BÀI 1012 – Hồng hoa: Vị thuốc quý chữa bệnh phụ nữ và cách dùng hiệu quả

Hồng hoa là vị thuốc quý có công dụng phá ứ, tán huyết mạnh, chuyên dùng để chữa bệnh phụ nữ. Dược liệu thường có mặt trong các bài thuốc chữa tắc kinh, bế kinh, đau quặn bụng (do ứ huyết), trị rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều. 

Hồng hoa khác với hoa hồng, chị em cần phân biệt, đồng thời hiểu rõ tác dụng và cách dùng hồng hoa khi mua về sử dụng. 

Hồng hoa

Tìm hiểu hồng hoa – thuốc quý cho phụ nữ

Hồng hoa (Safflower) thuộc họ Cúc, tên khoa học Flos Carthami tinctorii. Đây là một loài hoa đẹp, có nguồn gốc từ Tây Tạng. Được xem là “cứu tinh” cho sức khỏe phụ nữ vì giải quyết dứt điểm các vấn đề thầm kín.

Đặc điểm của hồng hoa

Cây hồng hoa là thực vật thân thảo, cao 0.6m – 1m. Thân cây không có lông, nhẵn, mọc thẳng, phía trên có phân cành. Trên thân có vạch dọc. 

Lá hầu như không có bẹ và cuống, mọc so le với nhau, kích thước nhỏ. Mép lá có răng cưa, đầu lá có chóp nhọn. Mặt lá trơn, màu xanh sẫm, chính giữa có gân lồi cao.

Hoa mọc thành cụm, màu đỏ cam. Cụm hoa hình cầu, gồm nhiều hoa nhỏ gộp lại với nhau. Hoa có ống dài hình tên, ở giữa là hoa cái có nhụy vàng, phần trên của hoa có 5 cánh đỏ.

hoa hồng hoa

Hoa có màu vàng cam khi mới nở, sau đó chuyển dần sang màu đỏ. Các sợi hồng hoa nhìn giống như nhụy hoa nghệ Tây (Saffron) nhưng hơi vụn và có màu sắc tươi tắn hơn (đỏ tươi thay vì đỏ sẫm như Saffron).

dược liệu hồng hoa

Quả có hình trứng. Quả bế, có 4 cạnh lồi. Tháng 7 – 9 là mùa ra quả.

Phân bố cây hồng hoa

Hồng hoa Tây Tạng là giống tốt và quý nhất. Thảo dược được trồng tại các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Ai Cập, Nhật, Pháp,…

Ở Trung Quốc, hồng hoa trồng ở vùng An Huy, Hà Nam, Tứ Xuyên là giống tốt nhất. Giống cây tốt nhì là ở Vân Nam.

Ở Việt Nam, trước đây nó phân bố nhiều tại Hà Giang. Hiện nay, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc cũng có trồng cây thuốc này.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng làm thuốc là những cánh hoa phơi khô.

Thu hái

Người ta sẽ thu hái cánh hoa khi chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất. Đó là vào đầu mùa hè, khi hoa từ màu vàng chuyển sang màu đỏ. 

Chế biến

Theo Trung y (Y học Trung Hoa): Dược liệu sau khi hái về, dùng cánh bỏ đài. Có thể phơi khô hoặc giã nát, vắt thành miếng bánh, sau đó phơi khô để sử dụng. Loại chỉ phơi khô, không đóng bánh gọi là tán hồng hoa. Loại vắt thành miếng bánh rồi phơi khô được gọi là tiền bính. 

Theo Việt Nam: Có thể đem hồng hoa tẩm rượu rồi sao lên để sử dụng, hoặc chỉ phơi khô, trực tiếp lấy sắc thuốc.

Bảo quản

Do dễ hút ẩm nên dược liệu dễ mốc, vón cục và đổi màu. Cần cất giữ vị thuốc trong lọ có lót hút ẩm, đậy nắp kín. Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo. 

Tác dụng chữa bệnh của hồng hoa

Hồng hoa là dược liệu có tính ấm, vị cay, giúp tán ứ, chỉ huyết, nuôi dưỡng máu, thúc đẩy máu lưu thông khi sử dụng với liều thấp. Dược liệu có công dụng phá ứ mạnh khi dùng với liều cao. Cụ thể, hồng hoa có một số tác dụng chữa bệnh như:

Theo sách Khai bảo bản thảo: 

  • Chủ sản hậu huyết vận (băng huyết sau sinh)
  • Cấm khẩu
  • Cơn đau thắt
  • Máu xấu không ra hết
  • Thai chết lưu

Theo Bản thảo kinh sơ: 

  • Hành huyết
  • Thai chết trong bụng
  • Trục được thai ra
  • Bụng đau quặn do máu xấu không ra hết
  • Đau bụng

Theo Bản thảo hội ngôn:

  • Phá huyết
  • Hòa huyết
  • Phá huyết
  • Bụng rốn đau
  • Hôn mê không nói được

Theo sách Dược phẩm hóa nghĩa: 

  • Vừa bổ vừa tả, thông lợi kinh mạch và khí dược trong huyết
  • Thông kinh bế khi dùng chung với nhục quế
  • Trục ứ huyết khi dùng với tô mộc
  • Khiến huyết tẩu tán
  • Làm cho khí huyết điều hòa, giúp giải tà nhiệt ở tâm khi dùng 2 – 3 phân
  • Khi dùng 7 – 8 phân giúp sơ can, đại bổ huyết hư, khí trợ huyết hải
  • Hoạt huyết, chữa đau toàn thân hoặc ngực bụng đau khi dùng với quy thược.

Bài thuốc trị bệnh có hồng hoa

Hoạt huyết thông kinh, trị đau bụng kinh, huyết hôi sau đẻ

Bài 1: Xuyên khung 4g, hồng hoa 6g, diên hồ sách 12g, hương phụ 12g, đương quy 12g. Trước khi thấy kinh, ngâm rượu hoặc sắc thuốc để uống. Bài thuốc này có tác dụng trị đau bụng kinh.

Bài 2: Hồng hoa 4g, quả sơn tra 20g, ích mẫu thảo 20g, đường đỏ. Đem các dược liệu sắc thuốc uống, trị huyết hôi không ra hết sau đẻ.

Chị em kinh nguyệt không đều do huyết hư huyết ứ

Bài thuốc: 4g hồng hoa, 12g đương quy, 15g đan sâm, 100g gạo nếp.

Đem các vị thuốc sắc thuốc, bỏ bã, chắt lấy nước. Vo sạch gạo, đem nấu cháo. Cho thuốc vào khi cháo chín, nấu vừa ăn. Dùng lúc đói.

Trị kinh nguyệt kéo dài sau kỳ, kinh ít, sẫm màu, có huyết khối, đau vú, đau tức ngực

Gạo nếp 60g, hương phụ 18g, hồng hoa 12g.

Đem các vị thuốc sắc lấy nước. Vo gạo, nấu cháo. Cho thuốc vào khi cháo chín, nấu vừa ăn. Ăn trước kỳ kinh. Ngày ăn 1 lần khi đói. 

Dùng cho người huyết hư thiếu máu

Chuẩn bị 10g hồng hoa, 50g đậu đen, 8g gừng tươi.

Gừng tươi, hồng hoa gói trong vải xô. Đem các nguyên liệu nấu chín, vớt gói bã thuốc bỏ đi. Thêm muối và nêm nếm gia vị. Ăn 1 lần/ngày. Dùng 10 ngày liên tục.

công dụng của hồng hoa

Trừ ứ khi bị đánh chấn thương; té ngã, sưng đỏ đau

Bài 1: Đại hoàng 8g, hồng hoa 12g, sài hồ 12g, đào nhân 12g, đương quy 12g. Sắc cùng rượu loãng để uống.

Bài 2: Hồng hoa 250g, quy vĩ (đương quy) 250g, đào nhân 250g, chi tử 500g. Đem các vị thuốc tán thành bột mịn chung với nhau. Cho bột mì vào khuấy hồ với giấm. Dùng để đắp lên vết thương.

Trị đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, đau quặn bụng, đau bụng kinh

Lấy ngưu tất 10g, xuyên khung 10g, hồng hoa 10g.

Ngâm các dược liệu cùng với 0.5 lít rượu trắng trong vòng 7 ngày. Uống trước bữa khoảng 15 – 30 phút, vào buổi sáng và buổi chiều. Mỗi lần sử dụng tối đa 15ml. 

Lưu ý khi sử dụng dược liệu hồng hoa

  • Do có tính phá ứ mạnh, nên dùng với liều thấp, từ 4 – 12g/ngày.
  • Không sử dụng vị thuốc cho phụ nữ có thai.
  • Cần thận trọng khi sử dụng cho đối tượng bị nóng trong người.
  • Nên pha một chút đồng tiện (nước tiểu trẻ con) với hồng hoa để giải độc, tiêu tan sưng tấy, trị ứ huyết đau bụng (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
  • Vị thuốc này kỵ trầm hương và xạ hương.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông Trùng Hạ Thảo và 5 tác dụng tuyệt vời với cơ thể
– Truyền thuyết về loài nhân sâm “biết đi”