BÀI 102 – CÂY SẢ KHÔ VÀ NHỮNG TÁC DỤNG MÀ BẠN CHƯA BIẾT.

Cây sả khô thì quá quen thuộc  với mọi người, đa số được dùng để ăn tươi hoặc làm gia vị. Nhưng ít ai biết được tác dụng, cách dùng, hình ảnh của nó trong đông y như thế nào. Khi nhắc đến “cây sả khô” thì nghe  có vẻ thật lạ lẫm phải không?

 “Khô rồi thì vứt đi, làm sao có thể ăn được nữa?” – Câu nói này dễ bắt gặp ở những người mới lần đầu nghe nói đến cây sả khô. Tuy nhiên thật sai lầm khi vứt đi bởi vì cây sả khô được mệnh danh là “bảo bối” của Đông Y

Vậy cây sả khô có công dụng thần kỳ thế nào? Nó có được phóng đại quá mức hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bổ ích này.

Cây sả tên khoa học

Cây sả là Cymbopogon, thuộc chi sả, gồm 55 loài, thuộc họ lúa Poaceae.

cay sa

Mô tả cây sả

Cây sả hay còn được gọi là cây sả chanh, lá sả, hương mao. Là loài cây thân bụi sống lâu năm, thân cao từ 50 -2m. Thân rễ màu trắng hơi xanh, hoặc màu tía, phiến lá dài, từ 1m, hẹp, gồm nhiều bẹ lá cuốn chặt vào nhau. Mép lá hơi nhám, mùi thơm rất dễ chịu. Phần bẹ lá không có lông tơ, gồm nhiều sọc dọc, hoa mọc thành cụm nhiều hoa, không có cuống.

Một số loài sả khác do điều kiện địa lý, khí hậu, chúng có thể có phần thân màu hồng hoặc hơi đỏ tím. Rễ cây phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất 10 – 15cm. Lá thuông dài, màu xanh. Khi cây trưởng thành, lá rủ xuống. các bẹ lá cuốn chặn lất nhau, bao bọc lấy cây. Hoa mọc thành chùm thẳng đứng.

Thu hái phân bố cây sả

Bộ phận sử dụng cây sả hầu như là toàn bộ cây, đặc biệt là phần thân gốc và lá. Được thu hoạch quanh năm, vì cây dạng bẹ khô nên có thể bảo quản được lâu kể cả khi không cần phải sơ chế bằng cách phơi hay ép.

Cây sả mọc rộng rãi, thường mọc thành bụi, ở các khu vực vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm. Nguồn gốc của cây sả chanh ở Ấn Độ, về sau được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền Bắc nước ta. Sả Java thì thường ở các vùng Đông Nam Á, như Indonesia, Thái Lan, các vùng đồi núi Trung Quốc…

Tác dụng của cây sả

Dưới đây là các tác dụng của cây sả cùng các chữa bệnh.  

Cây sả chữa hỗ trợ bệnh tiểu đường

Sả chứa hoạt chất microgam beta, đây là chất giúp chống lại oxy hóa mạnh, ngăn ngừa các tế bào ung thư. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, tăng huyết áp, dùng trà sả mỗi ngày, sẽ giúp duy trì lượng đường huyết, giúp huyết áp ổn định. Đồng thời duy trì cân nặng, giúp bệnh nhân tiểu đường giảm khả năng thừa cân, béo phì; ổn định lượng insulin trong cơ thể.

Áp dụng các nấu trà sả:

Dùng 4-6 cây sả, rửa sạch, đập dập, thêm vào khoảng 2 lít nước đun sôi, trong vòng 10-15 phút. Nhớ đậy nắp nếu không tinh dầu sẽ bay hết ra ngoài. Chia đều uống trong ngày.

Cây sả giảm cân

Từ lâu, sả đã được biết đến là một phương thuốc giảm cân cực kỳ hiệu quả của chị em phụ nữ. Với thành phần tinh dầu, có tác dụng làm tan mỡ nhanh, ngăn quá trình tích tụ mỡ thừa gây béo phì.

Sả đập nát, chanh tươi, cho vào nồi đun cho sôi. Lọc nước để nguội rồi pha thêm chút mật ong, uống vào buổi sáng sớm, giúp đốt cháy mỡ thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

cây sả giúp trị mụn, dưỡng da

Sả có chứa nhiều tinh dầu, đây là một nguyên liệu giúp dưỡng da, trị mụn cực kỳ tốt. Có nhiều sản phẩm mỹ phẩm sử dụng sả như một loại nguyên liệu không thể thiếu, giúp điều trị nhanh các tình trạng da bị mụn trứng cá, mụn nhọt. Giúp tái tọa lên các mô tế bào trên mụn, làm săn chắc hơn, bảo vệ một cách ổn định hơn.

Để trị sạch mụn bọc, mụn thịt, bạn có thể dùng sả để loại bỏ bằng cách sau:

Xông mặt bằng sả, chanh:

Sả lột vỏ giả, rửa sạch, đập dập rồi cắt khúc xếp vào nồi. Chanh cắt lát, thêm chút gừng rồi cho hết vào 1 nồi đổ ngập nước. Đun cho hỗn hợp sôi được 2 phút thì tắt bếp. Lấy một cái khăn chùm lên đầy phủ lên nồi, nhớ giữ khoảng cách nồi và mặt khoảng 40cm, để không bị bỏng, tiếng hành xông khoảng 15 -20 phút.

Đến khi nước nguội, vỗ nhẹ vào mặt để hơi nước bám trên mặt được thấm hết vào da, sau đó rửa mặt lại bằng nước lạnh, để se khít lỗ chân lông.

Nếu bạn muốn dưỡng trắng da, thêm lá tía tô vào xông cùng, đảm bảo làn da bạn sẽ bật tông ngay từ lần đầu sử dụng.

Cây sả  giúp trị ho

Từ xưa đến nay, cây sả đã được biết đến với tác dụng giúp điều trị ho rất hiệu quả. Bởi tinh dầu trong sả giúp chống viêm, tiêu đờm trừ ho rất tốt.

Lấy rễ sả 100g, kết hợp với tô tử 150g, sinh khương, trần bì 100g. Tất cả đem giã nát, rồi ngâm với rượu khoảng 100ml.

Bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô rồi trộn với mạch môn, tang bạch bì sau mật , mỗi loại 200g. Đun sôi với nước cho thành dạng cao lỏng. Trộn đều với rượu vừa ngâm. Mỗi lần ho uống 1 chén nhỏ, đảm bảo khỏi ngay lật tức.

Cây sả điều trị cảm sốt, không ra mồ hơi do nhiễm lạnh

Lá chanh, sả, bưởi, húng chanh, hương nhu, ngải cứu, bạc hà, kinh giới, mỗi loại lấy khoảng 5g, đun sôi, tiến hành xông đảm bảo rất tốt. Đây là cách dân gian, cho những ai sốt, nóng, miên man, không khỏi, do các lỗ chân lông bị lấp khí, không thể thoát hơi nước ra ngoài, khiến cơ thể nóng. Cách này giúp mồ hôi được tiết ra khỏi cơ thể, giúp quá trình trình giải cảm sốt được tốt hơn. Tuy nhiên phải tùy vào trường hợp bệnh mới tiến hành xông, không được xông cho trẻ nhỏ, bà bầu.

Cây sả giúp chống thiếu máu, loãng xương, chống hội chứng tiền kinh nguyệt

Sả mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng. Trong sả chứa tới 10% hàm lượng sắt, magie, kali, kẽm, folate, khuyến nghị hàng ngày. Khoáng chất này chứa lượng mangan cao. Mà như chúng ta biết mangan là một chất dinh dưỡng thiết yếu có tác dụng điều trị các bệnh loãng xương, thiếu máu, hội chứng tiền kinh nguyệt rất tốt.

Sả giúp tiêu hóa tốt hơn

Sả giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, chống tình trạng đầy bụng, buồn nôn, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy…

Tinh dầu sả giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể dẫn tới, các bệnh về đau dạ dày. Ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, kích thích tiêu hóa khử hôi miệng, tiêu đờm…

Cây sả trị nhức đầu

Mùi tinh dầu sả trị nhức đầu, đầu nửa đầu rất tốt. Mùi hương này giúp cho não bộ được dịu lại, không co thắt mạnh gây đau đầu. Ngoài ra cũng có thể xông lá sả để trị đau nhức đầu rất tốt.

Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm vài củ tỏi, nấu nước rồi xông. Nếu không có các loại nguyên liệu này, thay thế bằng lá sả, lá tre, lá bưởi, lá tía tô, lá ổi, xông hoặc uống đều được.

Trị cảm sốt

Dùng lá chanh, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bạc hà, kinh giới, húng chanh nấu để xông. Sau khi vã mồ hôi thì lau khô và nằm nghỉ, cảm sốt sẽ đỡ hẳn. Hoặc lấy riêng một ít nước, sau khi xông thì lấy uống

Trị gàu

Lấy lá sả, lá bưởi, lá hương nhu 30g, rửa sạch đun nước, để nguội rồi dùng gội đầu. Làm sạch gàu hiệu quả, vừa mềm vừa thơm tóc. Tuần nên gọi 2 lần

Làm dầu xoa bóp

Cây sả khô sau khi thái mỏng kết hợp với các loại thảo dược khác tạo nên dầu sả thảo dược. Có thể dùng để xoa bóp đau nhức, vết muỗi hay côn trùng cắn, chống say xe, mùi thơm dễ chịu.

Tẩy giun

loại cây kì diệu này chứa nhiều tinh dầu geraniol và borneol – đây là thứ mà cơ thể rất cần để loại bỏ vi khuẩn, giun sán.

Mẹo với cây sả

chanh sả

Đuổi rắn bằng cây sả chanh

Nếu bạn là một người sợ rắn, mà quanh vườn bờ, bụi nhà bạn nhiều cây, tiền ẩn nguy cơ rắn bò vào nhà là rất cao. Mặt khác, cây sả có mùi chanh rất dễ chịu, là khắc tinh của loài rắn, vì thế bạn có thể tham khảo cách sau để tránh rắn bò vào nhà.

Trồng cây sả dọc theo hàng dào xungquanh nhà, cách này sẽ khiến rắn không dám bò vào nhà, vườn, bạn.

Sả đập dập, bỏ ở cửa ra vào, chỗ mà rắn có thể bò vào, để đuổng rắn.

Nấu một nồi nước sả, để nguôi rồi cho vào bình xịt, xịt khắp nhà, cách này giúp khử mùi đồng thời chống rắn bò vào nhà.

Cây sả đuổi muỗi

Cách dùng bình xịt, tinh dầu sả cũng có thể dùng để đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi rất tốt.

QUÝ KHÁCH MUA HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ

thuocbacsaithanh.com

thaoduoclyvan.com

Thuốc Bắc Sài Thành

  • Địa chỉ 1:  202/14 Hải Thượng Lãn Ông, P.14, Quận 5, TP. HCM
  • Địa chỉ 2:  400 Trần Hưng Đạo, P.11, Quận 5, TP. HCM
  • Hotline:    0939 714 275

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

BÀI 101: Bạch Cương Tằm – Công Dụng Dược Liệu Và Lưu Ý Khi Dùng

BÀI 93: CỦ TỎI VÀ CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN