Đại phúc bì là tên gọi của vỏ quả cau, ít ai biết rằng loại vỏ này lại mang những công dụng điều trị bệnh tuyệt vời, đặc biệt là bệnh về dạ dày.
Tên khác: Đại phúc tân lang (Đồ Kinh Bản Thảo), Trư tân lang (Bản Thảo Cương Mục), Phúc bì, Thảo đông sàng (Hòa Hán Dược Khảo), Đại phúc nhung (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Pericarpium Arecae.
Đặc điểm dược liệu
Mô tả
Đại phúc bì là vỏ ngoài và vỏ giữa phơi khô của trái cau. Cau là loài cây khá quen thuộc với thân trụ thẳng đứng, đường kính 10- 15cm. Toàn thân không có lá, không có cành. Ở ngọn có một chùm lá rộng to, xẻ lông chim, hoa cái to hơn. Quả hạch, hình trứng. Hạt hơi hình nón cụt.
Phân bố
Cây cau được trồng ở khắp nơi trong nước ta, nhất là vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
Bộ phận dùng, thu hái – chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ quả đã bỏ vỏ xanh phơi hay sấy khô
Thu hái: Được thu hái vào mùa đông đến mùa xuân năm sau.
Chế biến: Đại phúc bì loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn, làm khô. Đại phúc mao loại bỏ tạp chất, rửa sạch, làm khô.
Bảo quản: Để nơi khô.
Thành phần hoá học
Đại phúc bì có alcaloid giống hạt cau như: arecolin, arecaidin, guvacolin…nhưng với hàm lượng thấp hơn. Những hoạt chất này được đánh giá là có lợi đối với sức khoẻ.
Vị thuốc đại phúc bì
Tính vị, quy kinh
Vị cay, tính vi ôn. Vào các kinh tỳ vị, đại trường, tiểu trường.
Công dụng
Theo nghiên cứu, đại phúc bì có một số công dụng chủ yếu sau: Hạ khí, khoan trung, hành thủy, tiêu thũng, chủ trị thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thủy thũng, cước khí phù thũng.
Cách dùng và liều dùng
Ngày dùng 4,5 – 9g, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc từ đại phúc bì
Trị cước khí phù thũng
Phù thũng là tình trạng tích nước tại các mô trong cơ thể gây ra tình trạng sưng, cước, khiến người bệnh đau đớn. Để điều trị căn bệnh này, cần áp dụng bài thuốc như sau: Đại phúc bì 9g, Mộc qua 9g, Tử tô tử 6g, Tân lang 9g, Kinh giới tuệ 6g, Ô dước 6g, Trần bì 6g, Tử tô diệp 6g, Lai phục tử 9g, Trầm hương 5 phân, Tang bạch bì 3 chỉ, Chỉ xác 6g, Sinh khương 6g sắc uống (Đại Phúc Bì Tán – Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
Trị chứng chảy nước mũi thường xuyên
Người bệnh có thể chảy nhiều nước mũi do cảm lạnh, cúm. Để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, người bệnh có thể lấy bột đại phúc bì để rửa mũi hằng ngày.
Trị phù thũng
Phù thủng là tình trạng sưng các tế bào dưới da, căng da. Khi gặp tình trạng này, người bệnh áp dụng bài thuốc sau: Đại phúc bì, Bạch truật, Phục linh, Xa tiền tử, Mộc qua, Tang bạch bì, Ngũ gia bì, Trư linh, Trạch tả, Ý dĩ nhân, Lễ ngư, các vị bằng nhau, nếu suy nhược quá thêm Nhân sâm (Kinh Nghiệm Dân Gian) sau đó sắc nước uống.
Trị thủy trướng ứ nước bí đầy và có thai phù thũng
Đây là bài thuốc dựa theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh có thể tham khảo: Dùng vỏ quả cau, vỏ cây chân chim, vỏ Khủ khởi (Địa cốt bì), vỏ gừng sống, mỗi thứ 6g sắc uống.
Giảm chướng, đầy bụng
Đây là bài thuốc được các chuyên gia đông y đánh giá khá cao. Người bệnh có thể an tâm áp dụng bài thuốc này khi gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Có thể áp dụng theo các cách sau:
- Bài 1: Bột nhất gia giảm chính khí: Người bệnh kết hợp các dược liệu sau: đại phúc bì, hạnh nhân, thần khúc, mầm mạch mỗi vị 12g; hoắc hương chi 8g, hậu phác 8g, phục linh bì 16g, trần bì 6g, nhân trần 16g. Sắc uống.
- Bài 2: Hoàng cầm hoạt thạch thang: Người bệnh nên kết hợp các dược liệu: hoàng cầm, hoạt thạch, phục linh bì, trư linh mỗi vị 12g; đại phúc bì 8g, thông thảo 6g bạch đậu khấu 6g (cho sau). Sắc uống. Chữa thấp nhiệt nung nấu phát sốt, mình nóng, ra mồ hôi đỡ sốt, sau đó lại sốt, rêu lưỡi vàng nhạt mà trơn, mạch hoãn.
Giảm tiểu tiện khó, chân sưng phù
Khi gặp 2 tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dưới đây:
- Bài 1: Thuốc sắc ngũ bì: vỏ rễ dâu, vỏ quả cau, vỏ gừng mỗi vị 12g; trần bì 8g, phục linh bì 8g đem sắc uống. Chữa phù thũng, bụng trướng, tiểu tiện không lợi.
- Bài 2: Ngũ bì tán: tang bạch bì, sinh khương bì, đại phúc bì, địa cốt bì, trần bì liều lượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần dùng 10 – 12g, uống với nước ấm. Tác dụng kiện tỳ, hóa thấp, lý khí tiêu phù. Trị viêm thận, viêm gan cổ trướng, mề đay.
- Bài 3: Bột đại phúc bì: đại phúc bì, tang bạch bì, cau, lai phục tử, mộc qua mỗi vị 12g; hạt tía tô, kinh giới tuệ, chỉ xác, gừng sống, ô dược, trần bì mỗi vị 8g; trầm hương 2g. Sắc uống. Trị cước khí, chân sưng phù.
- Bài 4: vỏ quả cau, vỏ quýt, vỏ rễ dâu, vỏ củ gừng mỗi loại 12g. Sắc uống trong ngày. Chữa phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, đái ít.
Lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ đại phúc bì
Đại phúc bì khá an toàn và lành tính, tuy nhiên người bệnh cũng cần phải cẩn trọng khi sử dụng. Những người có bệnh hư không có thấp nhiệt không nên dùng để tránh gặp phải các tác dụng phụ. Ngoài ra, các bài thuốc kể trên không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên cần phải áp dụng các phương pháp điều trị khác. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh
Thuocbacsaithanh
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– 1001 mánh khóe làm giả đông trùng hạ thảo
– Đông trùng hạ thảo bổ phế thận, tráng dương khí
Bài Viết Liên Quan
BÀI 1268 – Gừng: Vị thuốc, gia vị tốt cho dạ dày
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn [...]
Th10
BÀI 1267 – Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?
Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ gừng (Zigiberaceae) là cây thuốc nam được trồng hầu như [...]
Th10
BÀI 1266 – 9 tác dụng của atiso và lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe
Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon [...]
Th10