. Sử dụng Đông trùng hạ thảo tươi cần bảo quản trong túi hút chân không, nếu dùng chưa hết cần để ở ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4 độ C). Phương pháp này có thể bảo quản đông trùng hạ thảo trong 2 tuần – 1 tháng.

Bên cạnh đó còn 1 cách bảo quản là Đông trùng hạ thảo tươi ngâm rượu hoặc mật ong để sử dụng dần.

Vận chuyển: Đảm bảo nhiệt độ tại môi trường xung quanh trên 220 độ. Cần vận chuyển Đông trùng hạ thảo tươi trong bình lạnh hay túi đựng đá lạnh để giữ nhiệt độ thấp.

 Sự khác biệt của Đông trùng hạ thảo tươi và khô 

Đông trùng hạ thảo tươi có dạng nguyên con, phải được khai thác trong vòng 1 tháng trở lại nên đảm bảo hàm lượng dược chất tối đa. Với loại sấy khô,hàm lượng dinh dưỡng có thể bị nhiệt phân mất đi đáng kể. Ngược lại dược liệu tươi thì giữ được trọn vẹn toàn bộ những chất dinh dưỡng quý báu.

Về thời gian sử dụng thì đông trùng hạ thảo khô sẽ bảo quản được lâu hơn, dùng trong thời gian dài hơn loại tươi.

Thêm vào đó, 2 loại tươi và khô này còn khác nhau về hương vị. Sản phẩm dạng tươi có mùi vị thơm hơn, dễ sử dụng hơn. Đặc biệt, khi dùng ngâm chung với rượu, thì loại tươi sẽ cho chất lượng cùng mùi vị đặc trưng hơn.

Đông trùng hạ thảo tươi có những tác dụng gì? chữa được những bệnh gì?

Theo y lý Đông y, Đông trùng hạ thảo mang vị ngọt, tính ấm. Thảo dược được quy vào 2 kinh là thận và phế, tác dụng ích khí, chỉ huyết, trừ đờm. Với nhiều dược tính có lợi tác dụng của Đông trùng hạ thảo tươi mang lại giúp chữa các bệnh:

  • Tăng cường hoạt động miễn dịch cũng là một trong những tác dụng của dược liệu này. Đông trùng hạ thảo giúp điều tiết phản ứng đáp các tế bào lympho, tiêu diệt virus cùng vi khuẩn gây bệnh, tăng cường sức đề kháng. Giúp kháng khối u,kháng viêm nhiễm, đẩy lùi virus gây bệnh.
  • Tác dụng đến tim: Phân tích hoá học cho thấy Đông trùng hạ thảo có adenosine, nucleotide adenosine, deoxy-adenosine cùng nhiều loại nucleotide tự do khác,… với khả năng ổn định cũng như điều chỉnh chứng rối loạn nhịp tim.còn có tác dụng điều hòa nhịp tim, mang đến tăng lượng máu lên đến 60% điều trị hiệu quả bệnh suy tim, chống nhồi máu cơ tim.
  • Hiệu quả với hô hấp, phổi: Những Acid trong đông trùng hạ thảo dùng đặc trị cho chứng ho, làm sạch cho phổi và bảo vệ hệ hô hấp khỏi nhiều tác nhân có hại xung quanh.
  • Cải thiện suy nhược, mệt moi: dùng đông trùng hạ thảo hỗ trợ tăng cao ATP cũng các oxy trong cơ thể, nhờ đó cơ thể khỏe mạnh, tránh được những mệt mỏi.
  • Giúp phái đẹp cải thiện làn da: Tác động làm chậm quá trình lão hóa trên da, tái tạo lại da giúp căng bóng, giàu sức sống, giảm tình trạng sạm, nếp nhăn.
  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến gan: sơ gan, viêm gan B, C mãn tính… sử dụng Đông trùng hạ thảo tươi có thể thấy bệnh giảm nhẹ.
  • Cải thiện sinh lý, chức năng tình dục ở cả nam và nữ giới: Đông trùng hạ thảo được sử dụng trong nhiều nhằm vào việc hỗ trợ điều trị chứng rối loạn hay suy giảm chức năng tình dục cho cả nam và nữ. Đặc biệt là các trường hợp giảm ham muốn tình dục, bất lực, yếu sinh lý, vô sinh.
  • Chữa các bệnh thận: Chứng suy thận mãn tính, suy giảm chức năng thận hay tổn thương thận, tiểu đường…. Thử nghiệm cho thấy, 95% bệnh nhân tiểu đường sử dụng 3gram Đông trùng hạ thảo mỗi ngày đường huyết sẽ ổn định hơn, trong khi chỉ có 54% bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng các phương pháp khác có thay đổi.

Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo tươi

Đông trùng hạ thảo tươi có thể sử dụng theo nhiều cách. Dưới đây là những phương pháp chế biến Đông trùng hạ thảo đảm bảo được sự tươi ngon và phát huy hết công dụng:

Cách dùng Đông trùng hạ thảo

Nhiều người lựa chọn cách ăn sống dược liệu này để hấp thụ hết dinh dưỡng. Đồng thời có thể biến tấu cách chế biến cho phù hợp khẩu vị:

Hấp cách thủy:  Mỗi ngày lấy khoảng 7g Đông trùng hạ thảo kèm với mật ong hấp cách thủy trong thời gian 3 phút cho mềm. Sau đó ăn hết cả nấm. (1 lọ dùng khoảng 10 – 15 ngày)

Ăn sống trực tiếp: Lấy một cốc nước nóng 70oC ngâm khoảng 5g Đông trùng hạ thảo trong thời gian 1-3 phút cho mềm. Sau đó ăn hết cả nấm và nước.

Dùng để hầm: 

  • Đông trùng hạ thảo hầm chung với gà: 20gr Đông trùng hạ thảo tươi, gà đen (gà ác) 1 con. Làm sạch, sơ chế gà bằng cách rửa sạch moi hết nội tạng. Sau đó nêm hạt tiêu cùng các gia vị vào rồi đun với lửa nhỏ trong vòng từ 1,5 – 2 giờ, ăn cả nước lẫn cái.
  • Hầm chung với sườn lợn: 20gr Đông trùng hạ thảo tươi, nhân sâm, kỳ tử, đương quy (mỗi loại 12gr) và chuẩn bị nửa cân sườn nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sử dụng trong ngày.
  • Hầm cùng thịt dê: 20gr Đông trùng hạ thảo loại tươi, cùng từ 2 – 3 lạng thịt dê ngon, kết hợp 15gr dược liệu hoài sơn, 10gr cu kỳ tử và 4 lát gừng tươi,
  • Thêm 4 quả chà là, gia vị muối, tiêu…
  • Tần cùng với thịt vịt: 50gr Đông trùng hạ thảo cùng với vịt đực 1 con, vài lát gừng tươi, rượu trắng, hạt tiêu và gia vị theo khẩu vị.

Cách nấu cháo:

  • 10gr Đông trùng hạ thảo nấu cùng lượng gạo vừa đủ thành cháo ăn trong ngày.
  • Cách làm: Rắc Đông Trùng Hạ Thảo lên bát cháo nóng.

Đông trùng hạ thảo tươi ngâm mật chung với ong hoặc rượu

  • Cách ngâm rượu Đông trùng hạ thảo: Chuẩn bị 100gr Đông trùng hạ thảo. Đổ 1 – 2 lít rượu nồng độ từ 35 – 40% ngâm vào bình ngâm chung, mỗi ngày nên dùng uống 1 – 3 chén nhỏ.
  • Rượu ngâm nhung hươu – Đông trùng hạ thảo: Nhung hươu 20gr cùng Đông trùng hạ thảo 100gr ngâm chung trong 1- 2 lít rượu tốt, thời gian trong 1 tháng sau đó có thể dùng được. Liều lượng mỗi ngày 1 – 3 chén nhỏ.
  • Rượu kỷ tử cùng Đông trùng hạ thảo: Kỷ tử 30gr, Đông trùng hạ thảo 100gr ngâm cùng từ 1- 2 lít rượu tốt thời gian 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 chén nhỏ.
  • Ngâm cùng mật ong: 100gr trùng thảo tươi ngâm cùng 300ml mật ong rừng nguyên chất, mỗi ngày dùng khoảng 10ml và 7 – 12 sợi trùng thảo quả thể. 

Hãm nước trà uống từ Đông trùng hạ thảo

Sử dụng 10gr Đông trùng hạ thảo để hãm với nước sôi trong bình kín. Sau khoảng 10 phút là có thể dùng được, uống trong ngày (hãm thành khoảng 3 lần, ăn cả phần bã).

Nên mua Đông trùng hạ thảo tươi ở đâu- địa chỉ bán uy tín

0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông Trùng Hạ Thảo và 5 tác dụng tuyệt vời với cơ thể
– Truyền thuyết về loài nhân sâm “biết đi”