Đậu rựa là thảo dược thường được chủ trị điều trị các bệnh như kiết lỵ, tiểu đường, bổ thận, tăng cường sức khoẻ,…
Tên khác: Đậu dao, Đậu kiếm, Đậu tiệp, Đậu rựa, Đậu mèo ngòi, Đậu mèo trắng, Phắc đáp (Tày)
Tên khoa học: Canavadia gladiata (Jacq) D.C
Họ: Fabaceae (Đậu)
Đặc điểm dược liệu
Mô tả
Đậu rựa là loài thân thảo, dây leo, có thể leo cao đến 10m. Thân tròn có khía dọc, lá kép 7 lá chét có cuống chung, xẽ rãnh ở trên, lá chét màu lục nhạt, hình trứng rộng, mềm và nhẵn. Lá kèm sớm rụng. Cụm hoa hình chum ở nách lá, dựng đứng, có cuống to, mang hoa ở một nửa trên. Hoa to màu trắng hay tím nhạt. Đài hình ống chia 2 môi. Cánh hoa có móng, nhị dính thành 1 bó mang 10 bao phấn màu vàng. Quả lớn, dẹt, hai mép song song, cong hình chữ S. Hạt 10-14, hình bầu dục dài dẹt màu đỏ. Cây ra hoa nhiều lứa từ tháng 6-9, có quả già từ tháng 10-12.
Phân bố, thu hái và chế biến
- Đậu rựa có nguồn gốc ở Ấn độ. Hiện được trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới
- Người ta dùng hạt làm thuốc: quả chín thu hái về, phơi khô lấy hạt, phơi hạt cho thật khô. Hạt dài 2,5-3cm, rộng 1,5-2cm, dày 1cm. Mặt ngoài bóng có những vết nhăn, mép có tề màu xám đen, dài 1,5-2mm, rộng 2mm.
Thành phần hoá học
Theo nghiên cứu, trong đậu rựa có chứa một số thành phần hoá học như sau:
- Hạt chứa khoảng 20% canavalin, một ít canavalin C5H12O3N4 (AXIT) men ureAZA. Hạt chưa chín chứa giberellin A21 và A22 (Quảng Châu thực vật đại từ điển, 1969, 255 và C.A. 1968, 68, 29.885g, C.A 1969. 71, 69500W)
- Trong hạt còn chứa chất gây vón hồng cầu với nồng độ 1:100.000
Vị thuốc đậu rựa
Tính vị
Vị đắng, chát, tính bình
Tác dụng dược lý
Với thành phần hoá học đa dạng, đậu rựa được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Hạt đậu rựa lần đầu tiên thấy ghi trong “Bản thảo cương mục” làm thuốc với tên đao đậu, “Bản thảo cương mục thập di” ghi rễ dùng làm thuốc với tên đao đậu căn. Theo tài liệu cũ, đậu rựa có vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh vị và thận, có tác dụng ôn trung, hạ khí.
Thường dùng chữa chứng hư hàn mà sinh nấc (nấc cụt). ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc. Có khi sao vàng tán bột. ngày dùng 5-6g, dùng nước chiêu uống.
Vỏ quả cũng được dùng làm thuốc (đạo đậu xác). Trong tài liệu cổ có ghi vỏ đậu rựa có vị đắng, chát, tính bình có tác dụng giáng khí, chỉ tả. dùng chữa nấc cụt, lỵ mãn tính. Ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ quả đậu rựa có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng ôn trung, hạ khí. Cây có một số tác dụng chính sau:
- Điều trị chứng chân tay lạnh do hư hàn
- Bồi bổ can thận
- Bồi bổ, phục hồi sức khỏe
- Điều trị kiết ly, đau bụng đi ngoài
Liều dùng:
Dùng bồi bổ can thận, tăng cường sức khỏe: Dùng hạt đậu rựa (đậu đao) khô 10-15g sắc nước hoặc tán bột uống hàng ngày.
Dùng điều trị đi ngoài, kiết lỵ: Dùng quả non luộc ăn hàng ngày.
Bài thuốc từ dược liệu đậu rựa
Bồi bổ can thận, tăng cường sức khỏe
Đậu rựa được chứng minh là có tác dụng ôn trung, hạ khí nên thích hợp dùng để bồi bổ can thận và phục hồi sức khoẻ. Cách thực hiện như sau: Lấy 10-15g hạt đậu rựa khô, đem sắc nước hoặc tán bột uống hàng ngày.
Hỗ trợ bệnh tiểu đường
Dược liệu được các chuyên gia đông y đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nên được nhiều người áp dụng. Cách áp dụng bài thuốc này như sau: Lấy 800g đậu rựa thêm 50g cải bẹ, gừng tươi, dầu vừng hoặc dầu lạc cùng với gia vị. Đun sôi dầu rồi cho đậu vào xào trước, sau đó cho cải bẹ vào xào chín cùng gia vị. Ăn như món ăn hàng ngày, sẽ giúp phòng và chống bệnh tiểu đường hiệu quả.
Chữa chứng hư hàn sinh nấc (nấc cụt)
Hư hàn là tình trạng dương khí bị thiếu hụt, dẫn đến nấc. Để bổ sung những thiếu hụt này, lấy 9 – 15g đậu rựa dưới dạng thuốc sắc hoặc sao vàng tán bột. Mỗi ngày dùng từ 5 – 6g và dùng làm nước chiêu để uống.
Điều trị đi ngoài, kiết lỵ từ cây đậu rựa
Đậu rựa là dược liệu giúp cầm tiêu chảy, điều trị kiết lỵ hiệu quả thường được dùng tronng đông y. Cách thực hiện bài thuốc này cũng khá đơn giản: Lấy quả đậu rựa non, đem luộc ăn hàng ngày.
Lưu ý khi dùng cây đậu rựa chữa bệnh
Mặc dù cây đậu rựa có tác dụng chữa bệnh hiệu quả và đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì trong quá trình áp dụng nhưng không có nghĩa là lạm dụng loài dược liệu này. Mỗi ngày không nên dùng quá 15gr đậu rựa bởi có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá. Tốt nhất người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền trước khi tự áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ đậu rựa tại nhà.
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây đậu rựa. Có thể nói, những bài thuốc này sử dụng khá phổ biến trong dân gian, tuy nhiên, nó cũng chỉ mang tính chất tham khảo vì chưa có cơ sở khoa học. Người bệnh cần cẩn trọng khi áp dụng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông Trùng Hạ Thảo và 5 tác dụng tuyệt vời với cơ thể
– Truyền thuyết về loài nhân sâm “biết đi”
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10