BÀI 1009 – Sâm đại hành: Vị thuốc bổ máu, dưỡng huyết và lưu ý cách dùng

Sâm đại hành là củ của cây sâm đại hành, được mệnh danh là nhân sâm đỏ. Vị thuốc bổ có tác dụng an thần, bổ máu, dưỡng huyết, chữa hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi và nhiều công dụng khác.

Tổng quan về cây sâm đại hành

Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa), còn gọi là tỏi đỏ, tỏi lào, hành đỏ, sâm hành, củ hành sâm, phong nhạn, hành lào, thuộc họ Diên vĩ. 

Mô tả

Sâm đại hành là thực vật thân thảo, có hoa, sống lâu năm, cao trung bình từ 30 – 60cm. Lá cây sâm hành hình mũi mác dài, trên lá có các gân chạy song song nhau, có bẹ ôm sát thân cây. Lá tập trung nhiều ở gốc. 

Phần thân cây phình ra, rất giống củ hành tím. Bên ngoài có vảy màu đỏ nâu hoặc màu hồng. Củ sâm hành có độ dài khoảng 4 – 5 cm và có đường kính khoảng 2 – 3 cm. Đây chính là phần quan trọng dùng để làm thuốc trị bệnh hiệu quả. 

Hoa mọc thành chùm, có 3 cánh, hoa mọc màu vàng nhạt và trắng. Thường trổ bông vào tháng 4-6, quả có nhưng rất hiếm khi thấy. 

Nguồn gốc và phân bố

Nguồn gốcSâm hành có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Sau đó du nhập vào Việt Nam và chủ yếu xuất hiện ở các nơi có nhiều ánh sáng và ẩm ướt. Vì cây phát triển ở nơi ẩm ướt nên vào mùa khô cây sẽ bị lụi tàn.

Phân bố: Dược liệu được tập trung chủ yếu ở các khu vực miền Bắc như: Hà Nội, Hòa Bình và một số tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An,… Ngoài ra nó còn xuất hiện ở các nước nhiệt đới như Lào, Philippines, Indonesia,… 

Bộ phận dùng: 

Bộ phận sử dụng làm thuốc chủ yếu từ củ của cây. 

Thu hái, chế biến: 

Cây sâm đại hành phát triển từ 1-2 năm. Vào mùa Đông, người ta lấy củ về rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài và thái dọc sau đó đem đi phơi khô. Người bệnh có thể sử dụng khô hoặc tươi đều được, phơi sấy khô để dùng làm thuốc. Đồng thời người bệnh cũng có thể ngâm rượu hoặc nghiền nát thành bột để dùng. 

Sâm đại hành khô hoặc bột nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bị ẩm ướt. 

Tính vị, quy kinh:

  • Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính ấm.
  • Quy kinh: Can, Thận và Phế.

Thành phần hóa học trong củ sâm đại hành

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong sâm hành có chứa các hoạt chất chính: Isoeleutherin, Eleutherol,  Eleutherin và một số chất khác. 

Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn cao với một số loài vi khuẩn như: Streptococcus hemolyticus, Staphylococcus aureus, Bacillus mycoides, Diplococcus pneumonia,… Bên cạnh đó, nó còn có khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn trên làn da bị bỏng, tuy nhiên nó không có tác dụng làm liền sẹo. 

Công dụng của vị thuốc Sâm đại hành

Theo Đông y, củ hành sâm có tính ấm, vị hơi ngọt nhạt với nhiều tác dụng hiệu quả. Một số công dụng nổi bật của củ sâm hành như:

  • Giúp bổ máu, dưỡng huyết.
  • Điều hòa kinh nguyệt, băng huyết.
  • Điều trị các bệnh viêm trực tràng, rối loạn tiêu hóa.
  • Chữa viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, viêm phế quản, hen suyễn.
  • Chữa bệnh ho lao, ho ra máu.
  • Chữa các vết thương do côn trùng cắn, bệnh ngoài da như á sừng, tổ đỉa, vẩy nến.
  • Tác dụng an thần, chữa mất ngủ, giảm căng thẳng.
  • Giúp lợi tiểu. 
  • Chữa thiếu máu, choáng váng, vàng da, mệt mỏi, hoa mắt, nhức đầu.
  • Chữa các bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Sang thương ứ huyết.
  • Điều trị khó ăn, kén ăn.

Củ hành sâm theo y học hiện đại có công dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus mycoides,… Do đó, các bài thuốc từ củ sâm hành có tác dụng điều trị các bệnh đường hô hấp, giúp an thần, chữa mất ngủ và hỗ trợ tiêu hóa. 

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng: Vị thuốc này được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc bột, sắc nước uống, chế biến thành viên, ngâm với rượu hoặc nấu cao, ngoài ra còn sử dụng làm thuốc đắp ở ngoài da. 

Liều lượng: Dùng khô hoặc tươi với liều lượng như sau: 

  • Sâm đại hành khô: 4-15g/ngày. 
  • Sâm đại hành tươi: 10-30g/ngày. 
Củ sâm hành

Nấu nước sâm đại hành:

Chuẩn bị: Củ hành sâm khô 10-15g (trẻ nhỏ dùng 5-7g).

Cách làm: Nấu với 1 lít nước, khi nước rút còn 300ml thì tắt bếp. Ngày uống hai lần, nên sử dụng 15 phút trước các bữa ăn chính. 

Ngâm rượu sâm đại hành bổ máu:

Chuẩn bị: 1 kg củ sâm hành, 6 lít rượu trắng. 

Cách ngâm rượu: Rửa sạch sâm hành sau đó ngâm trong vòng 15 ngày là có thể lấy ra thưởng thức. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 30ml, uống trước các bữa ăn chính và sử dụng trong vòng 1 tháng. 

Một số bài thuốc từ sâm đại hành

Theo Đông y, có rất nhiều cách sử dụng sâm đại hành. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng đúng thuốc, chữa đúng bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:

Bài thuốc chữa mất ngủ, thiếu máu

Những người bị mất ngủ triền miên, thiếu máu, da dẻ xanh xao, làm cho cơ thể bị suy nhược, thiếu sức sống. Sau đây sẽ là bài thuốc trị bệnh hiệu quả.

Chuẩn bị: Sâm hành 30g, đan sâm 30g, cây lạc tiên 20g, cây cỏ máu 20g. 

Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, đem nấu chung các thảo dược với nhau. Sử dụng bài thuốc đều đặn mỗi ngày 3 lần sẽ cho tác dụng hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có thể nấu thành cao để sử dụng dần. 

Sâm đại hành trị thiếu máu

Bài thuốc chữa viêm họng, viêm phổi, sưng amidan

Viêm họng, viêm phổi, sưng amidan lâu ngày không khỏi không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm tăng khả năng các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, khiến sức khỏe suy yếu. Lúc này, sâm đại hành chính là giải pháp thích hợp.

Bài thuốc được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 15g củ sâm hành khô, sài đất, mạch môn, rễ cau, bách bộ, cỏ nhọ nồi, tất cả 12g. 

Cách làm: Đem tất cả các thảo dược rửa sạch, nấu uống hằng này. Sử dụng đều đặn cho tới khi bệnh được thuyên giảm. 

Bài thuốc chữa mụn nhọt sưng tấy

Dược liệu có tính kháng khuẩn cao nên dùng để chữa các mụn nhọt, sưng tấy có công dụng rất hiệu quả. Bài thuốc được thực hiện như sau

Chuẩn bị: 4g củ sâm hành, 16 các vị bồ công anh, bông trang, cây sài đất, đơn tướng quân (lá đơn đỏ). 

Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó đem tất cả nấu với nước. Sử dụng ngày 1 lần. Thực hiện đều đặn tới khi các mụn nhọt, sưng tấy biến mất thì dừng lại. 

Rượu bổ huyết trị tê thấp

Những người bệnh bị sưng khớp, tê thấp có thể dùng dược liệu làm bài thuốc như sau

Chuẩn bị: 50g các vị sâm đại hành, bạch chỉ, cốt toái bổ, cẩu tích, thổ phục linh, đương quy, độc hoạt, 2 lít rượu. 

Cách làm: Làm sạch các vị thuốc, sau đó cho vào bình ngâm rượu, chiết ra uống dần. 

Kết hợp uống trong, đắp ngoài bằng cách nấu chín củ sâm hành, pha với một ít rượu, đợi hỗn hợp bớt nóng rồi cho vào khăn mỏng đắp lên vùng bị tê thấp hoặc xương khớp bị sưng. Làm đều đặn mỗi ngày các triệu chứng đau xương khớp sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Bài thuốc chữa thiếu máu, sa trực tràng

Để chữa bệnh thiếu máu, sa trực tràng thực hiện bài thuốc sau để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn

Chuẩn bị: 15g sâm đại hành, 15g hoàng kỳ, 6g xuyên khung, 15g đẳng sâm.

Cách làm: Đem các vị thuốc rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày. Sử dụng đều đặn sẽ thấy kết quả tốt lên. 

Lưu ý khi sử dụng

  • Tác dụng của sâm đại hành tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người, nên kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả. 
  • Dược liệu không gây độc cũng như tác dụng phụ, tuy nhiên nên tham khảo kinh nghiệm từ người đi trước để dùng có hiệu quả. 
  • Không nên sử cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. 
  • Những người đang sử dụng thuốc Tây mà muốn dùng sâm đại hành thì nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng. 

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM
0939 714 275
tiemthuocbacsaithanh

Thuocbacsaithanh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 Một số món ăn bồi bổ sức khỏe có sâm cao ly
– Mùa hè có nên uống nhân sâm?